ASEAN đẩy nhanh thành lập cộng đồng kinh tế
Các nước ASEAN sẽ đẩy nhanh tiến trình thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015
Các nước ASEAN sẽ phát triển thị trường vốn, tự do hóa dịch vụ tài chính và tài khoản vốn, đẩy mạnh hợp tác tài chính nội khối, đẩy nhanh tiến trình thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 thay cho năm 2020 như kế hoạch trước.
Đó là những nội dung chính của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 11 vừa diễn ra tại tỉnh Chiềng Mai, Thái Lan.
Tại hội nghị, các nước ASEAN đã thống nhất những nội dung trên, đồng thời tìm kiếm các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong khối, ngăn cản dòng vốn chảy ra ngoài khối và tập trung đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trong ASEAN.
Ngăn chặn “vết xe đổ” khủng hoảng tài chính
Một trong những chủ đề được các bộ trưởng tài chính quan tâm là tìm các biện pháp ngăn chặn bất kỳ sự lặp lại nào của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998 làm cho khu vực bị “chấn thương" trong nhiều năm sau đó và đẩy mạnh hợp tác trong khối nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế lâu dài. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm thị trường chứng khoán, tài chính, tiền tệ và mở cửa thị trường.
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Chalongphob Susangkarn tin rằng kế hoạch phát triển vùng ASEAN thành một AEC vào năm 2015 sẽ thành công nếu kinh tế của các nước thành viên có sự ổn định lâu dài.
Trước đó, các quan chức tài chính của ASEAN và đại diện các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (ASEAN + 3) đã đồng ý phát triển Sáng kiến Chiang Mai (CMI) thành một thỏa thuận mang tính đa phương nhằm tăng cường vị thế tài chính của các nước thành viên.
CMI được ASEAN + 3 thiết lập vào năm 2000 nhằm tránh nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Theo sáng kiến này, một nước thuộc ASEAN + 3 khi gặp khủng hoảng có thể mượn ngoại tệ (thường là USD) của một nước khác để củng cố nguồn dự trữ của mình cho đến khi khủng hoảng qua đi. Trước đó, sáng kiến này chỉ mới dừng lại ở phạm vi song phương.
Theo thỏa thuận mang tính đa phương mới nói trên, mỗi thành viên sẽ đóng góp phần ngoại tệ dự trữ thặng dư vào trong một quỹ chung được thành lập để theo dõi sự lưu thông của các đồng tiền trong vùng, qua đó bảo đảm chúng sẽ không bị tác động bởi sự dao động của thị trường tiền tệ.
Sau đó, một cơ quan sẽ được thành lập để quản lý các nguồn dự trữ ngoại tệ, qua đó đạt được mục tiêu cuối cùng là sự ra đời của một Quỹ tiền tệ châu Á nhằm bảo vệ các nền kinh tế trước những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Đề xuất này sẽ được đưa ra thông qua tại cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 ở Kyoto, Nhật Bản vào ngày 5/5 tới.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của ASEAN lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế các nước ASEAN đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, sau 10 năm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-2007).
Tuy nhiên, ngày 5/4, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã lên tiếng cảnh báo những thách thức của kinh tế khu vực. Báo cáo với tiêu đề "Cập nhật thông tin về Đông Á và Thái Bình Dương" của WB nhấn mạnh cùng lúc khu vực này kỷ niệm một thập kỷ phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, nhiều thách thức mới lại xuất hiện.
Những thách thức này có thể kìm hãm phát triển kinh tế nếu không được xử lý một cách đúng đắn. Đó là sự phát triển mất cân đối, ô nhiễm môi trường, thặng dư thương mại quá cao...
Thành lập AEC sớm hơn 5 năm
Ngay từ tháng 1 năm nay, các Nguyên thủ quốc gia ASEAN đã quyết định đẩy nhanh thời gian thiết lập AEC vào năm 2015 thay vì vào năm 2020, theo đó AEC sẽ trở thành một thị trường chung cho các dòng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao động nội khối và tự do hoá hơn các luồng vốn trong khu vực.
Các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã nhất trí sẽ rà soát lại toàn bộ các lộ trình hội nhập về thị trường vốn, dịch vụ tài chính, tài khoản vốn và hợp tác tiền tệ để đảm bảo rằng các lộ trình này đạt được mục tiêu của AEC.
Từ 10 năm qua, các nước ASEAN đã nỗ lực duy trì sự ổn định tài chính khu vực. Đối với thị trường vốn, ngoài những chương trình nhằm phát triển sâu rộng thị trường của từng nước thành viên, ASEAN tiến tới sự hợp tác ở cấp độ khu vực nhằm mục tiêu biến ASEAN là một khu vực đầu tư cạnh tranh, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài khối.
Trước mắt, ASEAN sẽ triển khai thực hiện kết nối thông tin giữa các thị trường trái phiếu, sau đó sẽ tiến tới kết nối về giao dịch và thanh toán. Ngoài ra, để góp phần giải quyết vấn đề huy động vốn cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN nhất trí giao cho Nhóm chuyên viên nghiên cứu tính khả thi của việc thiết lập một cơ chế huy động vốn cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
ASEAN ước tính hiện có khoảng 80 tỷ USD tiền mặt sẵn sàng đầu tư cho nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước thành viên.
Các bộ trưởng tài chính các nước thành viên ASEAN đã đồng ý thiết lập các quỹ dự trữ song phương và cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương giữa các quốc gia thành viên theo Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu ASEAN.
Tuy nhiên, việc thành lập các quỹ song phương, có thể được mở rộng thành các quỹ đa phương, vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết và được các bộ trưởng ASEAN cùng nhất trí thông qua, mà phải chờ tới Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra cuối năm nay ở Singapore và Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính ASEAN năm 2008 tổ chức tại Việt Nam.
Đó là những nội dung chính của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 11 vừa diễn ra tại tỉnh Chiềng Mai, Thái Lan.
Tại hội nghị, các nước ASEAN đã thống nhất những nội dung trên, đồng thời tìm kiếm các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong khối, ngăn cản dòng vốn chảy ra ngoài khối và tập trung đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trong ASEAN.
Ngăn chặn “vết xe đổ” khủng hoảng tài chính
Một trong những chủ đề được các bộ trưởng tài chính quan tâm là tìm các biện pháp ngăn chặn bất kỳ sự lặp lại nào của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998 làm cho khu vực bị “chấn thương" trong nhiều năm sau đó và đẩy mạnh hợp tác trong khối nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế lâu dài. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm thị trường chứng khoán, tài chính, tiền tệ và mở cửa thị trường.
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Chalongphob Susangkarn tin rằng kế hoạch phát triển vùng ASEAN thành một AEC vào năm 2015 sẽ thành công nếu kinh tế của các nước thành viên có sự ổn định lâu dài.
Trước đó, các quan chức tài chính của ASEAN và đại diện các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (ASEAN + 3) đã đồng ý phát triển Sáng kiến Chiang Mai (CMI) thành một thỏa thuận mang tính đa phương nhằm tăng cường vị thế tài chính của các nước thành viên.
CMI được ASEAN + 3 thiết lập vào năm 2000 nhằm tránh nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Theo sáng kiến này, một nước thuộc ASEAN + 3 khi gặp khủng hoảng có thể mượn ngoại tệ (thường là USD) của một nước khác để củng cố nguồn dự trữ của mình cho đến khi khủng hoảng qua đi. Trước đó, sáng kiến này chỉ mới dừng lại ở phạm vi song phương.
Theo thỏa thuận mang tính đa phương mới nói trên, mỗi thành viên sẽ đóng góp phần ngoại tệ dự trữ thặng dư vào trong một quỹ chung được thành lập để theo dõi sự lưu thông của các đồng tiền trong vùng, qua đó bảo đảm chúng sẽ không bị tác động bởi sự dao động của thị trường tiền tệ.
Sau đó, một cơ quan sẽ được thành lập để quản lý các nguồn dự trữ ngoại tệ, qua đó đạt được mục tiêu cuối cùng là sự ra đời của một Quỹ tiền tệ châu Á nhằm bảo vệ các nền kinh tế trước những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Đề xuất này sẽ được đưa ra thông qua tại cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 ở Kyoto, Nhật Bản vào ngày 5/5 tới.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của ASEAN lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế các nước ASEAN đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, sau 10 năm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-2007).
Tuy nhiên, ngày 5/4, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã lên tiếng cảnh báo những thách thức của kinh tế khu vực. Báo cáo với tiêu đề "Cập nhật thông tin về Đông Á và Thái Bình Dương" của WB nhấn mạnh cùng lúc khu vực này kỷ niệm một thập kỷ phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, nhiều thách thức mới lại xuất hiện.
Những thách thức này có thể kìm hãm phát triển kinh tế nếu không được xử lý một cách đúng đắn. Đó là sự phát triển mất cân đối, ô nhiễm môi trường, thặng dư thương mại quá cao...
Thành lập AEC sớm hơn 5 năm
Ngay từ tháng 1 năm nay, các Nguyên thủ quốc gia ASEAN đã quyết định đẩy nhanh thời gian thiết lập AEC vào năm 2015 thay vì vào năm 2020, theo đó AEC sẽ trở thành một thị trường chung cho các dòng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao động nội khối và tự do hoá hơn các luồng vốn trong khu vực.
Các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã nhất trí sẽ rà soát lại toàn bộ các lộ trình hội nhập về thị trường vốn, dịch vụ tài chính, tài khoản vốn và hợp tác tiền tệ để đảm bảo rằng các lộ trình này đạt được mục tiêu của AEC.
Từ 10 năm qua, các nước ASEAN đã nỗ lực duy trì sự ổn định tài chính khu vực. Đối với thị trường vốn, ngoài những chương trình nhằm phát triển sâu rộng thị trường của từng nước thành viên, ASEAN tiến tới sự hợp tác ở cấp độ khu vực nhằm mục tiêu biến ASEAN là một khu vực đầu tư cạnh tranh, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài khối.
Trước mắt, ASEAN sẽ triển khai thực hiện kết nối thông tin giữa các thị trường trái phiếu, sau đó sẽ tiến tới kết nối về giao dịch và thanh toán. Ngoài ra, để góp phần giải quyết vấn đề huy động vốn cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN nhất trí giao cho Nhóm chuyên viên nghiên cứu tính khả thi của việc thiết lập một cơ chế huy động vốn cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
ASEAN ước tính hiện có khoảng 80 tỷ USD tiền mặt sẵn sàng đầu tư cho nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước thành viên.
Các bộ trưởng tài chính các nước thành viên ASEAN đã đồng ý thiết lập các quỹ dự trữ song phương và cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương giữa các quốc gia thành viên theo Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu ASEAN.
Tuy nhiên, việc thành lập các quỹ song phương, có thể được mở rộng thành các quỹ đa phương, vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết và được các bộ trưởng ASEAN cùng nhất trí thông qua, mà phải chờ tới Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra cuối năm nay ở Singapore và Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính ASEAN năm 2008 tổ chức tại Việt Nam.