ASEAN+3 sẽ lập quỹ 120 tỷ USD chống khủng hoảng
Các nước ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vừa ra quyết định lập một quỹ ngoại hối chung trị giá 120 tỷ USD
Các nước ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vừa ra quyết định lập một quỹ ngoại hối chung trị giá 120 tỷ USD, để giúp các quốc gia trong khu vực bảo vệ đồng nội tệ trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Quyết định trên được đưa ra ngày 22/2 tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN + 3) tổ chức tại Phukhet, Thái Lan.
Đây được xem là sự mở rộng của Sáng kiến Chiangmai - sáng kiến cho phép thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ song phương giữa các nước tham gia.
Trên thực tế, vào tháng 5/2008, các nước ASEAN+3 cũng đã đề xuất thành lập một quỹ chống khủng hoảng chung với trị giá 80 tỷ USD nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện được. Tại cuộc họp tại Phukhet lần này, ASEAN+3 cũng chưa đi tới một hạn chót nào cho việc hoàn thành quỹ chống khủng hoảng 120 tỷ USD nói trên.
Theo kế hoạch, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ đóng góp 80% số tiền của quỹ, còn lại 20% sẽ do các nước ASEAN đóng góp. Theo thông cáo chung của hội nghị, số tiền cụ thể mỗi quốc gia chịu trách nhiệm sẽ được quyết định trong cuộc họp diễn ra vào tháng 5 tới.
Tuy nhiên, hãng tin Bernama của Malaysia dẫn lời Phó thủ tướng nước này Najib Razak cho hay, 5 nền kinh tế lớn nhất trong ASEAN là Thailand, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines sẽ đóng góp 3,5 tỷ USD mỗi nước cho quỹ trên.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij cho rằng, một thỏa thuận tiền tệ khu vực là có ý nghĩa sống còn “trong việc đảm bảo niềm tin vào các nền kinh tế châu Á”. “Đây là một trong những ưu tiên cao nhất của chúng tôi”, ông Chatikavanij nói.
Mục đích của quỹ dự trữ ngoại hối chung này là nhằm giúp các ngân hàng trung ương trong khu vực có đủ tiềm lực để bảo vệ đồng nội tệ trước những đòn tấn công từ bên ngoài như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm khiến dự trữ ngoại hối của Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc cạn kệt.
Sau cuộc khủng hoảng 1997, châu Á đã đẩy mạnh tích trữ ngoại tệ và hiện châu lục này đang nắm giữ tổng lượng dự trữ ngoại hối lên tới 3.600 tỷ USD, bằng một nửa dự trữ ngoại hối của toàn thế giới.
Trong cuộc khủng hoảng lần này, đồng tiền của nhiều nước châu Á cũng đang mất giá mạnh do sự ra đi của các dòng vốn ngoại và sự giảm sút của hoạt động xuất khẩu. Trong đó, đồng Won của Hàn Quốc đã mất giá 37% so với USD trong vòng 1 năm qua, còn đồng Rupiah của Indonesia mất giá tới 23%.
Sự trượt giá đồng tiền này đã khiến một số nước châu Á phải dùng dự trữ ngoại tệ để can thiệp nhằm giữ giá nội tệ. Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã giảm từ mức 264 tỷ USD vào tháng 3/2008 xuống còn 202 tỷ USD vào tháng 1 năm nay.
Dự trữ vàng và ngoại tệ của Malaysia giảm từ 123,7 tỷ USD vào tháng 8/2008 xuống còn 91,3 tỷ USD vào tháng 1/2009. Dự trữ của Indonesia giảm từ 61 tỷ USD vào tháng 7/2008 xuống còn 51 tỷ USD vào tháng 1/2009.
Ngoài việc thống nhất thành lập một quỹ dự trữ đa phương, nhiều nước châu Á đang tiến hành mở rộng các thỏa thuận hóa đổi tiền tệ song phương. Mới đây, Nhật Bản và Indonesia đã tăng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước lên 12 tỷ USD từ mức 6 tỷ USD. Trung Quốc và Malaysia cũng đã nhất trí thành lập một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 11,7 tỷ USD có thời hạn 3 năm.
(Theo Bloomberg)
Quyết định trên được đưa ra ngày 22/2 tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN + 3) tổ chức tại Phukhet, Thái Lan.
Đây được xem là sự mở rộng của Sáng kiến Chiangmai - sáng kiến cho phép thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ song phương giữa các nước tham gia.
Trên thực tế, vào tháng 5/2008, các nước ASEAN+3 cũng đã đề xuất thành lập một quỹ chống khủng hoảng chung với trị giá 80 tỷ USD nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện được. Tại cuộc họp tại Phukhet lần này, ASEAN+3 cũng chưa đi tới một hạn chót nào cho việc hoàn thành quỹ chống khủng hoảng 120 tỷ USD nói trên.
Theo kế hoạch, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ đóng góp 80% số tiền của quỹ, còn lại 20% sẽ do các nước ASEAN đóng góp. Theo thông cáo chung của hội nghị, số tiền cụ thể mỗi quốc gia chịu trách nhiệm sẽ được quyết định trong cuộc họp diễn ra vào tháng 5 tới.
Tuy nhiên, hãng tin Bernama của Malaysia dẫn lời Phó thủ tướng nước này Najib Razak cho hay, 5 nền kinh tế lớn nhất trong ASEAN là Thailand, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines sẽ đóng góp 3,5 tỷ USD mỗi nước cho quỹ trên.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij cho rằng, một thỏa thuận tiền tệ khu vực là có ý nghĩa sống còn “trong việc đảm bảo niềm tin vào các nền kinh tế châu Á”. “Đây là một trong những ưu tiên cao nhất của chúng tôi”, ông Chatikavanij nói.
Mục đích của quỹ dự trữ ngoại hối chung này là nhằm giúp các ngân hàng trung ương trong khu vực có đủ tiềm lực để bảo vệ đồng nội tệ trước những đòn tấn công từ bên ngoài như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm khiến dự trữ ngoại hối của Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc cạn kệt.
Sau cuộc khủng hoảng 1997, châu Á đã đẩy mạnh tích trữ ngoại tệ và hiện châu lục này đang nắm giữ tổng lượng dự trữ ngoại hối lên tới 3.600 tỷ USD, bằng một nửa dự trữ ngoại hối của toàn thế giới.
Trong cuộc khủng hoảng lần này, đồng tiền của nhiều nước châu Á cũng đang mất giá mạnh do sự ra đi của các dòng vốn ngoại và sự giảm sút của hoạt động xuất khẩu. Trong đó, đồng Won của Hàn Quốc đã mất giá 37% so với USD trong vòng 1 năm qua, còn đồng Rupiah của Indonesia mất giá tới 23%.
Sự trượt giá đồng tiền này đã khiến một số nước châu Á phải dùng dự trữ ngoại tệ để can thiệp nhằm giữ giá nội tệ. Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã giảm từ mức 264 tỷ USD vào tháng 3/2008 xuống còn 202 tỷ USD vào tháng 1 năm nay.
Dự trữ vàng và ngoại tệ của Malaysia giảm từ 123,7 tỷ USD vào tháng 8/2008 xuống còn 91,3 tỷ USD vào tháng 1/2009. Dự trữ của Indonesia giảm từ 61 tỷ USD vào tháng 7/2008 xuống còn 51 tỷ USD vào tháng 1/2009.
Ngoài việc thống nhất thành lập một quỹ dự trữ đa phương, nhiều nước châu Á đang tiến hành mở rộng các thỏa thuận hóa đổi tiền tệ song phương. Mới đây, Nhật Bản và Indonesia đã tăng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước lên 12 tỷ USD từ mức 6 tỷ USD. Trung Quốc và Malaysia cũng đã nhất trí thành lập một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 11,7 tỷ USD có thời hạn 3 năm.
(Theo Bloomberg)