ATM mới chỉ là chiếc ví
ATM vẫn còn như một cái ví đựng tiền, thay vì là một trụ sở ngân hàng với đủ các giao dịch
Tổng số ATM có mặt ở Tp.HCM là 942 máy, và khi cần thì người ta mang thẻ đến rút tiền đi mua hàng hoá. ATM vẫn còn như một cái ví đựng tiền, thay vì là một trụ sở ngân hàng với đủ các giao dịch.
Chủ yếu để rút tiền mặt
Cơ quan chị Trần Thị Vân ở quận 3, Tp.HCM chi trả lương qua thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á. Nhưng chị chưa bao giờ còn tiền trong tài khoản thẻ của mình. Bởi mức lương eo hẹp 2 triệu đồng/tháng thì không đủ chi tiêu. Tiền điện, nước, điện thoại, chị nợ lên nợ xuống, thì chị không thể còn tiền để sử dụng tiện ích khác của thẻ, như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn điện nước, gởi tiền tiết kiệm...
Đó cũng là một lý do chính yếu đưa đến tỷ lệ rút tiền chiếm 75% trong hệ thống máy ATM của Ngân hàng Ngoại thương Tp.HCM (Vietcombank Tp.HCM). Ông Trịnh Thường Thức, trưởng phòng kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Vietcombank Tp.HCM cho biết, doanh số mảng chuyển khoản, thanh toán hoá đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Vietcombank Tp.HCM chiếm 25% so với doanh số rút tiền. Nghĩa là, trong 100 đồng thì người dùng thẻ sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (thanh toán hoá đơn, chuyển khoản...) là 25 đồng, còn 75 đồng rút ra xài tiền mặt.
Minh hoạ rõ hơn về thói quen xài tiền mặt là trong thanh toán trực tiếp, ví dụ như thanh toán các loại hoá đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc của Vietcombank là khoảng 20 tỉ đồng, riêng Tp.HCM chiếm chừng 10 tỉ đồng.
Trong khi đó, tính ở hệ thống ATM Vietcombank Tp.HCM, người ta rút khoảng 800 tỉ đồng. Sự chênh lệch đó đủ cho thấy thẻ ATM mới làm vai trò của chiếc ví đựng tiền, chưa đủ sức trở thành một phương tiện thanh toán qua ngân hàng.
Riêng “cánh tay nối dài” của ATM - máy cà thẻ thanh toán POS - thì Tp.HCM có 10.252 POS. Theo ông Trịnh Thường Thức, mặc dù POS có thể dùng cho cả thẻ ATM, nhưng mọi người vẫn cứ tưởng là dành riêng cho thẻ tín dụng. Chính vì vậy, mặc dù POS có mặt tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, không ít người sở hữu thẻ ATM vẫn rút tiền mặt trước khi bước vào mua hàng.
Vì sao?
Lý do lớn nhất vẫn là người dân chưa quen xài thẻ ATM. Thứ hai là phần lớn người sở hữu thẻ ATM thu nhập vẫn còn thấp, không đủ tích luỹ để thanh toán trực tiếp các khoản nợ bằng thẻ này. Thứ ba, không thuộc về chủ quan người sử dụng thẻ, nhưng đóng vai trò lớn nhất, là phương tiện thanh toán này chưa mang lại tiện ích gần gũi cho người sử dụng.
Đơn cử, cho dù có ý muốn thanh toán bằng thẻ ATM tại siêu thị, nhiều người vẫn ngần ngại. Bởi, thí dụ, tại siêu thị Co.opmart, người muốn thanh toán POS buộc phải đi đến một góc xa, chứ không phải thao tác ngay tại quầy thanh toán. Một cái máy POS chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay mà Co.opmart không đủ mặt bằng, hoặc không thể sắp xếp để tạo sự tiện lợi cho khách hàng?
Vấn đề nằm ở chỗ, mỗi ngân hàng xài riêng một POS. Co.opmart nhận POS của nhiều ngân hàng. Thành ra, siêu thị này khó có thể “dàn quân” la liệt 5 – 7 máy POS trên một bàn thanh toán. Điều này khiến máy POS tại hệ thống Co.opmart gần như là “nằm chơi”, và hầu như chỉ phục vụ khách hàng có thẻ tín dụng.
Một điều cũng cần lưu ý, là khi chưa tạo được thói quen thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng đang khiến không ít người nghi ngờ khi dùng tiền rút từ máy ATM. Bởi, khi đi rút tiền, thay vì có đồng tiền thẳng thớm, nhiều người lại nhận đồng tiền rách dán lại. Đem đến ngân hàng đổi lại, họ nhận được những cái lắc đầu phủ nhận.
“Không ai chịu bị mất tiền vô cớ với cách phục vụ vô trách nhiệm như vậy”, anh Việt Hoà, nhân viên một công ty tại Phường 3, quận 3, Tp.HCM, người nhiều lần cầm những đồng tiền không thể lưu thông do rách, bức xúc nói.
Chủ yếu để rút tiền mặt
Cơ quan chị Trần Thị Vân ở quận 3, Tp.HCM chi trả lương qua thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á. Nhưng chị chưa bao giờ còn tiền trong tài khoản thẻ của mình. Bởi mức lương eo hẹp 2 triệu đồng/tháng thì không đủ chi tiêu. Tiền điện, nước, điện thoại, chị nợ lên nợ xuống, thì chị không thể còn tiền để sử dụng tiện ích khác của thẻ, như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn điện nước, gởi tiền tiết kiệm...
Đó cũng là một lý do chính yếu đưa đến tỷ lệ rút tiền chiếm 75% trong hệ thống máy ATM của Ngân hàng Ngoại thương Tp.HCM (Vietcombank Tp.HCM). Ông Trịnh Thường Thức, trưởng phòng kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Vietcombank Tp.HCM cho biết, doanh số mảng chuyển khoản, thanh toán hoá đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Vietcombank Tp.HCM chiếm 25% so với doanh số rút tiền. Nghĩa là, trong 100 đồng thì người dùng thẻ sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (thanh toán hoá đơn, chuyển khoản...) là 25 đồng, còn 75 đồng rút ra xài tiền mặt.
Minh hoạ rõ hơn về thói quen xài tiền mặt là trong thanh toán trực tiếp, ví dụ như thanh toán các loại hoá đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc của Vietcombank là khoảng 20 tỉ đồng, riêng Tp.HCM chiếm chừng 10 tỉ đồng.
Trong khi đó, tính ở hệ thống ATM Vietcombank Tp.HCM, người ta rút khoảng 800 tỉ đồng. Sự chênh lệch đó đủ cho thấy thẻ ATM mới làm vai trò của chiếc ví đựng tiền, chưa đủ sức trở thành một phương tiện thanh toán qua ngân hàng.
Riêng “cánh tay nối dài” của ATM - máy cà thẻ thanh toán POS - thì Tp.HCM có 10.252 POS. Theo ông Trịnh Thường Thức, mặc dù POS có thể dùng cho cả thẻ ATM, nhưng mọi người vẫn cứ tưởng là dành riêng cho thẻ tín dụng. Chính vì vậy, mặc dù POS có mặt tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, không ít người sở hữu thẻ ATM vẫn rút tiền mặt trước khi bước vào mua hàng.
Tình hình phát triển thẻ trên địa bàn Tp.HCM 10 tháng đầu năm |
||
Chỉ tiêu | 10 tháng 2007 |
Số luỹ kế |
Doanh số của thẻ (tỉ đồng) | 32.000 | 76.500 |
Số lượng thẻ phát hành (thẻ) | 650.629 | 2.526.996 |
Số lượng máy ATM | 310 | 942 |
Số lượng cổng POS | 800 | 10.252 |
Vì sao?
Lý do lớn nhất vẫn là người dân chưa quen xài thẻ ATM. Thứ hai là phần lớn người sở hữu thẻ ATM thu nhập vẫn còn thấp, không đủ tích luỹ để thanh toán trực tiếp các khoản nợ bằng thẻ này. Thứ ba, không thuộc về chủ quan người sử dụng thẻ, nhưng đóng vai trò lớn nhất, là phương tiện thanh toán này chưa mang lại tiện ích gần gũi cho người sử dụng.
Đơn cử, cho dù có ý muốn thanh toán bằng thẻ ATM tại siêu thị, nhiều người vẫn ngần ngại. Bởi, thí dụ, tại siêu thị Co.opmart, người muốn thanh toán POS buộc phải đi đến một góc xa, chứ không phải thao tác ngay tại quầy thanh toán. Một cái máy POS chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay mà Co.opmart không đủ mặt bằng, hoặc không thể sắp xếp để tạo sự tiện lợi cho khách hàng?
Vấn đề nằm ở chỗ, mỗi ngân hàng xài riêng một POS. Co.opmart nhận POS của nhiều ngân hàng. Thành ra, siêu thị này khó có thể “dàn quân” la liệt 5 – 7 máy POS trên một bàn thanh toán. Điều này khiến máy POS tại hệ thống Co.opmart gần như là “nằm chơi”, và hầu như chỉ phục vụ khách hàng có thẻ tín dụng.
Một điều cũng cần lưu ý, là khi chưa tạo được thói quen thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng đang khiến không ít người nghi ngờ khi dùng tiền rút từ máy ATM. Bởi, khi đi rút tiền, thay vì có đồng tiền thẳng thớm, nhiều người lại nhận đồng tiền rách dán lại. Đem đến ngân hàng đổi lại, họ nhận được những cái lắc đầu phủ nhận.
“Không ai chịu bị mất tiền vô cớ với cách phục vụ vô trách nhiệm như vậy”, anh Việt Hoà, nhân viên một công ty tại Phường 3, quận 3, Tp.HCM, người nhiều lần cầm những đồng tiền không thể lưu thông do rách, bức xúc nói.