Ba thay đổi chóng mặt ở “đảo quốc Sư tử”
Ra đời chưa đầy nửa thế kỷ, Singapore đã thay đổi chóng mặt và hiện đã có thu nhập bình quân đầu người ngang bằng với nước Pháp
Ra đời cách đây chưa đầy nửa thế kỷ, quốc gia có diện tích chỉ bằng thành phố New York, ngày nay đã có mức thu nhập bình quân đầu người ngang bằng với Pháp, tờ Les Echos bình luận về những thay đổi chóng mặt ở Singapore.
Trong một bài viết mang tựa đề "Singapore, hòn đảo liên tục vận động", Les Echos nói về những biến chuyển gần đây tại một trong những quốc gia năng động nhất hành tinh. Theo tờ báo Pháp được RFI dẫn lại, Singapore hiện là cánh cửa mở vào toàn bộ khu vực Đông Nam Á, với thế mạnh là những ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao.
Mới đây, Singapore đã tổ chức giải đua ôtô Công thức 1 lừng danh thế giới. Không phải yêu thích tiếng động cơ gầm rú mà Singapore chấp nhận tổ chức giải đua ôtô. Thiên đường rất sạch sẽ chỉn chu này muốn xóa đi hình ảnh một quốc gia "tẻ nhạt" để hấp dẫn thêm khách du lịch từ nước ngoài đổ vào.
Hai sòng bạc mới được mở ra vào năm 2010, bất chấp khủng hoảng kinh tế, đã thu được nhiều tiền hơn cả "kinh đô bài bạc" Las Vegas. Để đạt được mục tiêu thu hút hơn một triệu du khách hàng tháng, Singapore muốn xóa mờ hình ảnh của một đất nước cấm kẹo cao su và trừng phạt mọi vi phạm giao thông dù hết sức nhỏ.
Theo Les Echos, sự thay đổi chóng mặt ở "đảo quốc Sư tử" tựu chung lại có 3 điểm chính yếu. Thứ nhất, Singapore là một đất nước thường xuyên kết hợp giữa thái độ thích nghi rất thực tế với những kế hoạch dài hạn.
Sống bên cạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, quốc gia tí hon gần 5 triệu dân vốn hoàn toàn không có tài nguyên đã biết cách để trở thành một nền kinh tế không phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động cung cấp dịch vụ. Theo một chủ doanh nghiệp, công nghiệp chiếm từ 20 đến 30% tổng sản phẩm quốc nội của Singapore.
Một người dân Singapore cho biết, đảo quốc này đã biết phát triển các nền tảng có sẵn nơi đây từ thời còn là thuộc địa của Anh quốc, như : tiếng Anh được sử dụng phổ biến, luật pháp được tôn trọng, không có tham nhũng, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ, thuế thấp, nền hành chính hết sức có hiệu quả…
Trong thời gian khủng hoảng kinh tế năm 1998, theo ông Pierre Verdière, đại diện của Công ty Hermès và Chủ tịch Phòng thương mại Pháp tại Singapore, phần đóng góp của chủ vào tiền lương đã được hạ xuống từ 10 - 20%, điều này khiến cho đảo quốc tiếp tục là nơi thu hút đầu tư.
Tuy nhiên kinh nghiệm này không thể được áp dụng tại Pháp, theo nhận định của Chủ tịch Phòng thương mại Pháp. Một kinh nghiệm khác của Singapore là biết để cho các ngành công nghiệp không còn khả năng cạnh tranh nữa "xẹp xuống một cách từ từ" và biến mất, chứ không cố sức bảo vệ chúng.
Nét lớn thứ hai, theo Les Echos, là Singapore đã tìm ra được hướng đi trong việc nỗ lực trở thành nơi sản xuất và lắp ráp các sản phẩm tiên tiến nhất của thế giới. Singapore muốn trở thành một điểm cân bằng giữa một nước Trung Quốc 1,3 tỷ dân và phần còn lại của khu vực, với một Ấn Độ 1,1 tỷ người cùng một Đông Nam Á 600 triệu dân.
Hơn 10% vật liệu bán dẫn được sản xuất ở Singapore. Nước này cũng phát triển được nền công nghiệp hóa dầu, đầu tư mạnh vào các phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Cách trung tâm thành phố chưa đầy nửa giờ là một khu khoa học công nghệ mới, phát triển các nghiên cứu công nghệ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận, như công nghệ sinh học...
Theo một chủ doanh nghiệp, mục tiêu của Singapore không phải là dẫn đầu trong nghiên cứu phát triển (R&D), mà là trở thành một địa chỉ được tin cậy trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nét lớn thứ ba theo Les Echos lại là các yêu sách xã hội ngày càng tăng tại đảo quốc. Trước hết, Singapore sẽ gặp phải các giới hạn về dân số và diện tích trong vòng hai, ba thập niên tới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Lawrence Wong thừa nhận nước này sẽ phải học cách sống được với một mức độ tăng trưởng thấp hơn trước.
Theo một nhà nghiên cứu, hơn 10 năm nay, khoảng cách thu nhập giữa các nhóm xã hội dãn ra hơn. Lần đầu tiên, thu nhập của nhóm 20% những người nghèo nhất chững lại. Khoảng 5 năm nay, Singapore phải lập hệ thống bảo hiểm giúp những người thu nhập thấp. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội mới đây, đảng cầm quyền tại Singapore đã vấp phải nhiều phản đối của cử tri.
Trong một bài viết mang tựa đề "Singapore, hòn đảo liên tục vận động", Les Echos nói về những biến chuyển gần đây tại một trong những quốc gia năng động nhất hành tinh. Theo tờ báo Pháp được RFI dẫn lại, Singapore hiện là cánh cửa mở vào toàn bộ khu vực Đông Nam Á, với thế mạnh là những ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao.
Mới đây, Singapore đã tổ chức giải đua ôtô Công thức 1 lừng danh thế giới. Không phải yêu thích tiếng động cơ gầm rú mà Singapore chấp nhận tổ chức giải đua ôtô. Thiên đường rất sạch sẽ chỉn chu này muốn xóa đi hình ảnh một quốc gia "tẻ nhạt" để hấp dẫn thêm khách du lịch từ nước ngoài đổ vào.
Hai sòng bạc mới được mở ra vào năm 2010, bất chấp khủng hoảng kinh tế, đã thu được nhiều tiền hơn cả "kinh đô bài bạc" Las Vegas. Để đạt được mục tiêu thu hút hơn một triệu du khách hàng tháng, Singapore muốn xóa mờ hình ảnh của một đất nước cấm kẹo cao su và trừng phạt mọi vi phạm giao thông dù hết sức nhỏ.
Theo Les Echos, sự thay đổi chóng mặt ở "đảo quốc Sư tử" tựu chung lại có 3 điểm chính yếu. Thứ nhất, Singapore là một đất nước thường xuyên kết hợp giữa thái độ thích nghi rất thực tế với những kế hoạch dài hạn.
Sống bên cạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, quốc gia tí hon gần 5 triệu dân vốn hoàn toàn không có tài nguyên đã biết cách để trở thành một nền kinh tế không phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động cung cấp dịch vụ. Theo một chủ doanh nghiệp, công nghiệp chiếm từ 20 đến 30% tổng sản phẩm quốc nội của Singapore.
Một người dân Singapore cho biết, đảo quốc này đã biết phát triển các nền tảng có sẵn nơi đây từ thời còn là thuộc địa của Anh quốc, như : tiếng Anh được sử dụng phổ biến, luật pháp được tôn trọng, không có tham nhũng, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ, thuế thấp, nền hành chính hết sức có hiệu quả…
Trong thời gian khủng hoảng kinh tế năm 1998, theo ông Pierre Verdière, đại diện của Công ty Hermès và Chủ tịch Phòng thương mại Pháp tại Singapore, phần đóng góp của chủ vào tiền lương đã được hạ xuống từ 10 - 20%, điều này khiến cho đảo quốc tiếp tục là nơi thu hút đầu tư.
Tuy nhiên kinh nghiệm này không thể được áp dụng tại Pháp, theo nhận định của Chủ tịch Phòng thương mại Pháp. Một kinh nghiệm khác của Singapore là biết để cho các ngành công nghiệp không còn khả năng cạnh tranh nữa "xẹp xuống một cách từ từ" và biến mất, chứ không cố sức bảo vệ chúng.
Nét lớn thứ hai, theo Les Echos, là Singapore đã tìm ra được hướng đi trong việc nỗ lực trở thành nơi sản xuất và lắp ráp các sản phẩm tiên tiến nhất của thế giới. Singapore muốn trở thành một điểm cân bằng giữa một nước Trung Quốc 1,3 tỷ dân và phần còn lại của khu vực, với một Ấn Độ 1,1 tỷ người cùng một Đông Nam Á 600 triệu dân.
Hơn 10% vật liệu bán dẫn được sản xuất ở Singapore. Nước này cũng phát triển được nền công nghiệp hóa dầu, đầu tư mạnh vào các phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Cách trung tâm thành phố chưa đầy nửa giờ là một khu khoa học công nghệ mới, phát triển các nghiên cứu công nghệ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận, như công nghệ sinh học...
Theo một chủ doanh nghiệp, mục tiêu của Singapore không phải là dẫn đầu trong nghiên cứu phát triển (R&D), mà là trở thành một địa chỉ được tin cậy trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nét lớn thứ ba theo Les Echos lại là các yêu sách xã hội ngày càng tăng tại đảo quốc. Trước hết, Singapore sẽ gặp phải các giới hạn về dân số và diện tích trong vòng hai, ba thập niên tới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Lawrence Wong thừa nhận nước này sẽ phải học cách sống được với một mức độ tăng trưởng thấp hơn trước.
Theo một nhà nghiên cứu, hơn 10 năm nay, khoảng cách thu nhập giữa các nhóm xã hội dãn ra hơn. Lần đầu tiên, thu nhập của nhóm 20% những người nghèo nhất chững lại. Khoảng 5 năm nay, Singapore phải lập hệ thống bảo hiểm giúp những người thu nhập thấp. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội mới đây, đảng cầm quyền tại Singapore đã vấp phải nhiều phản đối của cử tri.