ASEAN hướng đến lập "xưởng may chung"
Ngành dệt may ASEAN đã nghĩ đến việc nắm tay nhau để cùng vận hành một cỗ máy chung
Hiện tại, ngành dệt may các nước ASEAN đều hoạt động độc lập, tuy nhiên về lâu dài mọi người cũng đã nghĩ đến việc nắm tay nhau để cùng vận hành một cỗ máy chung.
Trong thời gian qua, chính phủ mỗi nước đều đã có những chính sách để hỗ trợ cho ngành dệt may vượt qua và ổn định sản xuất trong thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu hàng dệt may nhiều nước sụt giảm
Như ý kiến của các nhà lãnh đạo ngành dệt may, các nước trong khu vực ASEAN cần ngồi lại với nhau để chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau và tìm ra phương hướng giúp ngành dệt khu vực phát triển bền vững.
Trong cuộc tọa đàm về sự hợp tác của ngành dệt may trong Hiệp hội Dệt may khu vực Đông Nam Á (AFTEX) gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cùng 4 nước ngoài hiệp hội là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc và đại diện Hiệp hội Thời trang Châu Á (AFF) diễn ra tại Tp.HCM mới đây, đại diện của các hiệp hội dệt may và thời trang của các nước đều nhận định rằng tình hình sản xuất dệt may đang rất khó khăn, tùy theo tình hình điều kiện riêng của từng nước nhưng nhìn chung ngành dệt may các nước đang đối mặt với hoạt động xuất khẩu sụt giảm, nhiều người lao động trong ngành bị mất việc làm, giá đơn hàng thấp, giá trị đơn hàng thu nhỏ lại, hoạt động thanh toán chậm chạp...
Chẳng hạn như trong quý 1/2009, Singapore có tỷ lệ sụt giảm đơn hàng gia công ở mức từ 30-40%. Ở Thái Lan, xuất khẩu dệt may giảm đến 40%, quy mô các đơn hàng nhỏ lẻ, giá cả sụt giảm và thị trường tiêu thụ nội địa cũng giảm từ 20%-30% so với cùng kỳ.
Tại Nhật, các nhà dệt may phải đa dạng hóa sản phẩm trên chủng loại vải để tồn tại, đóng cửa bớt các cửa hiệu kinh doanh. Ở Trung Quốc doanh số của ngành không giảm nhưng giá cả lại giảm rất nhiều.
Đối với Việt Nam, quý 1/2009 kim ngạch xuất khẩu của dệt may cũng giảm so với cùng kỳ năm trước với giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,9 tỷ USD.
Hướng đến lập "xưởng may chung"
Ngành dệt may các nước ASEAN đang đặt ra mục tiêu tiến tới biến khu vực thành phân xưởng sản xuất dệt may của thế giới. Như đánh giá, sự hợp tác của ngành dệt may các thành viên không chỉ giúp ngành dệt may khu vực phục hồi nhanh chóng mà còn đạt được sự tăng trưởng thương mại trong vùng lên gấp đôi vào năm 2015 so với hiện nay.
Như nhận định của ông R.J.Gurley, Giám đốc Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực ASEAN cho rằng dệt may là ngành kinh tế tiềm năng của ASEAN. Mỗi quốc gia trong khu vực đều có lợi thế riêng biệt.
Chẳng hạn như, Thái Lan và Indonesia có lợi thế về nguồn nguyên liệu trong khi Việt Nam, Campuchia và Lào lại rất mạnh trong lĩnh vực lắp ráp và may mặc.
Nếu các thành viên trong khối phối hợp lại thì không chỉ xây dựng được thương hiệu riêng cho bản thân từng quốc gia mà còn tạo nên được giá trị chung cho ngành sản xuất của cả khu vực.
Vì vậy, các nước có thể bàn bạc để hình thành chuỗi liên kết cung ứng và sản xuất, khi đó Thái Lan và Indonesia cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam, Campuchia và Lào để các nước này tạo ra sản phẩm và bán cho cả thế giới, ông Gurley đã phát biểu như vậy.
Theo nhìn nhận của ông Van Sou Leng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia, nếu doanh nghiệp dệt may các nước trong khối hợp tác với nhau thì giá trị của sản phẩm sẽ không còn bị ép giá thấp như hiện nay.
Để ngành dệt may vượt qua được khó khăn hiện tại và hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai, bà Su Bao Yon, phụ trách về thị trường may mặc nội địa Hiệp hội Dệt may Trung Quốc cho rằng ngành dệt may các nước cần nghiên cứu đến việc cải cách mẫu mã thời trang, nghiên cứu xu hướng thời trang của các thị trường nhập khẩu từ đó để đáp ứng được những hàng hóa thích hợp.
Bên cạnh đó, đổi mới cách hoạt động để cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tốt hơn, cũng như thay đổi phương thức cạnh tranh, tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng thông qua việc giữ chân khách hàng cũ và đặt mới quan hệ với những khách hàng mới.
Ngành thời trang Việt Nam cũng đang từ bước hội nhập sâu hơn vào ngành dệt may thời trang của khu vực. Dự kiến trong tháng 11/2009 này, Việt Nam sẽ được kết nạp vào AFF, một điều kiện để ngành dệt may và thời trang Việt Nam tăng tốc, từ đó sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho họat động sản xuất và tăng trưởng về xuất khẩu của ngành.
Hiện tại, ngành thời trang Việt Nam vẫn còn khá "đuối sức", thể hiện rõ nhất là các thương hiệu sản phẩm may mặc nội địa còn khá mờ nhạt ngay tại thị trường trong nước. Hiện tại có ít doanh nghiệp may mặc trong nước thành công trên sân nhà.
Trong thời gian qua, chính phủ mỗi nước đều đã có những chính sách để hỗ trợ cho ngành dệt may vượt qua và ổn định sản xuất trong thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu hàng dệt may nhiều nước sụt giảm
Như ý kiến của các nhà lãnh đạo ngành dệt may, các nước trong khu vực ASEAN cần ngồi lại với nhau để chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau và tìm ra phương hướng giúp ngành dệt khu vực phát triển bền vững.
Trong cuộc tọa đàm về sự hợp tác của ngành dệt may trong Hiệp hội Dệt may khu vực Đông Nam Á (AFTEX) gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cùng 4 nước ngoài hiệp hội là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc và đại diện Hiệp hội Thời trang Châu Á (AFF) diễn ra tại Tp.HCM mới đây, đại diện của các hiệp hội dệt may và thời trang của các nước đều nhận định rằng tình hình sản xuất dệt may đang rất khó khăn, tùy theo tình hình điều kiện riêng của từng nước nhưng nhìn chung ngành dệt may các nước đang đối mặt với hoạt động xuất khẩu sụt giảm, nhiều người lao động trong ngành bị mất việc làm, giá đơn hàng thấp, giá trị đơn hàng thu nhỏ lại, hoạt động thanh toán chậm chạp...
Chẳng hạn như trong quý 1/2009, Singapore có tỷ lệ sụt giảm đơn hàng gia công ở mức từ 30-40%. Ở Thái Lan, xuất khẩu dệt may giảm đến 40%, quy mô các đơn hàng nhỏ lẻ, giá cả sụt giảm và thị trường tiêu thụ nội địa cũng giảm từ 20%-30% so với cùng kỳ.
Tại Nhật, các nhà dệt may phải đa dạng hóa sản phẩm trên chủng loại vải để tồn tại, đóng cửa bớt các cửa hiệu kinh doanh. Ở Trung Quốc doanh số của ngành không giảm nhưng giá cả lại giảm rất nhiều.
Đối với Việt Nam, quý 1/2009 kim ngạch xuất khẩu của dệt may cũng giảm so với cùng kỳ năm trước với giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,9 tỷ USD.
Hướng đến lập "xưởng may chung"
Ngành dệt may các nước ASEAN đang đặt ra mục tiêu tiến tới biến khu vực thành phân xưởng sản xuất dệt may của thế giới. Như đánh giá, sự hợp tác của ngành dệt may các thành viên không chỉ giúp ngành dệt may khu vực phục hồi nhanh chóng mà còn đạt được sự tăng trưởng thương mại trong vùng lên gấp đôi vào năm 2015 so với hiện nay.
Như nhận định của ông R.J.Gurley, Giám đốc Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực ASEAN cho rằng dệt may là ngành kinh tế tiềm năng của ASEAN. Mỗi quốc gia trong khu vực đều có lợi thế riêng biệt.
Chẳng hạn như, Thái Lan và Indonesia có lợi thế về nguồn nguyên liệu trong khi Việt Nam, Campuchia và Lào lại rất mạnh trong lĩnh vực lắp ráp và may mặc.
Nếu các thành viên trong khối phối hợp lại thì không chỉ xây dựng được thương hiệu riêng cho bản thân từng quốc gia mà còn tạo nên được giá trị chung cho ngành sản xuất của cả khu vực.
Vì vậy, các nước có thể bàn bạc để hình thành chuỗi liên kết cung ứng và sản xuất, khi đó Thái Lan và Indonesia cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam, Campuchia và Lào để các nước này tạo ra sản phẩm và bán cho cả thế giới, ông Gurley đã phát biểu như vậy.
Theo nhìn nhận của ông Van Sou Leng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia, nếu doanh nghiệp dệt may các nước trong khối hợp tác với nhau thì giá trị của sản phẩm sẽ không còn bị ép giá thấp như hiện nay.
Để ngành dệt may vượt qua được khó khăn hiện tại và hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai, bà Su Bao Yon, phụ trách về thị trường may mặc nội địa Hiệp hội Dệt may Trung Quốc cho rằng ngành dệt may các nước cần nghiên cứu đến việc cải cách mẫu mã thời trang, nghiên cứu xu hướng thời trang của các thị trường nhập khẩu từ đó để đáp ứng được những hàng hóa thích hợp.
Bên cạnh đó, đổi mới cách hoạt động để cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tốt hơn, cũng như thay đổi phương thức cạnh tranh, tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng thông qua việc giữ chân khách hàng cũ và đặt mới quan hệ với những khách hàng mới.
Ngành thời trang Việt Nam cũng đang từ bước hội nhập sâu hơn vào ngành dệt may thời trang của khu vực. Dự kiến trong tháng 11/2009 này, Việt Nam sẽ được kết nạp vào AFF, một điều kiện để ngành dệt may và thời trang Việt Nam tăng tốc, từ đó sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho họat động sản xuất và tăng trưởng về xuất khẩu của ngành.
Hiện tại, ngành thời trang Việt Nam vẫn còn khá "đuối sức", thể hiện rõ nhất là các thương hiệu sản phẩm may mặc nội địa còn khá mờ nhạt ngay tại thị trường trong nước. Hiện tại có ít doanh nghiệp may mặc trong nước thành công trên sân nhà.