“Bà con cử tri khen bản lĩnh Quốc hội về biển Đông”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kỳ họp Quốc hội thứ 7 và chuẩn bị kỳ họp thứ 8
Bà con cử tri khen ngợi sự thể hiện bản lĩnh của Quốc hội về biển Đông, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phát biểu khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kỳ họp Quốc hội thứ 7 vừa qua, tại phiên họp sáng 16/7.
Chủ nhiệm Giàu cho biết, khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp ông cũng hơi bất ngờ vì bà con đến dự rất đông và rất quan tâm đến hoạt động của Quốc hội.
Bản lĩnh của Quốc hội về biển Đông, rõ nét nhất là bài khai mạc và bế mạc của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại và bất ngờ là Quốc hội dành ngân sách 16 ngàn tỷ đồng cho các cơ quan chấp pháp, ông Giàu phản ánh tâm tư của cử tri.
Báo cáo đánh giá kỳ họp thứ 7 được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng dành nhiều dung lượng cho biển Đông.
Ông Phúc nói, trong thời gian diễn ra kỳ họp, những diễn biến phức tạp trên biển Đông và việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vấn đề được đại biểu, đồng bào, cử tri cả nước đặc biệt quan tâm.
Theo ông Phúc, ngay những ngày đầu kỳ họp, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận sâu sắc, mạnh mẽ lên án hành động sai trái của phía Trung Quốc. Trong bản thông cáo số 2 của Quốc hội cũng như trong các phát biểu khai mạc và bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội gửi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện các nước, Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới và các tổ chức liên nghị viện khác đều nêu rõ tuyên bố về lập trường chính nghĩa của Việt Nam, sự kiên quyết phản đối hành động sai phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Quốc hội cũng kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng thống nhất ý chí, hành động, ủng hộ và thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt - Trung.
Nhận xét chung về kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng ở một số phiên thảo luận tại hội trường, ông rất buồn khi thấy một số nội dung đại biểu hiểu rõ nhưng chả phát biểu gì.
"Khi làm nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm tín nhiệm, Trung ương nhất trí rất cao, có một số đồng chí ở Trung ương cũng phát biểu, ở Thường vụ Quốc hội cũng phát biểu mà ra Quốc hội lại không nói gì cả", Chủ tịch nêu ví dụ.
Vẫn theo nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, có đại biểu còn phát biểu bài của người khác, thế là không nghiêm túc, cần rút kinh nghiệm ngay.
Về kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự kiến khai mạc 20/10 và bế mạc 29/11. Sẽ có đến 30 dự án luật và hai nghị quyết được xem xét tại kỳ họp này.
Trong khoảng 35 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành nửa ngày lấy phiếu tín nhiệm, ông Phúc cho biết.
Nhiều ý kiến tại thảo luận đề nghị cách tổ chức kỳ họp Quốc hội tới cần linh hoạt hơn, không nên bố trí thời gian thảo luận về mọi dự án luật đều như nhau.
"Trên tinh thần tiết kiệm, nhưng đừng có câu thúc thời gian quá, Quốc hội tức là cuộc họp bàn việc nước, bàn việc nước sao cứ nói ngắn dài được", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ nhiệm Giàu cho biết, khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp ông cũng hơi bất ngờ vì bà con đến dự rất đông và rất quan tâm đến hoạt động của Quốc hội.
Bản lĩnh của Quốc hội về biển Đông, rõ nét nhất là bài khai mạc và bế mạc của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại và bất ngờ là Quốc hội dành ngân sách 16 ngàn tỷ đồng cho các cơ quan chấp pháp, ông Giàu phản ánh tâm tư của cử tri.
Báo cáo đánh giá kỳ họp thứ 7 được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng dành nhiều dung lượng cho biển Đông.
Ông Phúc nói, trong thời gian diễn ra kỳ họp, những diễn biến phức tạp trên biển Đông và việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vấn đề được đại biểu, đồng bào, cử tri cả nước đặc biệt quan tâm.
Theo ông Phúc, ngay những ngày đầu kỳ họp, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận sâu sắc, mạnh mẽ lên án hành động sai trái của phía Trung Quốc. Trong bản thông cáo số 2 của Quốc hội cũng như trong các phát biểu khai mạc và bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội gửi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện các nước, Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới và các tổ chức liên nghị viện khác đều nêu rõ tuyên bố về lập trường chính nghĩa của Việt Nam, sự kiên quyết phản đối hành động sai phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Quốc hội cũng kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng thống nhất ý chí, hành động, ủng hộ và thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt - Trung.
Nhận xét chung về kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng ở một số phiên thảo luận tại hội trường, ông rất buồn khi thấy một số nội dung đại biểu hiểu rõ nhưng chả phát biểu gì.
"Khi làm nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm tín nhiệm, Trung ương nhất trí rất cao, có một số đồng chí ở Trung ương cũng phát biểu, ở Thường vụ Quốc hội cũng phát biểu mà ra Quốc hội lại không nói gì cả", Chủ tịch nêu ví dụ.
Vẫn theo nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, có đại biểu còn phát biểu bài của người khác, thế là không nghiêm túc, cần rút kinh nghiệm ngay.
Về kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự kiến khai mạc 20/10 và bế mạc 29/11. Sẽ có đến 30 dự án luật và hai nghị quyết được xem xét tại kỳ họp này.
Trong khoảng 35 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành nửa ngày lấy phiếu tín nhiệm, ông Phúc cho biết.
Nhiều ý kiến tại thảo luận đề nghị cách tổ chức kỳ họp Quốc hội tới cần linh hoạt hơn, không nên bố trí thời gian thảo luận về mọi dự án luật đều như nhau.
"Trên tinh thần tiết kiệm, nhưng đừng có câu thúc thời gian quá, Quốc hội tức là cuộc họp bàn việc nước, bàn việc nước sao cứ nói ngắn dài được", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.