Ba kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài
Cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng và cổ phần hóa là ba vấn đề các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất khi đối thoại với Thủ tướng
“Việt Nam đang dành ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi có những thuận lợi cơ bản đảm bảo sự thành công khi các bạn đầu tư vào Việt Nam.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thông điệp này tới cộng đồng doanh nghiệp trong cuộc đối thoại với các nhà đầu tư tại Hội nghị Quốc tế về Kinh tế đối ngoại 2008 khai mạc ngày 8/1.
Khác với những cuộc đối thoại trước đây, Hội nghị bàn tròn lần này mở ra cơ hội đối thoại với Chính phủ không chỉ cho các nhà đầu tư đã có mặt tại Việt Nam mà còn dành cho cả những nhà đầu tư chưa hoạt động tại Việt Nam.
Vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm nhất tại buổi đối thoại này xoay quanh việc phát triển cơ sở hạ tầng, tiến trình cổ phần hóa và phòng chống tham nhũng trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng
Trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai tại châu Á - đặc biệt hấp dẫn với các tiềm năng phát triển trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Ông Stuart Dean, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của General Electric (GE) cho rằng với một đất nước có tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam hiện nay, trong tương lai, Việt Nam cần xây dựng lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đón đầu sự phát triển và tiếp nhận được kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực.
Do đó Việt Nam cần có tầm nhìn đi trước về dự án hạ tầng của mình. Chính vì vậy, vấn đề được GE quan tâm hiện nay là Việt Nam đang chú trọng phát triển lĩnh vực cụ thể nào về cơ sở hạ tầng. “Liệu Thủ tướng có thể miêu tả chi tiết hơn về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng thời gian tới của Việt Nam?”, ông Stuart Dean đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi của tập đoàn GE, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển tất cả các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Song chú trọng đặc biệt vẫn là hạ tầng giao thông, cụ thể là phát triển đường bộ, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ cũng ưu tiên phát triển nhanh ngành hàng không phục vụ cho nhu cầu đầu tư, thương mại, du lịch. Về thị trường viễn thông Việt Nam, ông Christian Fredrikson, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Nokia Siemens Networks bày tỏ mối quan tâm đầu tư nhằm kéo gần khoảng cách kỹ thuật giữa nông thôn và thành thị của Việt Nam nơi đang có những bước tăng trưởng tuyệt vời, những nhu cầu rất cao về Internet, băng thông rộng và dịch vụ di động.
Nhìn vào sự phát triển của băng tần rộng tại Việt Nam, ông Christian Fredrikson, muốn biết: “Những công ty nước ngoài có thể hỗ trợ như thế nào trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở viễn thông để phát triển ngành viễn thông của Việt Nam, đặc biệt liên quan đến sự phát triển của băng thông rộng”.
Đón nhận những nguyện vọng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ: “Phát triển viễn thông ở Việt Nam là một mục tiêu ưu tiên cao của chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa xã hội Việt Nam phát triển theo hướng xã hội thông tin. Phát triển hạ tầng băng thông rộng và mobile rộng khắp sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân Việt Nam có thể được sử dụng Internet để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội”.
Thủ tướng cho biết: “Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích tiến hành cổ phần hoá 9 công ty viễn thông ở Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh Nokia cũng như các hãng khác quan tâm đầu tư vào thị trường viễn thông của Việt Nam, đặc biệt tham gia đầu tư vào hạ tầng viễn thông, trước hết là lĩnh vực băng thông rộng, lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu tư”.
Ông Oo Soon Hee, Giám đốc khu vực Đông Nam Á Tata Steel đặt câu hỏi: với hiện trạng ngành thép của Việt Nam hiện nay, công ty Tata có thể đóng vai trò gì để hỗ trợ ngành công nghiệp thép của Việt Nam?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ mong muốn tập đoàn Tata sớm hoàn thành báo cáo khả thi dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Hà Tĩnh để Chính phủ xem xét và cho biết: trong những năm qua Việt Nam phát triển ngành thép theo hướng đi từ phát triển hạ nguồn đến trung và thượng nguồn. Theo đó, khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất ra các sản phẩm cán thép dân dụng, nhập phôi để cán thép.
Nhưng bây giờ đã đến giai đoạn khuyến khích đầu tư thượng nguồn để làm ra sản phẩm thép, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay và trong những năm tới, Chính phủ Việt Nam hết sức ưu tiên để khuyến khích các dự án đầu tư khai thác quặng thép tại Việt Nam cũng như nhập quặng thép từ bên ngoài vào Việt Nam để sản xuất phôi thép và từ đó sản xuất ra các sản phẩm khác.
Tập trung cổ phần hóa và chống tham nhũng
Một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư quốc tế tỏ ý quan ngại hiện nay là việc chậm trễ trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, tại buổi Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tiến trình cổ phần hóa của Việt Nam đang đi đúng tiến độ và đưa ra dẫn chứng cụ thể: “Đầu những năm 2001, có tới 6.000 doanh nghiệp Nhà nước, nhưng tới cuối năm 2007 chỉ còn 1.400 doanh nghiệp vốn Nhà nước (trong đó có hơn 400 doanh nghiệp là lâm trường nông lâm), chứng tỏ tiến trình cổ phần hóa vẫn đi đúng tiến độ”.
Hiện vẫn còn 104 tổng công ty Nhà nước chưa cổ phần hóa, nhưng theo lộ trình từ 2008-2010 tất cả các công ty này sẽ được cổ phần hóa xong. Phương thức cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc thị trường, gắn liền với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đang tính toàn tạo điều kiện niêm yết tại thị trường bên ngoài. Do đó, Thủ tướng hoan nghênh các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phần hóa và tham gia cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam gắn với việc tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vấn đề chống tham nhũng và bảo vệ nhà đầu tư vẫn luôn là một đề tài được các nhà đầu tư quan tâm và tại Hội nghị này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Mặc dù Chính phủ cam kết đấu tranh chống tham nhũng, nhưng vẫn có một số lo ngại về những cản trở trên con đường này. Chính vì vậy, tại Hội nghị, các nhà đầu tư đã đề nghị Thủ tướng cho biết tiến độ thực hiện cũng như kết quả đạt được trong lĩnh vực này để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư.
Trước những băn khoăn của nhà đầu tư, Thủ tướng cho rằng tham nhũng không chỉ có ở Việt Nam và không có nước nào không có tham nhũng nhưng Việt Nam coi đây là một thách thức đối với sự phát triển và tồn vong của Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này bởi vì dân tộc Việt Nam, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có gì quyết tâm mà không làm được.
“Đây là một cuộc chiến khó khăn phức tạp, phải kiên trì giải quyết đồng bộ, không thể nói hôm nay hết rồi ngày mai sẽ không có nữa. Tham nhũng vừa là hành vi pháp luật vừa là hành vi đạo đức, vì thế chống tham nhũng phải thực hiện kiên quyết, đồng bộ các biện pháp và đúng pháp luật”.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện bốn giải pháp lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng: hoàn thiện thể chế luật pháp; xây dựng nền kinh tế thị trường thông thoáng, minh bạch theo cơ chế thị trường; đẩy mạnh cải cách hành chính; cũng như xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng và từng bước cải thiện đồng lương của công chức Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết hợp tác quốc tế về chống tham nhũng nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các nước trên thế giới về vấn đề này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thông điệp này tới cộng đồng doanh nghiệp trong cuộc đối thoại với các nhà đầu tư tại Hội nghị Quốc tế về Kinh tế đối ngoại 2008 khai mạc ngày 8/1.
Khác với những cuộc đối thoại trước đây, Hội nghị bàn tròn lần này mở ra cơ hội đối thoại với Chính phủ không chỉ cho các nhà đầu tư đã có mặt tại Việt Nam mà còn dành cho cả những nhà đầu tư chưa hoạt động tại Việt Nam.
Vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm nhất tại buổi đối thoại này xoay quanh việc phát triển cơ sở hạ tầng, tiến trình cổ phần hóa và phòng chống tham nhũng trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng
Trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai tại châu Á - đặc biệt hấp dẫn với các tiềm năng phát triển trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Ông Stuart Dean, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của General Electric (GE) cho rằng với một đất nước có tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam hiện nay, trong tương lai, Việt Nam cần xây dựng lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đón đầu sự phát triển và tiếp nhận được kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực.
Do đó Việt Nam cần có tầm nhìn đi trước về dự án hạ tầng của mình. Chính vì vậy, vấn đề được GE quan tâm hiện nay là Việt Nam đang chú trọng phát triển lĩnh vực cụ thể nào về cơ sở hạ tầng. “Liệu Thủ tướng có thể miêu tả chi tiết hơn về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng thời gian tới của Việt Nam?”, ông Stuart Dean đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi của tập đoàn GE, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển tất cả các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Song chú trọng đặc biệt vẫn là hạ tầng giao thông, cụ thể là phát triển đường bộ, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ cũng ưu tiên phát triển nhanh ngành hàng không phục vụ cho nhu cầu đầu tư, thương mại, du lịch. Về thị trường viễn thông Việt Nam, ông Christian Fredrikson, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Nokia Siemens Networks bày tỏ mối quan tâm đầu tư nhằm kéo gần khoảng cách kỹ thuật giữa nông thôn và thành thị của Việt Nam nơi đang có những bước tăng trưởng tuyệt vời, những nhu cầu rất cao về Internet, băng thông rộng và dịch vụ di động.
Nhìn vào sự phát triển của băng tần rộng tại Việt Nam, ông Christian Fredrikson, muốn biết: “Những công ty nước ngoài có thể hỗ trợ như thế nào trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở viễn thông để phát triển ngành viễn thông của Việt Nam, đặc biệt liên quan đến sự phát triển của băng thông rộng”.
Đón nhận những nguyện vọng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ: “Phát triển viễn thông ở Việt Nam là một mục tiêu ưu tiên cao của chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa xã hội Việt Nam phát triển theo hướng xã hội thông tin. Phát triển hạ tầng băng thông rộng và mobile rộng khắp sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân Việt Nam có thể được sử dụng Internet để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội”.
Thủ tướng cho biết: “Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích tiến hành cổ phần hoá 9 công ty viễn thông ở Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh Nokia cũng như các hãng khác quan tâm đầu tư vào thị trường viễn thông của Việt Nam, đặc biệt tham gia đầu tư vào hạ tầng viễn thông, trước hết là lĩnh vực băng thông rộng, lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu tư”.
Ông Oo Soon Hee, Giám đốc khu vực Đông Nam Á Tata Steel đặt câu hỏi: với hiện trạng ngành thép của Việt Nam hiện nay, công ty Tata có thể đóng vai trò gì để hỗ trợ ngành công nghiệp thép của Việt Nam?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ mong muốn tập đoàn Tata sớm hoàn thành báo cáo khả thi dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Hà Tĩnh để Chính phủ xem xét và cho biết: trong những năm qua Việt Nam phát triển ngành thép theo hướng đi từ phát triển hạ nguồn đến trung và thượng nguồn. Theo đó, khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất ra các sản phẩm cán thép dân dụng, nhập phôi để cán thép.
Nhưng bây giờ đã đến giai đoạn khuyến khích đầu tư thượng nguồn để làm ra sản phẩm thép, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay và trong những năm tới, Chính phủ Việt Nam hết sức ưu tiên để khuyến khích các dự án đầu tư khai thác quặng thép tại Việt Nam cũng như nhập quặng thép từ bên ngoài vào Việt Nam để sản xuất phôi thép và từ đó sản xuất ra các sản phẩm khác.
Tập trung cổ phần hóa và chống tham nhũng
Một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư quốc tế tỏ ý quan ngại hiện nay là việc chậm trễ trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, tại buổi Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tiến trình cổ phần hóa của Việt Nam đang đi đúng tiến độ và đưa ra dẫn chứng cụ thể: “Đầu những năm 2001, có tới 6.000 doanh nghiệp Nhà nước, nhưng tới cuối năm 2007 chỉ còn 1.400 doanh nghiệp vốn Nhà nước (trong đó có hơn 400 doanh nghiệp là lâm trường nông lâm), chứng tỏ tiến trình cổ phần hóa vẫn đi đúng tiến độ”.
Hiện vẫn còn 104 tổng công ty Nhà nước chưa cổ phần hóa, nhưng theo lộ trình từ 2008-2010 tất cả các công ty này sẽ được cổ phần hóa xong. Phương thức cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc thị trường, gắn liền với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đang tính toàn tạo điều kiện niêm yết tại thị trường bên ngoài. Do đó, Thủ tướng hoan nghênh các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phần hóa và tham gia cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam gắn với việc tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vấn đề chống tham nhũng và bảo vệ nhà đầu tư vẫn luôn là một đề tài được các nhà đầu tư quan tâm và tại Hội nghị này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Mặc dù Chính phủ cam kết đấu tranh chống tham nhũng, nhưng vẫn có một số lo ngại về những cản trở trên con đường này. Chính vì vậy, tại Hội nghị, các nhà đầu tư đã đề nghị Thủ tướng cho biết tiến độ thực hiện cũng như kết quả đạt được trong lĩnh vực này để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư.
Trước những băn khoăn của nhà đầu tư, Thủ tướng cho rằng tham nhũng không chỉ có ở Việt Nam và không có nước nào không có tham nhũng nhưng Việt Nam coi đây là một thách thức đối với sự phát triển và tồn vong của Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này bởi vì dân tộc Việt Nam, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có gì quyết tâm mà không làm được.
“Đây là một cuộc chiến khó khăn phức tạp, phải kiên trì giải quyết đồng bộ, không thể nói hôm nay hết rồi ngày mai sẽ không có nữa. Tham nhũng vừa là hành vi pháp luật vừa là hành vi đạo đức, vì thế chống tham nhũng phải thực hiện kiên quyết, đồng bộ các biện pháp và đúng pháp luật”.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện bốn giải pháp lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng: hoàn thiện thể chế luật pháp; xây dựng nền kinh tế thị trường thông thoáng, minh bạch theo cơ chế thị trường; đẩy mạnh cải cách hành chính; cũng như xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng và từng bước cải thiện đồng lương của công chức Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết hợp tác quốc tế về chống tham nhũng nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các nước trên thế giới về vấn đề này.