Ba lý do hỗ trợ chứng khoán lên điểm cuối tháng 3
Chỉ số giá chứng khoán hai sàn Tp.HCM và Hà Nội liên tục giảm trong tháng 2. Liệu xu thế này có còn tiếp diễn trong tháng 3?
Việc hàng loạt các cổ phiếu bị đưa vào danh sách kiểm soát tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã tác động tiêu cực tới diễn biến giao dịch trên thị trường.
Chỉ số giá chứng khoán hai sàn Tp.HCM và Hà Nội liên tục giảm trong tháng 2. Liệu xu thế này có còn tiếp diễn trong tháng 3?
Thi nhau rớt
Nhiều người đã nhen nhóm hy vọng trong tháng 2 trước các thông tin được coi là tốt về việc triển khai gói kích cầu của Chính phủ, theo hướng các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh sẽ được bù lãi suất, mức 4%.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán lại chịu tác động trực tiếp của các tin tức liên quan đến báo cáo tài chính quý 4/2008, trong đó cụ thể nhất là 12 công ty niêm yết được HOSE đưa vào diện kiểm soát trong tháng 2 do vi phạm các tiêu chuẩn niêm yết (đa số do lãi cả năm âm).
VN-Index đã giảm điểm hầu như liên tục trong tháng 2, từ mức 297,52 điểm (ngày 2/2) xuống còn 245,74 điểm (ngày 27/2). HASTC-Index cũng rớt từ 94,5 điểm xuống 83,96 điểm.
Ngoài “lý do” nói trên, có thể thêm một số hiệu ứng phụ sau: giá vàng thế giới và trong nước tăng mạnh do những lo ngại về khó khăn sắp tới, các sàn vàng lại trở nên sôi động hơn cho những nhà đầu cơ; bên cạnh đó khối ngoại bán ròng hầu như cả tháng, nhất là về cuối tháng.
Rõ ràng đây là tín hiệu không tốt cho những ai tham gia thị trường.
Nhìn chung, chỉ số giá chứng khoán hai sàn rớt điểm chủ yếu do việc rớt giá của các cổ phiếu chủ chốt. Ngoài các công ty bị đưa vào diện kiểm soát nói trên, các mã khác như VIC, VPL, SSI, KBC, PVF cũng công bố các báo cáo tài chính tệ hại.
Các điểm sáng còn lại trong Top 20 vốn hoá thị trường như FPT, ACB, VNM, PVD, STB, PVS, FPT... không đủ sức kéo thị trường, bản thân các cổ phiếu này cũng phải tuân thủ theo biến động của chỉ số.
Điều đó chứng tỏ tâm lý đám đông trên thị trường chứng khoán vẫn rất còn lớn.
Thị trường chứng khoán đã tăng điểm trong hai ngày cuối cùng của tháng 2 và có vẻ tiếp tục nhích lên trong tháng 3, cho dù khó khăn chưa phải là hết.
3 lý do hỗ trợ...
Cho đến lúc này, việc dự báo thị trường lên hay xuống trong vòng một tháng cũng đã trở nên khó khăn, do kinh tế Việt Nam vừa ở trong vòng xoáy của cơn bão khủng hoảng toàn cầu, vừa có những vấn đề của riêng nó.
Tuy nhiên, cá nhân người viết nhận định rằng, thị trường chứng khoán có thể sẽ đi lên trong nửa cuối tháng 3, vì ba lý do chính như sau:
Thứ nhất, với các chỉ số định giá được cập nhật mới nhất, giá rất nhiều cổ phiếu theo P/E (giá/thu nhập) đã xuống đến mức có thể coi là rẻ để đầu tư. P/E bình quân toàn bộ hai sàn đang ở mức 6,8 lần, sàn HOSE ở mức 7,7 lần và sàn HASTC ở mức 6 lần. Một nửa thị trường có P/B (giá/giá trị sổ sách) <1.
Trong Top 10 vốn hóa của sàn HOSE, 7/10 cổ phiếu vẫn làm ăn có lãi, có thặng dư (để tiếp tục chia thưởng).
Thứ hai, một số doanh nghiệp đã công bố doanh thu và lãi ước tính trong các tháng đầu năm nay. Nói chung, nếu không còn phải trích dự phòng, đa số lại có lãi. Điều này có thể khiến cho các cổ đông và nhà đầu tư yên tâm hơn vào triển vọng dài hạn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cho dù về bản chất sức khỏe của các công ty nói trên chưa chắc tốt hơn, nhưng việc họ lại làm ăn có lãi sẽ tạo ra tâm lý lạc quan hơn cho số đông, và số đông có thể kéo thị trường đi lên.
Thứ ba, tháng 3 là thời gian các công ty tổ chức đại hội cổ đông. Quan trọng hơn, các công ty có lãi trong Top10 có thể sẽ tiếp tục thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu từ nguồn thặng dư và lãi chưa phân phối, từ đó điều chỉnh giảm giá cổ phiếu và giúp giữ chỉ số giá không mất điểm nhiều hơn nữa.
Tất nhiên, dự báo này có đúng hay không, còn hy vọng vào việc không có tin tức tệ hại nào về tình hình kinh tế tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng này. Điều đáng tiếc là những chuyển động vĩ mô đó nằm ngoài dự báo của hầu hết chúng ta.
... và chiến lược đầu tư?
Hiện nay, tổng số cổ phiếu bị kiểm soát tại HOSE là 15 mã, chủ yếu do kết quả kinh doanh năm 2008 âm. Kết quả kinh doanh âm khiến cho việc định giá các cổ phiếu nói trên trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Một điều khác cần lưu ý đối với các công ty có mức lãi âm, đó là doanh nghiệp sẽ khó mà nghĩ đến việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (thưởng cổ phiếu) trong năm nay.
Do đó, việc đưa ra quyết định có nên đầu tư dài hạn nữa hay không vào các cổ phiếu này là điều khó khăn (những ai lướt sóng đơn thuần thì sẽ không gặp vấn đề này).
Theo người viết, chiến lược đầu tư lúc này là nên chờ qua kỳ đại hội cổ đông, bởi, dù gì thì giá cổ phiếu của các công ty đó không thể còn ở mức cao như khi có lãi, nên có nhiều khả năng còn rớt giá, trừ phi về gần mệnh giá.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên nghe hướng giải quyết của lãnh đạo doanh nghiệp (ngay tại kỳ họp đại hội cổ đông sắp tới) về việc xử lý các khoản dầu tư tài chính, về khoảng thời gian dự kiến doanh nghiệp sẽ quay trở lại mức lãi dương, và về việc củng cố mảng kinh doanh cốt lõi sắp tới.
Có doanh nghiệp không chỉ lỗ tài chính mà ngay cả bản thân doanh thu và lãi gộp cũng sụt giảm so với năm 2007, điều đó chứng tỏ bản thân mảng kinh doanh chính cũng gặp vấn đề...
Nói chung, nếu doanh nghiệp có mức lãi kinh doanh chính dương và mức lỗ lợi nhuận trước thuế (EBT) thấp thì càng có khả năng sớm phục hồi. Nếu doanh nghiệp mạnh tay trong việc trích lập dự phòng cũng có khả năng phục hồi, vì có khả năng hoàn nhập dự phòng.
Chỉ số giá chứng khoán hai sàn Tp.HCM và Hà Nội liên tục giảm trong tháng 2. Liệu xu thế này có còn tiếp diễn trong tháng 3?
Thi nhau rớt
Nhiều người đã nhen nhóm hy vọng trong tháng 2 trước các thông tin được coi là tốt về việc triển khai gói kích cầu của Chính phủ, theo hướng các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh sẽ được bù lãi suất, mức 4%.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán lại chịu tác động trực tiếp của các tin tức liên quan đến báo cáo tài chính quý 4/2008, trong đó cụ thể nhất là 12 công ty niêm yết được HOSE đưa vào diện kiểm soát trong tháng 2 do vi phạm các tiêu chuẩn niêm yết (đa số do lãi cả năm âm).
VN-Index đã giảm điểm hầu như liên tục trong tháng 2, từ mức 297,52 điểm (ngày 2/2) xuống còn 245,74 điểm (ngày 27/2). HASTC-Index cũng rớt từ 94,5 điểm xuống 83,96 điểm.
Ngoài “lý do” nói trên, có thể thêm một số hiệu ứng phụ sau: giá vàng thế giới và trong nước tăng mạnh do những lo ngại về khó khăn sắp tới, các sàn vàng lại trở nên sôi động hơn cho những nhà đầu cơ; bên cạnh đó khối ngoại bán ròng hầu như cả tháng, nhất là về cuối tháng.
Rõ ràng đây là tín hiệu không tốt cho những ai tham gia thị trường.
Nhìn chung, chỉ số giá chứng khoán hai sàn rớt điểm chủ yếu do việc rớt giá của các cổ phiếu chủ chốt. Ngoài các công ty bị đưa vào diện kiểm soát nói trên, các mã khác như VIC, VPL, SSI, KBC, PVF cũng công bố các báo cáo tài chính tệ hại.
Các điểm sáng còn lại trong Top 20 vốn hoá thị trường như FPT, ACB, VNM, PVD, STB, PVS, FPT... không đủ sức kéo thị trường, bản thân các cổ phiếu này cũng phải tuân thủ theo biến động của chỉ số.
Điều đó chứng tỏ tâm lý đám đông trên thị trường chứng khoán vẫn rất còn lớn.
Thị trường chứng khoán đã tăng điểm trong hai ngày cuối cùng của tháng 2 và có vẻ tiếp tục nhích lên trong tháng 3, cho dù khó khăn chưa phải là hết.
3 lý do hỗ trợ...
Cho đến lúc này, việc dự báo thị trường lên hay xuống trong vòng một tháng cũng đã trở nên khó khăn, do kinh tế Việt Nam vừa ở trong vòng xoáy của cơn bão khủng hoảng toàn cầu, vừa có những vấn đề của riêng nó.
Tuy nhiên, cá nhân người viết nhận định rằng, thị trường chứng khoán có thể sẽ đi lên trong nửa cuối tháng 3, vì ba lý do chính như sau:
Thứ nhất, với các chỉ số định giá được cập nhật mới nhất, giá rất nhiều cổ phiếu theo P/E (giá/thu nhập) đã xuống đến mức có thể coi là rẻ để đầu tư. P/E bình quân toàn bộ hai sàn đang ở mức 6,8 lần, sàn HOSE ở mức 7,7 lần và sàn HASTC ở mức 6 lần. Một nửa thị trường có P/B (giá/giá trị sổ sách) <1.
Trong Top 10 vốn hóa của sàn HOSE, 7/10 cổ phiếu vẫn làm ăn có lãi, có thặng dư (để tiếp tục chia thưởng).
Thứ hai, một số doanh nghiệp đã công bố doanh thu và lãi ước tính trong các tháng đầu năm nay. Nói chung, nếu không còn phải trích dự phòng, đa số lại có lãi. Điều này có thể khiến cho các cổ đông và nhà đầu tư yên tâm hơn vào triển vọng dài hạn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cho dù về bản chất sức khỏe của các công ty nói trên chưa chắc tốt hơn, nhưng việc họ lại làm ăn có lãi sẽ tạo ra tâm lý lạc quan hơn cho số đông, và số đông có thể kéo thị trường đi lên.
Thứ ba, tháng 3 là thời gian các công ty tổ chức đại hội cổ đông. Quan trọng hơn, các công ty có lãi trong Top10 có thể sẽ tiếp tục thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu từ nguồn thặng dư và lãi chưa phân phối, từ đó điều chỉnh giảm giá cổ phiếu và giúp giữ chỉ số giá không mất điểm nhiều hơn nữa.
Tất nhiên, dự báo này có đúng hay không, còn hy vọng vào việc không có tin tức tệ hại nào về tình hình kinh tế tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng này. Điều đáng tiếc là những chuyển động vĩ mô đó nằm ngoài dự báo của hầu hết chúng ta.
... và chiến lược đầu tư?
Hiện nay, tổng số cổ phiếu bị kiểm soát tại HOSE là 15 mã, chủ yếu do kết quả kinh doanh năm 2008 âm. Kết quả kinh doanh âm khiến cho việc định giá các cổ phiếu nói trên trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Một điều khác cần lưu ý đối với các công ty có mức lãi âm, đó là doanh nghiệp sẽ khó mà nghĩ đến việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (thưởng cổ phiếu) trong năm nay.
Do đó, việc đưa ra quyết định có nên đầu tư dài hạn nữa hay không vào các cổ phiếu này là điều khó khăn (những ai lướt sóng đơn thuần thì sẽ không gặp vấn đề này).
Theo người viết, chiến lược đầu tư lúc này là nên chờ qua kỳ đại hội cổ đông, bởi, dù gì thì giá cổ phiếu của các công ty đó không thể còn ở mức cao như khi có lãi, nên có nhiều khả năng còn rớt giá, trừ phi về gần mệnh giá.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên nghe hướng giải quyết của lãnh đạo doanh nghiệp (ngay tại kỳ họp đại hội cổ đông sắp tới) về việc xử lý các khoản dầu tư tài chính, về khoảng thời gian dự kiến doanh nghiệp sẽ quay trở lại mức lãi dương, và về việc củng cố mảng kinh doanh cốt lõi sắp tới.
Có doanh nghiệp không chỉ lỗ tài chính mà ngay cả bản thân doanh thu và lãi gộp cũng sụt giảm so với năm 2007, điều đó chứng tỏ bản thân mảng kinh doanh chính cũng gặp vấn đề...
Nói chung, nếu doanh nghiệp có mức lãi kinh doanh chính dương và mức lỗ lợi nhuận trước thuế (EBT) thấp thì càng có khả năng sớm phục hồi. Nếu doanh nghiệp mạnh tay trong việc trích lập dự phòng cũng có khả năng phục hồi, vì có khả năng hoàn nhập dự phòng.