Ba lỗi hàng Việt xuất vào Mỹ hay mắc
Đã có dịch vụ hỗ trợ các công ty Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ
Mới đây, công ty FDA Registrar (Mỹ) đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ hỗ trợ các công ty Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, đáp ứng các điều kiện của Cơ quan Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).
Trao đổi với báo giới, ông David Lennarz, Phó chủ tịch FDA Registrar, cho biết:
- Mặc dù Mỹ là một thị trường rộng lớn với 300 triệu người tiêu dùng, nhưng thực phẩm và đồ uống nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cực kỳ gắt gao. Đặc biệt, sau sự kiện 11/9, Mỹ đặt thêm các tiêu chuẩn về an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa các chất độc hại có thể được bọn khủng bố lén đưa vào Mỹ để sử dụng làm vũ khí sinh học và hóa học.
Đạo luật này yêu cầu các công ty nước ngoài, trong đó có công ty Việt Nam, sản xuất hoặc tích trữ thực phẩm và đồ uống phục vụ cho người tiêu dùng hoặc gia súc phải đăng ký nhà máy hoặc kho chứa hàng tại Mỹ. Thêm vào đó, các công ty này cần chỉ định “đại lý Mỹ liên hệ với FDA” để thực hiện công việc liên lạc giao tiếp giữa FDA và công ty.
Ngoài ra, FDA có nhiều yêu cầu về nhãn hàng đối với thực phẩm và đồ uống. Năm 2006, FDA đã đưa ra một số yêu cầu mới về nhãn hàng liên quan đến chất gây dị ứng và chất béo.
Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều trường hợp thực phẩm của công ty Việt Nam xuất sang Mỹ bị gửi về?
Các công ty Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các quy định phức tạp của FDA. Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm công ty Việt Nam bị trả lại là dán nhãn sản phẩm sai, trái với quy định của FDA.
Theo thống kê của FDA, có tới 22% hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ các nước bị tịch thu và bị trả lại do lỗi nhãn hàng.
Những lỗi mà các công ty Việt Nam hay mắc phải gồm:
Thứ nhất, nhãn hiệu hàng hóa không được thể hiện bằng tiếng Anh. Cho dù sản phẩm của các bạn có nhãn hiệu bằng các ngôn ngữ khác, thì tại thị trường Mỹ, các nhãn hiệu phải được thể hiện bằng tiếng Anh.
Vấn đề thứ hai là biểu đồ thống kê chất dinh dưỡng. FDA đặt ra quy định hết sức chặt chẽ đối với mẫu biểu đồ thống kê chất dinh dưỡng các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, từ vị trí biểu đồ trên sản phẩm, độ dài các hàng chữ trên biểu đồ, và việc sắp đặt biểu đồ thống kê trên nhãn hàng. Các công ty Việt Nam thường vi phạm những yêu cầu này.
Thứ ba, các công ty Việt Nam cần phải biết chắc rằng các hợp chất sử dụng trong sản phẩm và được thể hiện trên nhãn hàng được phép sử dụng tại Mỹ. FDA hiện có một danh sách các hợp chất được chấp nhận, gọi là danh sách GRAS (Generally Recognized As Safe - được công nhận là an toàn). Hàng hóa sử dụng bất kỳ một hợp chất nào ngoài danh sách cũng có thể bị tịch thu và bị gửi trả lại.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam không được phép sao chép lại nhãn hàng của các sản phẩm khác. Một công ty cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ không có nghĩa là nhãn hiệu sản phẩm của họ đã chính xác 100%.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị các công ty Việt Nam không nên sao chép nhãn hàng, mà hãy nghiên cứu, hoặc thuê chuyên gia kiểm chứng để đảm bảo rằng nhãn hàng của mình là chuẩn.
FDA Registrar sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
FDA Registrar cung cấp đại diện tại Mỹ cho hàng nghìn công ty từ hơn 80 quốc gia trên thế giới. Tương tự, nhờ sự tiếp xúc và liên hệ hàng ngày với FDA, chúng tôi sẽ là trung gian cung cấp hỗ trợ, tư vấn về quy định cho các công ty Việt Nam.
Đồng thời, chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm tra nhãn hàng cho các công ty Việt Nam. Các công ty chỉ cần gửi nhãn hàng cho chúng tôi, chúng tôi sẽ kiểm tra và xác định đâu là chỗ sai, những gì cần sửa để nhãn hàng phù hợp với yêu cầu của FDA. Như vậy, nguy cơ hàng bị trả lại sẽ ít hơn.
Văn phòng đại diện của FDA Registrar sẽ chủ yếu đóng vai trò đầu mối liên hệ bởi mọi dịch vụ sẽ được thực hiện bởi nhân viên FDA Registrar tại Mỹ. Ngoài thực phẩm và đồ ăn, FDA Registrar cũng phụ trách các dịch vụ liên quan đến thuốc men, dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
FDA cũng thiết lập những quy tắc và tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt đối với những ngành hàng, đặc biệt là về nhãn hiệu hàng hóa.
Trao đổi với báo giới, ông David Lennarz, Phó chủ tịch FDA Registrar, cho biết:
- Mặc dù Mỹ là một thị trường rộng lớn với 300 triệu người tiêu dùng, nhưng thực phẩm và đồ uống nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cực kỳ gắt gao. Đặc biệt, sau sự kiện 11/9, Mỹ đặt thêm các tiêu chuẩn về an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa các chất độc hại có thể được bọn khủng bố lén đưa vào Mỹ để sử dụng làm vũ khí sinh học và hóa học.
Đạo luật này yêu cầu các công ty nước ngoài, trong đó có công ty Việt Nam, sản xuất hoặc tích trữ thực phẩm và đồ uống phục vụ cho người tiêu dùng hoặc gia súc phải đăng ký nhà máy hoặc kho chứa hàng tại Mỹ. Thêm vào đó, các công ty này cần chỉ định “đại lý Mỹ liên hệ với FDA” để thực hiện công việc liên lạc giao tiếp giữa FDA và công ty.
Ngoài ra, FDA có nhiều yêu cầu về nhãn hàng đối với thực phẩm và đồ uống. Năm 2006, FDA đã đưa ra một số yêu cầu mới về nhãn hàng liên quan đến chất gây dị ứng và chất béo.
Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều trường hợp thực phẩm của công ty Việt Nam xuất sang Mỹ bị gửi về?
Các công ty Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các quy định phức tạp của FDA. Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm công ty Việt Nam bị trả lại là dán nhãn sản phẩm sai, trái với quy định của FDA.
Theo thống kê của FDA, có tới 22% hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ các nước bị tịch thu và bị trả lại do lỗi nhãn hàng.
Những lỗi mà các công ty Việt Nam hay mắc phải gồm:
Thứ nhất, nhãn hiệu hàng hóa không được thể hiện bằng tiếng Anh. Cho dù sản phẩm của các bạn có nhãn hiệu bằng các ngôn ngữ khác, thì tại thị trường Mỹ, các nhãn hiệu phải được thể hiện bằng tiếng Anh.
Vấn đề thứ hai là biểu đồ thống kê chất dinh dưỡng. FDA đặt ra quy định hết sức chặt chẽ đối với mẫu biểu đồ thống kê chất dinh dưỡng các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, từ vị trí biểu đồ trên sản phẩm, độ dài các hàng chữ trên biểu đồ, và việc sắp đặt biểu đồ thống kê trên nhãn hàng. Các công ty Việt Nam thường vi phạm những yêu cầu này.
Thứ ba, các công ty Việt Nam cần phải biết chắc rằng các hợp chất sử dụng trong sản phẩm và được thể hiện trên nhãn hàng được phép sử dụng tại Mỹ. FDA hiện có một danh sách các hợp chất được chấp nhận, gọi là danh sách GRAS (Generally Recognized As Safe - được công nhận là an toàn). Hàng hóa sử dụng bất kỳ một hợp chất nào ngoài danh sách cũng có thể bị tịch thu và bị gửi trả lại.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam không được phép sao chép lại nhãn hàng của các sản phẩm khác. Một công ty cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ không có nghĩa là nhãn hiệu sản phẩm của họ đã chính xác 100%.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị các công ty Việt Nam không nên sao chép nhãn hàng, mà hãy nghiên cứu, hoặc thuê chuyên gia kiểm chứng để đảm bảo rằng nhãn hàng của mình là chuẩn.
FDA Registrar sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
FDA Registrar cung cấp đại diện tại Mỹ cho hàng nghìn công ty từ hơn 80 quốc gia trên thế giới. Tương tự, nhờ sự tiếp xúc và liên hệ hàng ngày với FDA, chúng tôi sẽ là trung gian cung cấp hỗ trợ, tư vấn về quy định cho các công ty Việt Nam.
Đồng thời, chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm tra nhãn hàng cho các công ty Việt Nam. Các công ty chỉ cần gửi nhãn hàng cho chúng tôi, chúng tôi sẽ kiểm tra và xác định đâu là chỗ sai, những gì cần sửa để nhãn hàng phù hợp với yêu cầu của FDA. Như vậy, nguy cơ hàng bị trả lại sẽ ít hơn.
Văn phòng đại diện của FDA Registrar sẽ chủ yếu đóng vai trò đầu mối liên hệ bởi mọi dịch vụ sẽ được thực hiện bởi nhân viên FDA Registrar tại Mỹ. Ngoài thực phẩm và đồ ăn, FDA Registrar cũng phụ trách các dịch vụ liên quan đến thuốc men, dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
FDA cũng thiết lập những quy tắc và tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt đối với những ngành hàng, đặc biệt là về nhãn hiệu hàng hóa.