“ATIP đã thực sự là công ty đại chúng, nhưng...”
Phỏng vấn ông Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc chào bán cổ phiếu của Công ty Dầu khí ATIP
Ngày 6/3/2007, tức là sau hơn một tháng kể từ ngày Công ty Dầu khí ATIP là thành viên của Tập đoàn ATI có trụ sở chính tại 142 Fairbanks, Oak Ridge, Tennessee, USA và Công ty Thác Đa ATIP chào bán cổ phiếu ATIP tại Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức đưa ra khuyến cáo đối với các nhà đầu tư trên website www.ssc.gov.vn.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các nhà đầu tư hết sức thận trọng trong việc mua, bán cổ phiếu này, không sử dụng cổ phiếu này để gán nợ hoặc trả lương cho cán bộ, công nhân viên.
Sau khi có kết luận thanh tra về ATIP, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đã có trả lời chính thức.
ATIP nói rằng có gửi hồ sơ niêm yết lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều này có đúng không, thưa ông?
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tin về trường hợp phát hành của Công ty Dầu khí ATIP. Qua thông tin thì thấy có đề cập đến việc ATIP phát hành ra công chúng.
Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hoàn toàn không có một thông tin chính thức nào từ ATIP cả. Chúng tôi có nhận được một văn bản của ATIP đề nghị được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán, nhưng mà mới chỉ dừng ở một công văn đề nghị mà thôi.
Chúng tôi không có một thông tin gì từ ATIP.
Sau khi tiến hành thanh tra tại ATIP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã kết luận như thế nào, thưa ông?
Để bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt khi có thông tin ATIP chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng chưa có hồ sơ đăng ký với Ủy ban nên chúng tôi chọn giải pháp khuyến cáo qua phương tiện báo chí để các nhà đầu tư được biết và có kiểm tra đối với ATIP và làm rõ ngay những thông tin như vậy.
Khi vào kiểm tra, chúng tôi cũng được sự hợp tác hỗ trợ của phía công ty. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có kết luận thanh tra và báo cáo Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng đã chấp thuận với kết luận này của thanh tra.
Nội dung kết luận thanh tra này nói rõ, ATIP đã có bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên, phát hành cho dưới 100 người là cán bộ công nhân viên. Nhưng cán bộ công nhân viên lại có sự chuyển nhượng ra bên ngoài, dẫn tới số cổ đông trong công ty lên tới hơn 200 người. Và như vậy ATIP thực sự đã trở thành công ty đại chúng.
Vì vậy, theo quy định của Luật Chứng khoán, ATIP phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gửi hồ sơ đăng ký lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị công ty và kiểm toán.
Hiện nay, chúng tôi cũng đang chờ hồ sơ của ATIP chuyển lên.
Chúng tôi cũng được biết, ATIP có chương trình niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán EuroNext (châu Âu). Tuy nhiên theo quy định, khi công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài phải có báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin ra công chúng.
Hôm nay, chúng tôi chính thức thông báo cho các nhà đầu tư biết về nội dung kết luận thanh tra này.
Vậy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đặt ra một mốc thời gian để ATIP phải hoàn chỉnh các hồ sơ đó không, thưa ông?
Theo quy định của Luật Chứng khoán, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình: là công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, là công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, là công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Các công ty cổ phần phải nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.
Tuy nhiên, do Luật Chứng khoán rất mới, vừa được ban hành, chưa có tập huấn, chưa có phổ biến và chúng tôi cũng chờ các văn bản hướng dẫn thi hành nên có hiện tượng là có rất nhiều công ty ở bên ngoài trở thành đại chúng và đã thực sự là đại chúng nhưng họ chưa biết luật này để mà đăng ký.
Nên chúng tôi có giải pháp du di chung đối với các doanh nghiệp. Nghĩa là, chúng tôi sẽ gửi văn bản đến yêu cầu doanh nghiệp đăng ký là công ty đại chúng. Sau đó cho họ một thời hạn để họ chuẩn bị, vì còn phụ thuộc vào kiểm toán, những doanh nghiệp chưa kiểm toán thì phải mời kiểm toán mà thủ tục kiểm toán mất nhiều thời gian.
Sau khi có thời hạn để họ tiếp cận với những việc đó, tổ chức tập huấn, và nếu lúc đó các trường hợp không làm đúng theo quy định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới áp dụng hình thức xử phạt.
Qua trường hợp của ATIP, Ủy ban có khuyến cáo gì đối với các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư?
Trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán sẽ tổ chức các lớp tập huấn để mọi người hiểu về những quy định mới trong Luật Chứng khoán.
Qua đây, tôi cũng muốn nhắc nhở các tổ chức khác khi phát hành cổ phiếu phải rất lưu ý rằng mình là đại chúng hay không đại chúng, phát hành ra công chúng hay phát hành riêng lẻ.
Bởi vì, nếu không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi chào bán ra công chúng, doanh nghiệp sẽ phải chịu một hình thức xử phạt theo quy định. Trường hợp, tự trở thành công ty đại chúng mà chậm đăng ký thì xử phạt thấp hơn. Nếu chào bán ra công chúng mà không có hồ sơ đăng ký thì mức xử phạt sẽ rất nặng.
Đối với các nhà đầu tư, phải rất lưu ý trong việc chào bán của các công ty cổ phần hiện nay. Nếu ra công chúng thì phải xem đã có hồ sơ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận chưa? Đã kiểm toán hồ sơ chưa? Đã đủ thủ tục công bố thông tin chưa?
Trường hợp nếu đợt phát hành đó không phải là chào bán ra công chúng mà chỉ là chào bán riêng lẻ, thì bản thân nhà đầu tư cũng phải xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông tin chính xác, để tránh những trường hợp lừa đảo, gây thiệt hại đáng tiếc cho nhà đầu tư.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các nhà đầu tư hết sức thận trọng trong việc mua, bán cổ phiếu này, không sử dụng cổ phiếu này để gán nợ hoặc trả lương cho cán bộ, công nhân viên.
Sau khi có kết luận thanh tra về ATIP, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đã có trả lời chính thức.
ATIP nói rằng có gửi hồ sơ niêm yết lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều này có đúng không, thưa ông?
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tin về trường hợp phát hành của Công ty Dầu khí ATIP. Qua thông tin thì thấy có đề cập đến việc ATIP phát hành ra công chúng.
Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hoàn toàn không có một thông tin chính thức nào từ ATIP cả. Chúng tôi có nhận được một văn bản của ATIP đề nghị được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán, nhưng mà mới chỉ dừng ở một công văn đề nghị mà thôi.
Chúng tôi không có một thông tin gì từ ATIP.
Sau khi tiến hành thanh tra tại ATIP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã kết luận như thế nào, thưa ông?
Để bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt khi có thông tin ATIP chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng chưa có hồ sơ đăng ký với Ủy ban nên chúng tôi chọn giải pháp khuyến cáo qua phương tiện báo chí để các nhà đầu tư được biết và có kiểm tra đối với ATIP và làm rõ ngay những thông tin như vậy.
Khi vào kiểm tra, chúng tôi cũng được sự hợp tác hỗ trợ của phía công ty. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có kết luận thanh tra và báo cáo Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng đã chấp thuận với kết luận này của thanh tra.
Nội dung kết luận thanh tra này nói rõ, ATIP đã có bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên, phát hành cho dưới 100 người là cán bộ công nhân viên. Nhưng cán bộ công nhân viên lại có sự chuyển nhượng ra bên ngoài, dẫn tới số cổ đông trong công ty lên tới hơn 200 người. Và như vậy ATIP thực sự đã trở thành công ty đại chúng.
Vì vậy, theo quy định của Luật Chứng khoán, ATIP phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gửi hồ sơ đăng ký lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị công ty và kiểm toán.
Hiện nay, chúng tôi cũng đang chờ hồ sơ của ATIP chuyển lên.
Chúng tôi cũng được biết, ATIP có chương trình niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán EuroNext (châu Âu). Tuy nhiên theo quy định, khi công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài phải có báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin ra công chúng.
Hôm nay, chúng tôi chính thức thông báo cho các nhà đầu tư biết về nội dung kết luận thanh tra này.
Vậy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đặt ra một mốc thời gian để ATIP phải hoàn chỉnh các hồ sơ đó không, thưa ông?
Theo quy định của Luật Chứng khoán, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình: là công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, là công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, là công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Các công ty cổ phần phải nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.
Tuy nhiên, do Luật Chứng khoán rất mới, vừa được ban hành, chưa có tập huấn, chưa có phổ biến và chúng tôi cũng chờ các văn bản hướng dẫn thi hành nên có hiện tượng là có rất nhiều công ty ở bên ngoài trở thành đại chúng và đã thực sự là đại chúng nhưng họ chưa biết luật này để mà đăng ký.
Nên chúng tôi có giải pháp du di chung đối với các doanh nghiệp. Nghĩa là, chúng tôi sẽ gửi văn bản đến yêu cầu doanh nghiệp đăng ký là công ty đại chúng. Sau đó cho họ một thời hạn để họ chuẩn bị, vì còn phụ thuộc vào kiểm toán, những doanh nghiệp chưa kiểm toán thì phải mời kiểm toán mà thủ tục kiểm toán mất nhiều thời gian.
Sau khi có thời hạn để họ tiếp cận với những việc đó, tổ chức tập huấn, và nếu lúc đó các trường hợp không làm đúng theo quy định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới áp dụng hình thức xử phạt.
Qua trường hợp của ATIP, Ủy ban có khuyến cáo gì đối với các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư?
Trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán sẽ tổ chức các lớp tập huấn để mọi người hiểu về những quy định mới trong Luật Chứng khoán.
Qua đây, tôi cũng muốn nhắc nhở các tổ chức khác khi phát hành cổ phiếu phải rất lưu ý rằng mình là đại chúng hay không đại chúng, phát hành ra công chúng hay phát hành riêng lẻ.
Bởi vì, nếu không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi chào bán ra công chúng, doanh nghiệp sẽ phải chịu một hình thức xử phạt theo quy định. Trường hợp, tự trở thành công ty đại chúng mà chậm đăng ký thì xử phạt thấp hơn. Nếu chào bán ra công chúng mà không có hồ sơ đăng ký thì mức xử phạt sẽ rất nặng.
Đối với các nhà đầu tư, phải rất lưu ý trong việc chào bán của các công ty cổ phần hiện nay. Nếu ra công chúng thì phải xem đã có hồ sơ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận chưa? Đã kiểm toán hồ sơ chưa? Đã đủ thủ tục công bố thông tin chưa?
Trường hợp nếu đợt phát hành đó không phải là chào bán ra công chúng mà chỉ là chào bán riêng lẻ, thì bản thân nhà đầu tư cũng phải xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông tin chính xác, để tránh những trường hợp lừa đảo, gây thiệt hại đáng tiếc cho nhà đầu tư.