Ba bộ cùng quy hoạch đất
Hiện nay, có ít nhất 3 bộ quản lý Nhà nước thực hiện 3 loại quy hoạch trên cùng một mặt bằng đất đai
Báo cáo của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 cấp quốc gia đã được đưa ra thảo luận tại Quốc hội và nhận được nhiều ý kiến phản biện rất đáng chú ý.
Mâu thuẫn, chồng chéo
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) cho rằng, Luật Đất đai được ban hành từ năm 2003, mặc dù đã được đổi mới nhiều so với trước, nhưng do còn những hạn chế chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới phát triển của đất nước.
Cụ thể, cơ chế quản lý hiện nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành của quy hoạch, công cụ quan trọng nhất trong quản lý đất đai. Hiện nay, có ít nhất 3 bộ quản lý Nhà nước thực hiện 3 loại quy hoạch trên cùng một mặt bằng đất đai.
Quy hoạch kinh tế-xã hội thì do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy hoạch sử dụng đất thì do Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khi quy định về xây dựng thì do Bộ Xây dựng thực hiện.
Chính tình trạng này đã tạo ra sự mâu thuẫn chồng chéo và đôi khi dẫn đến bế tắc trong vận hành các công cụ quản lý. Việc cùng một lúc các cơ quan khác nhau cùng lập quy hoạch cho một mặt bằng không những gây lãng phí, tốn kém ngân sách Nhà nước, lãng phí nhân công mà còn tạo ra sự thiếu đồng bộ, chưa kể đến bản thân các số liệu cơ sở tiêu chí không trùng khớp.
“Cơ chế quản lý không chỉ tác động đến sự chồng chéo bất cập quy hoạch mà còn tạo ra sự vận hành liên tục không lưu thông của hệ thống đăng ký bất động sản, cụ thể quản lý đất đai thuộc chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quản lý xây dựng nhà trên đất thuộc Bộ Xây dựng nhưng nhà và đất không thể tách rời nên sự phối hợp quản lý không thống nhất, đồng bộ có sự chồng chéo hợp lý thì việc đăng ký bất động sản bao gồm cả đất và nhà sẽ rất khó khăn và phức tạp” đại biểu Phương phân tích.
Cùng chia sẻ quan điểm này, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng cách lập quy hoạch sử dụng đất hiện nay có nhiều lãng phí và bất cập.
“Quy hoạch được hiểu như việc khoanh định các loại đất với tầm nhìn 10 năm, cụ thể hóa khoanh định ấy qua kế hoạch 5 năm, nhưng quy hoạch theo tổng diện tích đất như hiện nay chưa tác động gì nhiều đến cân đối nguồn lực đất đai cho nhu cầu phát triển bền vững”, bà nói.
Theo Luật đất đai năm 2003, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện cả bốn cấp: quốc gia, tỉnh, huyện, xã. Theo bà Công, thực tế cho thấy việc tiến hành cả bốn cấp như qui định là lãng phí, nên không xem xét quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã, hạn chế của chất lượng quy hoạch do trình độ, năng lực của đội ngũ lập quy hoạch trên đất chưa quy định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ thể trong quản lý cũng như phân bổ nhu cầu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
“Việc dự báo chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội dẫn đến vừa thiếu, vừa thừa, quy hoạch treo chưa xử lý còn rất phổ biến, có khi hơn 10 năm không chịu quy hoạch, không triển khai thực hiện ảnh hưởng đến người xin đất dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, quy hoạch sớm, quy hoạch ở kỳ tiếp theo”, bà nói.
Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) thì cho rằng thời gian qua điều hành thực hiện quy hoạch từ Chính phủ chưa coi trọng việc gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất theo vùng và kết nối liên vùng cho nên đã xảy ra tình trạng hiện nay.
Tương tự, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) nhấn mạnh rằng tổ chức thực hiện quy hoạch, sử dụng đất là khâu quyết định thực hiện mục tiêu phát triển chuyên nghiệp hóa, tiêu chuẩn hóa công tác lập, xét duyệt quy hoạch đảm bảo với nâng cao chất lượng, tính toán hiệu quả, làm tăng tính khả thi của các mục tiêu.
“Tôi cho rằng vấn đề thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng phải được điều chỉnh bằng luật. Vì đây chính là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư không bị tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm chi phối. Trong khi chưa ban hành luật tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm ban hành tiêu chí điều hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện kiểm tra, giám sát”, bà đề xuất.
Nơi thừa, nơi thiếu
Chính vì việc quy hoạch chưa tốt và thực hiện quy hoạch chưa nghiêm, thực tế hiện nay ghi nhận tình trạng “nơi thừa, nơi thiếu” về đất.
Theo đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) đất dùng cho khu công nghiệp và cụm công nghiệp thì quy hoạch tới 100.000ha nhưng sử dụng chưa hiệu quả. Cả nước có tới 267 khu công nghiệp với diện tích 72 nghìn ha, nhưng tỷ lệ lấp đầy cho đến hiện nay chỉ 46%.
Về đất cụm công nghiệp chúng ta cũng có tới 650 cụm công nghiệp và tổng diện tích quy hoạch là 28 nghìn ha nhưng tỷ lệ lấp đầy chỉ 44%.
Về vấn đề này, theo đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM), đất khu công nghiệp. năm 2015 nâng lên 150 ngàn ha và năm 2020 là 200 ngàn ha là “rất đáng băn khoăn”.
Theo ông Lịch, đến nay với 100 ngàn ha đất khu công nghiệp đã quy hoạch nhưng mới sử dụng 46% là một nội dung cần được giải trình. “64% còn lại cái đã quy hoạch xong rồi thì bao giờ lấp đầy, đến năm 2015 liệu đã đầy chưa hay tới năm 2020 chúng ta đưa thêm 50.000ha nữa”, ông Lịch nêu vấn đề.
Tương tự, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp ( Cần Thơ) nói rằng đất khu công nghiệp tăng so với năm 2000 là 77 nghìn ha, nhưng tỷ lệ lấp đầy chỉ chiếm 46% diện tích là một bất cập. “Đối với đất khu công nghiệp năm 2000 ta có 23.000ha, thực hiện đến năm 2010 là 100.000ha nhưng mới lấp đầy 46%, nay chỉ tiêu sử dụng đất năm 2015 tăng 78.000ha, đến năm 2020 tăng so với năm 2010 là 128.000ha cộng với số chưa lấp đầy trên 50.000ha là diện tích quá lớn”, ông nói.
Đất dành cho giao thông vận tải hiện chỉ đạt 13%, trong khi đó tiêu chuẩn đất dành cho giao thông ít nhất là phải 25%. Đất cho giao thông tĩnh chưa được 1%, trong đó tiêu chuẩn của thế giới, các nước nói chung phải từ 3-3,5%.
“Đến năm 2010 trong báo cáo có nêu hiện nay chúng ta có đến 256.684 km đường bộ, nhưng không nêu rõ đó là những loại đường như thế nào và chiếm diện tích bao nhiêu. Có đến 160 cảng biển, có thể nói là rất lớn, trong đó có 54 cảng lớn là quá nhiều, 23 cảng hàng không, tức là 1/3 số tỉnh chúng ta có cảng hàng không, cũng là quá nhiều”, ông nói
“Trong báo cáo nêu có đến 2523 km đường sắt. Thực ra đây không phải thành tích của 10 năm qua, đường sắt được xây dựng cách đây 100 năm rồi”.
Tương tự, đất dành cho các yêu cầu phát triển về văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao cũng chưa đáp ứng được yêu cầu và các tiêu chí như quy định của Nhà nước.
Theo ông Học, năm 2000 toàn bộ số quỹ đất dành cho giáo dục đào tạo của cả nước có diện tích là 27.000 ha, như vậy tính bình quân một học sinh, sinh viên ở giai đoạn 2000 là chỉ có 1,5 m2/1 đầu sinh viên.
Đến năm 2010 theo số liệu báo cáo là toàn bộ quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục đào tạo có diện tích là 41 nghìn ha, tức là tăng lên 14 nghìn ha so với năm 2000 thì bình quân cho 22 triệu học sinh, sinh viên cũng chỉ là 1,8 m2/1 sinh viên.
Còn riêng đối với khối đại học, cao đẳng thì tiêu chí trong quy hoạch các trường đại học, cao đẳng của Chính phủ quy định đất cho một sinh viên đại học, cao đẳng là 55-85 m2/sinh viên. Nhưng thực tế hiện tại thì có đến 40% số trường đại học, cao đẳng của Hà Nội và Tp.HCM có diện tích đất bình quân là 5 m2/1 sinh viên thậm chí chưa được, có trường là 1 m2/sinh viên và đặc biệt có một trường là 0,54 m2/sinh viên mà đây là những trường nằm trong tốp danh tiếng của Việt Nam.
Năm 1998, Chính phủ đã quy hoạch cho các trường đại học ở Hà Nội 7 trường ra Tây Mỗ huyện Từ Liêm 400 ha để mở rộng trường và giãn trường. Nhưng cho đến năm 2008, đúng 10 năm sau thì Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã “quyết định lấy lại đất này vì chỗ này quá đẹp và 10 năm qua các trường đại học không có tiền để đầu tư vào đây”.
Ông Học cho rằng trước mắt không nên quy hoạch thêm đất cho các cụm công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghiệp thay vì tiếp tục tăng thêm 128 nghìn ha so với năm 2010 như kế hoạch của Chính phủ. Trong khi đó, quy hoạch đất cho các cơ sở giáo dục đào tạo, đất cho giao thông đô thị… thì đề nghị tiếp tục tăng thêm.
Mâu thuẫn, chồng chéo
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) cho rằng, Luật Đất đai được ban hành từ năm 2003, mặc dù đã được đổi mới nhiều so với trước, nhưng do còn những hạn chế chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới phát triển của đất nước.
Cụ thể, cơ chế quản lý hiện nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành của quy hoạch, công cụ quan trọng nhất trong quản lý đất đai. Hiện nay, có ít nhất 3 bộ quản lý Nhà nước thực hiện 3 loại quy hoạch trên cùng một mặt bằng đất đai.
Quy hoạch kinh tế-xã hội thì do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy hoạch sử dụng đất thì do Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khi quy định về xây dựng thì do Bộ Xây dựng thực hiện.
Chính tình trạng này đã tạo ra sự mâu thuẫn chồng chéo và đôi khi dẫn đến bế tắc trong vận hành các công cụ quản lý. Việc cùng một lúc các cơ quan khác nhau cùng lập quy hoạch cho một mặt bằng không những gây lãng phí, tốn kém ngân sách Nhà nước, lãng phí nhân công mà còn tạo ra sự thiếu đồng bộ, chưa kể đến bản thân các số liệu cơ sở tiêu chí không trùng khớp.
“Cơ chế quản lý không chỉ tác động đến sự chồng chéo bất cập quy hoạch mà còn tạo ra sự vận hành liên tục không lưu thông của hệ thống đăng ký bất động sản, cụ thể quản lý đất đai thuộc chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quản lý xây dựng nhà trên đất thuộc Bộ Xây dựng nhưng nhà và đất không thể tách rời nên sự phối hợp quản lý không thống nhất, đồng bộ có sự chồng chéo hợp lý thì việc đăng ký bất động sản bao gồm cả đất và nhà sẽ rất khó khăn và phức tạp” đại biểu Phương phân tích.
Cùng chia sẻ quan điểm này, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng cách lập quy hoạch sử dụng đất hiện nay có nhiều lãng phí và bất cập.
“Quy hoạch được hiểu như việc khoanh định các loại đất với tầm nhìn 10 năm, cụ thể hóa khoanh định ấy qua kế hoạch 5 năm, nhưng quy hoạch theo tổng diện tích đất như hiện nay chưa tác động gì nhiều đến cân đối nguồn lực đất đai cho nhu cầu phát triển bền vững”, bà nói.
Theo Luật đất đai năm 2003, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện cả bốn cấp: quốc gia, tỉnh, huyện, xã. Theo bà Công, thực tế cho thấy việc tiến hành cả bốn cấp như qui định là lãng phí, nên không xem xét quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã, hạn chế của chất lượng quy hoạch do trình độ, năng lực của đội ngũ lập quy hoạch trên đất chưa quy định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ thể trong quản lý cũng như phân bổ nhu cầu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
“Việc dự báo chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội dẫn đến vừa thiếu, vừa thừa, quy hoạch treo chưa xử lý còn rất phổ biến, có khi hơn 10 năm không chịu quy hoạch, không triển khai thực hiện ảnh hưởng đến người xin đất dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, quy hoạch sớm, quy hoạch ở kỳ tiếp theo”, bà nói.
Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) thì cho rằng thời gian qua điều hành thực hiện quy hoạch từ Chính phủ chưa coi trọng việc gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất theo vùng và kết nối liên vùng cho nên đã xảy ra tình trạng hiện nay.
Tương tự, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) nhấn mạnh rằng tổ chức thực hiện quy hoạch, sử dụng đất là khâu quyết định thực hiện mục tiêu phát triển chuyên nghiệp hóa, tiêu chuẩn hóa công tác lập, xét duyệt quy hoạch đảm bảo với nâng cao chất lượng, tính toán hiệu quả, làm tăng tính khả thi của các mục tiêu.
“Tôi cho rằng vấn đề thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng phải được điều chỉnh bằng luật. Vì đây chính là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư không bị tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm chi phối. Trong khi chưa ban hành luật tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm ban hành tiêu chí điều hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện kiểm tra, giám sát”, bà đề xuất.
Nơi thừa, nơi thiếu
Chính vì việc quy hoạch chưa tốt và thực hiện quy hoạch chưa nghiêm, thực tế hiện nay ghi nhận tình trạng “nơi thừa, nơi thiếu” về đất.
Theo đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) đất dùng cho khu công nghiệp và cụm công nghiệp thì quy hoạch tới 100.000ha nhưng sử dụng chưa hiệu quả. Cả nước có tới 267 khu công nghiệp với diện tích 72 nghìn ha, nhưng tỷ lệ lấp đầy cho đến hiện nay chỉ 46%.
Về đất cụm công nghiệp chúng ta cũng có tới 650 cụm công nghiệp và tổng diện tích quy hoạch là 28 nghìn ha nhưng tỷ lệ lấp đầy chỉ 44%.
Về vấn đề này, theo đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM), đất khu công nghiệp. năm 2015 nâng lên 150 ngàn ha và năm 2020 là 200 ngàn ha là “rất đáng băn khoăn”.
Theo ông Lịch, đến nay với 100 ngàn ha đất khu công nghiệp đã quy hoạch nhưng mới sử dụng 46% là một nội dung cần được giải trình. “64% còn lại cái đã quy hoạch xong rồi thì bao giờ lấp đầy, đến năm 2015 liệu đã đầy chưa hay tới năm 2020 chúng ta đưa thêm 50.000ha nữa”, ông Lịch nêu vấn đề.
Tương tự, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp ( Cần Thơ) nói rằng đất khu công nghiệp tăng so với năm 2000 là 77 nghìn ha, nhưng tỷ lệ lấp đầy chỉ chiếm 46% diện tích là một bất cập. “Đối với đất khu công nghiệp năm 2000 ta có 23.000ha, thực hiện đến năm 2010 là 100.000ha nhưng mới lấp đầy 46%, nay chỉ tiêu sử dụng đất năm 2015 tăng 78.000ha, đến năm 2020 tăng so với năm 2010 là 128.000ha cộng với số chưa lấp đầy trên 50.000ha là diện tích quá lớn”, ông nói.
Đất dành cho giao thông vận tải hiện chỉ đạt 13%, trong khi đó tiêu chuẩn đất dành cho giao thông ít nhất là phải 25%. Đất cho giao thông tĩnh chưa được 1%, trong đó tiêu chuẩn của thế giới, các nước nói chung phải từ 3-3,5%.
“Đến năm 2010 trong báo cáo có nêu hiện nay chúng ta có đến 256.684 km đường bộ, nhưng không nêu rõ đó là những loại đường như thế nào và chiếm diện tích bao nhiêu. Có đến 160 cảng biển, có thể nói là rất lớn, trong đó có 54 cảng lớn là quá nhiều, 23 cảng hàng không, tức là 1/3 số tỉnh chúng ta có cảng hàng không, cũng là quá nhiều”, ông nói
“Trong báo cáo nêu có đến 2523 km đường sắt. Thực ra đây không phải thành tích của 10 năm qua, đường sắt được xây dựng cách đây 100 năm rồi”.
Tương tự, đất dành cho các yêu cầu phát triển về văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao cũng chưa đáp ứng được yêu cầu và các tiêu chí như quy định của Nhà nước.
Theo ông Học, năm 2000 toàn bộ số quỹ đất dành cho giáo dục đào tạo của cả nước có diện tích là 27.000 ha, như vậy tính bình quân một học sinh, sinh viên ở giai đoạn 2000 là chỉ có 1,5 m2/1 đầu sinh viên.
Đến năm 2010 theo số liệu báo cáo là toàn bộ quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục đào tạo có diện tích là 41 nghìn ha, tức là tăng lên 14 nghìn ha so với năm 2000 thì bình quân cho 22 triệu học sinh, sinh viên cũng chỉ là 1,8 m2/1 sinh viên.
Còn riêng đối với khối đại học, cao đẳng thì tiêu chí trong quy hoạch các trường đại học, cao đẳng của Chính phủ quy định đất cho một sinh viên đại học, cao đẳng là 55-85 m2/sinh viên. Nhưng thực tế hiện tại thì có đến 40% số trường đại học, cao đẳng của Hà Nội và Tp.HCM có diện tích đất bình quân là 5 m2/1 sinh viên thậm chí chưa được, có trường là 1 m2/sinh viên và đặc biệt có một trường là 0,54 m2/sinh viên mà đây là những trường nằm trong tốp danh tiếng của Việt Nam.
Năm 1998, Chính phủ đã quy hoạch cho các trường đại học ở Hà Nội 7 trường ra Tây Mỗ huyện Từ Liêm 400 ha để mở rộng trường và giãn trường. Nhưng cho đến năm 2008, đúng 10 năm sau thì Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã “quyết định lấy lại đất này vì chỗ này quá đẹp và 10 năm qua các trường đại học không có tiền để đầu tư vào đây”.
Ông Học cho rằng trước mắt không nên quy hoạch thêm đất cho các cụm công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghiệp thay vì tiếp tục tăng thêm 128 nghìn ha so với năm 2010 như kế hoạch của Chính phủ. Trong khi đó, quy hoạch đất cho các cơ sở giáo dục đào tạo, đất cho giao thông đô thị… thì đề nghị tiếp tục tăng thêm.