“Bà đỡ” của các khu công nghiệp
Chuyện về một người phụ nữ chuyên kinh doanh các khu công nghiệp và làm chủ các khu công nghiệp lớn đang “ăn nên làm ra”
Sinh trưởng và lớn lên ở đất học Thành Nam, Nguyễn Thị Nguyệt Hường mang nguyên vẹn trong mình tinh thần ham học hỏi của người con gái đất học xưa, nhưng ngời sáng qua ánh mắt của chị là một niềm đam mê kinh doanh mãnh liệt.
Tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Matxcơva (Nga), ngỡ mình sẽ trở về nước làm giáo viên hay những nghề liên quan đến ngành học như truyền hình, truyền thông và báo chí, chị đã bắt đầu bằng việc đi làm nhân viên kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu. Sau ba năm, với bản tính nhanh nhẹn và ham học hỏi, chị đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và mạnh dạn đứng ra lập công ty riêng.
Nhanh nhạy nắm bắt cơ hội
Nhờ làm ăn uy tín nên khách hàng rất tin tưởng và đặt hàng rất nhiều nhưng chị vẫn không thể nhận nhiều đơn hàng. Do không có đủ mặt bằng sản xuất nên không thể lắp đặt máy móc cho sản xuất và cũng không có chỗ để tuyển nhân công mới. Bức xúc quá! Chị chạy loanh quanh. Và có ý kiến khuyên sao Hường không sang các tỉnh lân cận để mở rộng sản xuất.
Nhận thấy đó là ý tưởng hay và chị bắt đầu tìm hiểu. Sau khi thuê được 7,5 ha ở Hưng Yên, chị rất phấn khởi chuẩn bị xây dựng nhà máy. Tình cờ, chị biết được tập đoàn xe máy Lifan cũng đang loay hoay đi thuê mặt bằng. Một đề xuất được đưa ra từ phía Lifan là thuê lại mặt bằng sản xuất trong khi chị đã xây dựng cơ sở sẵn nhưng đơn hàng vẫn chưa nhận. Thấy hợp lý, chị đã đồng ý.
Từ thành công ngay ở dự án đầu tiên là Khu công nghiệp Xe máy Lifan, Nguyệt Hường nảy ra ý nghĩ: Mình là người Việt Nam mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc xin mặt bằng để mở rộng nhà xưởng như vậy thì những công ty nước ngoài sẽ ra sao, nhất là họ lại vướng phải rào cản ngôn ngữ? Sao không xây dựng mặt bằng để cho các nhà đầu tư thuê lại?
Ý nghĩ “liều lĩnh” ấy tưởng chỉ thoáng qua, thế mà chị làm thật.
Khi đó, khu công nghiệp Nam Sách, “đứa con đầu lòng” của tỉnh Hải Dương, đang có nguy cơ phá sản do chủ đầu tư trước không đủ năng lực tài chính để chi trả tiền đền bù, người nông dân rất bức xúc khi nhìn thấy đất đai để cỏ mọc mà muốn sản xuất cũng không làm được vì không có thuỷ lợi. Đơn thư khắp nơi. Đúng thời điểm đó chị về Hải Dương.
Sau khi nghiên cứu thực tế và tìm hiểu hết miền Nam cũng như một số nước lân cận để xem mô hình khu công nghiệp như thế nào, kiểm nghiệm ý tưởng của mình có đúng không. Chị quyết định bắt tay vực dậy Khu công nghiệp Nam Sách lớn đang đứng trên bờ vực thẳm này.
Chị nhớ lại: “Mình chịu sức ép rất lớn vì đây là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh, người dân kêu ca, trong nội bộ chính quyền cũng có người chưa hiểu mô hình khu công nghiệp mang lợi ích gì. Hơn nữa người chủ trước đã thất bại”.
Tuy nhiên, chỉ trong 15 ngày, vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng được giải quyết. Sau đó, chị bắt tay vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đây là khâu đòi hỏi lượng vốn không nhỏ. Chị đã đầu tư hết 32 tỷ đồng để xây dựng và cải tạo lại cơ sở hạ tầng với quy mô rộng 64ha.
Một điều không may mắn xảy ra đã thử thách ý chí của chị. Xây dựng hạ tầng cơ sở được 50% thì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát, các nhà đầu tư không dám đến Việt Nam. “Đó thực sự là thời điểm khó khăn. Đau khổ. Khủng hoảng về mặt tinh thần vì một đống tiền bỏ ra”, chị hồi tưởng.
Nếu cứ như vậy thì lãi mẹ đẻ lãi con, phá sản là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên với bản lĩnh rắn rỏi, chị đã tìm cách xoay chuyển tình thế. Mấy tháng liền, các nhà đầu tư không muốn tới Việt Nam.
Chị tự tìm hiểu về các công ty nước ngoài, thậm chí bay sang tận nước bạn để thuyết phục họ tới Việt Nam đầu tư. Tiếp đó, chị gọi điện, gửi thư điện tử để giữ nhịp thông tin với khách hàng, thông báo cho họ tiến độ tại Việt Nam.
May mắn là dịch SARS được dập trong vòng 6 tháng, khách hàng trở lại Việt Nam và họ nhận thấy những điều chị nói được chứng minh trên thực tiễn và quyết định đầu tư. Trong 4 năm (từ năm 2002 - 2006), Khu công nghiệp Nam Sách đã được phủ kín 90% diện tích với các dự án, tổng số vốn đầu tư lên tới gần 100 triệu USD, mỗi năm làm lợi hàng tỷ đồng cho địa phương.
Hiện chị Nguyệt Hường bắt tay vào đầu tư Khu công nghiệp Tân Trường (Hải Dương), diện tích 150ha và Khu công nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc). Chị còn là bà chủ của các khu công nghiệp lớn đang “ăn nên làm ra” như Phố Nối B (Hưng Yên), Phùng Xá (Quốc Oai - Hà Tây) và Đài Tư (Hà Nội), thu hút hơn 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổng số vốn lên tới 1,4 tỷ USD. Trong đó, có những doanh nghiệp lớn 100% vốn đầu tư nước ngoài (như Christan, Havina), tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Với những thành công ấy, chị Nguyệt Hường vinh dự được tặng nhiều bằng khen của các bộ, ngành, trong đó phải kể tới danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu 2007 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng vào ngày 11/10 vừa qua.
Không chỉ là người có tài trong kinh doanh, Nguyệt Hường còn rất được tín nhiệm trong công tác xã hội. Ở tuổi 37, chị đã là đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội, và hiện là đại biểu Quốc hội khóa XII.
Kiên tâm trên lĩnh vực “kinh doanh lõi”
Hỏi về bí quyết để liên tiếp gặt hái được thành công, chị cho biết: Tất cả đều theo một nguyên tắc xuyên suốt là minh bạch, công khai, hỗ trợ cho nhà đầu tư tối đa, kể cả trong nước và nước ngoài.
Thuyết phục người khác bao giờ cũng khó nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào nhiều nước. Chính vì thế, họ rất có kinh nghiệm trong đầu tư và đánh giá môi trường đầu tư. Nói quá tốt họ sẽ không bao giờ tin và khi thẩm định thông tin thấy mình nói không đúng thì sẽ không bao giờ thuyết phục được họ nữa.
Chính vì vậy, khi thuyết phục nhà đầu tư, có gì mình nói như vậy; thậm chí cả những khó khăn mà nhà đầu tư gặp phải nhưng bao giờ cũng đi kèm giải pháp và đó là điều họ muốn nghe và đó cũng là cái phản ánh năng lực của chủ đầu tư. Nếu không nhẫn nại sẽ rất khó thuyết phục nhà đầu tư. Các doanh nghiệp Nhật Bản thường phải mất 6 - 12 tháng thẩm tra thông tin của mình.
Bản thân các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam không phải chỉ nghe mỗi mình nói mà họ sẽ thuê các văn phòng luật sư kiểm chứng lại thông tin. Khi họ thấy rằng những thông tin ấy là đúng thì họ lập tức đầu tư, và cứ như thế các bạn hàng tự giới thiệu cho nhau tới Việt Nam làm ăn.
Bao giờ cũng tư vấn có lợi nhất cho nhà đầu tư trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Ví như những doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao giờ cũng tư vấn gần cảng để giảm chi phí vận tải và hải quan; vì vậy Khu công nghiệp Nam Sách thu hút được rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, còn ở những vùng khác như Hà Nội, lại khuyên nên kinh doanh công nghệ cao, hay nên sử dụng mặt bằng tiết kiệm.
“Doanh nghiệp khó ở đâu, chúng tôi tư vấn cho họ tháo gỡ ở đó, phải hướng đến hiệu quả, làm cho họ tin vào môi trường đầu tư ở Việt Nam”, đó chính là bí quyết, là kinh nghiệm mà chị Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vận dụng.
Khởi đầu bao giờ cũng có khó khăn nhưng chị đã nhanh chóng hiểu ra rằng cần phải có bộ máy trơn tru.
Mỗi khu công nghiệp của chị giờ đây đều có công ty riêng để quản lý. Chị đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên chuyên trách có tay nghề. Và lúc đó bất cứ khó khăn nào của nhà đầu tư cũng được xử lý kịp thời trong thời gian ngắn nhất.
Sau những thành công của tập đoàn, chị Nguyệt Hường cho biết trong tương lai, kinh doanh lõi của tập đoàn vẫn là phát triển các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, chị cũng đang có dự định mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng chị nhấn mạnh sẽ không mở rộng tràn lan mà quyết tâm thực hiện mảng “kinh doanh lõi” thật tốt. Hơn nữa chị cũng đang có nhiều công việc trong khu công nghiệp để làm.
Tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Matxcơva (Nga), ngỡ mình sẽ trở về nước làm giáo viên hay những nghề liên quan đến ngành học như truyền hình, truyền thông và báo chí, chị đã bắt đầu bằng việc đi làm nhân viên kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu. Sau ba năm, với bản tính nhanh nhẹn và ham học hỏi, chị đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và mạnh dạn đứng ra lập công ty riêng.
Nhanh nhạy nắm bắt cơ hội
Nhờ làm ăn uy tín nên khách hàng rất tin tưởng và đặt hàng rất nhiều nhưng chị vẫn không thể nhận nhiều đơn hàng. Do không có đủ mặt bằng sản xuất nên không thể lắp đặt máy móc cho sản xuất và cũng không có chỗ để tuyển nhân công mới. Bức xúc quá! Chị chạy loanh quanh. Và có ý kiến khuyên sao Hường không sang các tỉnh lân cận để mở rộng sản xuất.
Nhận thấy đó là ý tưởng hay và chị bắt đầu tìm hiểu. Sau khi thuê được 7,5 ha ở Hưng Yên, chị rất phấn khởi chuẩn bị xây dựng nhà máy. Tình cờ, chị biết được tập đoàn xe máy Lifan cũng đang loay hoay đi thuê mặt bằng. Một đề xuất được đưa ra từ phía Lifan là thuê lại mặt bằng sản xuất trong khi chị đã xây dựng cơ sở sẵn nhưng đơn hàng vẫn chưa nhận. Thấy hợp lý, chị đã đồng ý.
Từ thành công ngay ở dự án đầu tiên là Khu công nghiệp Xe máy Lifan, Nguyệt Hường nảy ra ý nghĩ: Mình là người Việt Nam mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc xin mặt bằng để mở rộng nhà xưởng như vậy thì những công ty nước ngoài sẽ ra sao, nhất là họ lại vướng phải rào cản ngôn ngữ? Sao không xây dựng mặt bằng để cho các nhà đầu tư thuê lại?
Ý nghĩ “liều lĩnh” ấy tưởng chỉ thoáng qua, thế mà chị làm thật.
Khi đó, khu công nghiệp Nam Sách, “đứa con đầu lòng” của tỉnh Hải Dương, đang có nguy cơ phá sản do chủ đầu tư trước không đủ năng lực tài chính để chi trả tiền đền bù, người nông dân rất bức xúc khi nhìn thấy đất đai để cỏ mọc mà muốn sản xuất cũng không làm được vì không có thuỷ lợi. Đơn thư khắp nơi. Đúng thời điểm đó chị về Hải Dương.
Sau khi nghiên cứu thực tế và tìm hiểu hết miền Nam cũng như một số nước lân cận để xem mô hình khu công nghiệp như thế nào, kiểm nghiệm ý tưởng của mình có đúng không. Chị quyết định bắt tay vực dậy Khu công nghiệp Nam Sách lớn đang đứng trên bờ vực thẳm này.
Chị nhớ lại: “Mình chịu sức ép rất lớn vì đây là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh, người dân kêu ca, trong nội bộ chính quyền cũng có người chưa hiểu mô hình khu công nghiệp mang lợi ích gì. Hơn nữa người chủ trước đã thất bại”.
Tuy nhiên, chỉ trong 15 ngày, vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng được giải quyết. Sau đó, chị bắt tay vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đây là khâu đòi hỏi lượng vốn không nhỏ. Chị đã đầu tư hết 32 tỷ đồng để xây dựng và cải tạo lại cơ sở hạ tầng với quy mô rộng 64ha.
Một điều không may mắn xảy ra đã thử thách ý chí của chị. Xây dựng hạ tầng cơ sở được 50% thì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát, các nhà đầu tư không dám đến Việt Nam. “Đó thực sự là thời điểm khó khăn. Đau khổ. Khủng hoảng về mặt tinh thần vì một đống tiền bỏ ra”, chị hồi tưởng.
Nếu cứ như vậy thì lãi mẹ đẻ lãi con, phá sản là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên với bản lĩnh rắn rỏi, chị đã tìm cách xoay chuyển tình thế. Mấy tháng liền, các nhà đầu tư không muốn tới Việt Nam.
Chị tự tìm hiểu về các công ty nước ngoài, thậm chí bay sang tận nước bạn để thuyết phục họ tới Việt Nam đầu tư. Tiếp đó, chị gọi điện, gửi thư điện tử để giữ nhịp thông tin với khách hàng, thông báo cho họ tiến độ tại Việt Nam.
May mắn là dịch SARS được dập trong vòng 6 tháng, khách hàng trở lại Việt Nam và họ nhận thấy những điều chị nói được chứng minh trên thực tiễn và quyết định đầu tư. Trong 4 năm (từ năm 2002 - 2006), Khu công nghiệp Nam Sách đã được phủ kín 90% diện tích với các dự án, tổng số vốn đầu tư lên tới gần 100 triệu USD, mỗi năm làm lợi hàng tỷ đồng cho địa phương.
Hiện chị Nguyệt Hường bắt tay vào đầu tư Khu công nghiệp Tân Trường (Hải Dương), diện tích 150ha và Khu công nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc). Chị còn là bà chủ của các khu công nghiệp lớn đang “ăn nên làm ra” như Phố Nối B (Hưng Yên), Phùng Xá (Quốc Oai - Hà Tây) và Đài Tư (Hà Nội), thu hút hơn 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổng số vốn lên tới 1,4 tỷ USD. Trong đó, có những doanh nghiệp lớn 100% vốn đầu tư nước ngoài (như Christan, Havina), tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Với những thành công ấy, chị Nguyệt Hường vinh dự được tặng nhiều bằng khen của các bộ, ngành, trong đó phải kể tới danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu 2007 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng vào ngày 11/10 vừa qua.
Không chỉ là người có tài trong kinh doanh, Nguyệt Hường còn rất được tín nhiệm trong công tác xã hội. Ở tuổi 37, chị đã là đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội, và hiện là đại biểu Quốc hội khóa XII.
Kiên tâm trên lĩnh vực “kinh doanh lõi”
Hỏi về bí quyết để liên tiếp gặt hái được thành công, chị cho biết: Tất cả đều theo một nguyên tắc xuyên suốt là minh bạch, công khai, hỗ trợ cho nhà đầu tư tối đa, kể cả trong nước và nước ngoài.
Thuyết phục người khác bao giờ cũng khó nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào nhiều nước. Chính vì thế, họ rất có kinh nghiệm trong đầu tư và đánh giá môi trường đầu tư. Nói quá tốt họ sẽ không bao giờ tin và khi thẩm định thông tin thấy mình nói không đúng thì sẽ không bao giờ thuyết phục được họ nữa.
Chính vì vậy, khi thuyết phục nhà đầu tư, có gì mình nói như vậy; thậm chí cả những khó khăn mà nhà đầu tư gặp phải nhưng bao giờ cũng đi kèm giải pháp và đó là điều họ muốn nghe và đó cũng là cái phản ánh năng lực của chủ đầu tư. Nếu không nhẫn nại sẽ rất khó thuyết phục nhà đầu tư. Các doanh nghiệp Nhật Bản thường phải mất 6 - 12 tháng thẩm tra thông tin của mình.
Bản thân các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam không phải chỉ nghe mỗi mình nói mà họ sẽ thuê các văn phòng luật sư kiểm chứng lại thông tin. Khi họ thấy rằng những thông tin ấy là đúng thì họ lập tức đầu tư, và cứ như thế các bạn hàng tự giới thiệu cho nhau tới Việt Nam làm ăn.
Bao giờ cũng tư vấn có lợi nhất cho nhà đầu tư trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Ví như những doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao giờ cũng tư vấn gần cảng để giảm chi phí vận tải và hải quan; vì vậy Khu công nghiệp Nam Sách thu hút được rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, còn ở những vùng khác như Hà Nội, lại khuyên nên kinh doanh công nghệ cao, hay nên sử dụng mặt bằng tiết kiệm.
“Doanh nghiệp khó ở đâu, chúng tôi tư vấn cho họ tháo gỡ ở đó, phải hướng đến hiệu quả, làm cho họ tin vào môi trường đầu tư ở Việt Nam”, đó chính là bí quyết, là kinh nghiệm mà chị Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vận dụng.
Khởi đầu bao giờ cũng có khó khăn nhưng chị đã nhanh chóng hiểu ra rằng cần phải có bộ máy trơn tru.
Mỗi khu công nghiệp của chị giờ đây đều có công ty riêng để quản lý. Chị đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên chuyên trách có tay nghề. Và lúc đó bất cứ khó khăn nào của nhà đầu tư cũng được xử lý kịp thời trong thời gian ngắn nhất.
Sau những thành công của tập đoàn, chị Nguyệt Hường cho biết trong tương lai, kinh doanh lõi của tập đoàn vẫn là phát triển các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, chị cũng đang có dự định mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng chị nhấn mạnh sẽ không mở rộng tràn lan mà quyết tâm thực hiện mảng “kinh doanh lõi” thật tốt. Hơn nữa chị cũng đang có nhiều công việc trong khu công nghiệp để làm.