Bắc Ninh “hút” ngân hàng
Với tốc độ đô thị hóa cao cùng sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn, Bắc Ninh đang trở thành thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao cùng sự hiện diện của nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Foxconn (Đài Loan), VSIP (Singapore), Orix (Nhật Bản)..., Bắc Ninh đang trở thành thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, vừa qua với việc Incombank khai trương thêm chi nhánh tại Khu công nghiệp Quế Võ, tổng số các ngân hàng tại Bắc Ninh đã lên con số 21 chi nhánh cùng hàng chục điểm giao dịch. Trong đó có sự xuất hiện đầy đủ của 5 ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần hùng mạnh là Sacombank, ACB và đặc biệt là các ngân hàng khu vực phía Nam như Navibank, MHB... cũng đã “bắc tiến” để chinh phục mảnh đất hấp dẫn này.
Kể từ khi tái lập tỉnh 1997 cho đến nay, Bắc Ninh luôn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về tốc độ đô thị hóa cũng như phát triển công nghiệp. Mức độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn giữ ở mức ổn định 14,5%. Hàng loạt các khu công nghiệp mới với qui mô lớn được hình thành, nhiều tập đoàn kinh tế có tên tuổi trên thế giới cũng chọn nơi đây làm điểm dừng chân.
Theo ông Nguyễn Công Ngọ, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng đầu năm đã có 4 tập đoàn nước ngoài lớn đăng kí đầu tư tại Bắc Ninh với số vốn đăng kí lên tới hàng trăm triệu USD.
Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế lớn tại Bắc Ninh, các ngân hàng đua nhau đổ về đặt chi nhánh cấp 1, cấp 2, phòng giao dịch để tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng quốc doanh tập trung vào các doanh nghiệp lớn, trong khi đó những ngân hàng mới như Navibank, MHB, HBB, SeAbank, Sacombank... hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân đi lên từ làng nghề truyền thống muốn mở rộng qui mô sản xuất.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm về Bắc Ninh đầu tư kinh doanh sản xuất đang tạo ra cho các ngân hàng cơ hội lớn. Trưởng Ban quản lí các Khu công nghiệp Bắc Ninh, ông Vũ Đức Quyết, cho biết: hiện toàn tỉnh có tất cả 7 khu công nghiệp tập trung, trong đó 3 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt mở rộng là Quế Võ, Yên Phong, Từ Sơn tập trung các tập đoàn tài chính lớn; 4 khu công nghiệp còn lại đang đi vào hoạt động.
9 tháng đầu năm 2007, tổng vốn đầu tư tại các khu công nghiệp đạt hơn 197 triệu USD; 24 dự án mới đi vào hoạt động nâng tổng số lên 115 dự án hoạt động và tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Đây là tín hiệu khả quan an toàn cho các ngân hàng.
Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là vùng đất nổi tiếng với các làng nghề truyền thống. Hiện tỉnh đã quy hoạch được 21 khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa này cũng là đối tượng hấp dẫn để ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng giúp họ đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất.
Các khu công nghiệp được mở rộng và phát triển thêm kéo theo nguồn lao động lớn. 10 tháng đầu năm 2007, các khu công nghiệp trong toàn tỉnh đã tuyển thêm gần 5.000 trên tổng số 16.000 lao động (chưa kể các dự án đang được đầu tư mới, trong đó riêng Tập đoàn Foxcon thông báo cần tới vài chục nghìn lao động tại khu vực này trong kế hoạch đầu tư khoảng 5 tỷ USD tại Việt Nam).
Ngoài ra, Bắc Ninh hiện đang là một trong những tỉnh thu hút vốn FDI khá mạnh. Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2007, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút 18 dự án và chi nhánh đầu tư cấp mới, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 121 triệu USD và 21 lượt dự án điều chỉnh bổ sung tăng vốn đầu tư và 5 dự án đăng kí lại với tổng vốn đăng kí điều chỉnh khoảng 81 triệu USD. Tổng vốn đăng kí đầu tư đạt 279.139.111 triệu USD, tăng 98% so với cùng kì năm trước. Khu vực đầu tư trong nước, tổng số vốn đầu tư đăng kí là gần 5.800 tỷ đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể phát triển thêm nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ.
Ông Nguyễn Văn Sùng, Phó giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bắc Ninh cho biết, trong nhiều năm liền, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh luôn đạt được kết quả khả quan. Cao nhất là năm 2007, chỉ tính trong 10 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kì và tăng 49,8% so với năm 2006.
Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn huy động, đạt gần 6.000 tỷ đồng, chiếm hơn 70%, tăng 71,6% so với cùng kì và tăng 58% so với cuối năm 2006. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đến hết tháng 10/2007 đạt 8.792,7 tỷ đồng, trong đó tỉ lệ nợ xấu chỉ chiếm có 1,1%.
Trước đó, nhận thấy tiềm năng lớn tại Bắc Ninh nhiều doanh nghiệp lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom), Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam... đã bắt tay nhau cùng xây dựng đề án thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kinh Bắc với số vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Hội sở của ngân hàng đặt tại trung tâm thành phố Bắc Ninh với chiến lược kinh doanh được đặt ra là chinh phục địa bàn Bắc Ninh trước, sau đó mở rộng sang các tỉnh Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội.
Nhiều ngân hàng Thương mại Cổ phần đã chọn Bắc Ninh làm điểm đến sau Hà Nội và Tp.HCM, khiến thị phần của các ngân hàng quốc doanh đang bị chia nhỏ. Bà Vũ Thị Thanh Hường, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương Quế Võ cho biết: Bắc Ninh đang là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao, do đó có nhiều cơ hội để các ngân hàng mở rộng cho vay để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Incombank cũng như các ngân hàng quốc doanh khác phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, ACB... Sự cạnh tranh này khiến các ngân hàng sẽ phải thay đổi phong cách phục vụ theo hướng ngày càng tận tình, chu đáo với khách hàng. Tuy nhiên, căn cứ trên tốc độ tăng trưởng kinh tế thì đây vẫn là thị trường còn rất nhiều tiềm năng.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, vừa qua với việc Incombank khai trương thêm chi nhánh tại Khu công nghiệp Quế Võ, tổng số các ngân hàng tại Bắc Ninh đã lên con số 21 chi nhánh cùng hàng chục điểm giao dịch. Trong đó có sự xuất hiện đầy đủ của 5 ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần hùng mạnh là Sacombank, ACB và đặc biệt là các ngân hàng khu vực phía Nam như Navibank, MHB... cũng đã “bắc tiến” để chinh phục mảnh đất hấp dẫn này.
Kể từ khi tái lập tỉnh 1997 cho đến nay, Bắc Ninh luôn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về tốc độ đô thị hóa cũng như phát triển công nghiệp. Mức độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn giữ ở mức ổn định 14,5%. Hàng loạt các khu công nghiệp mới với qui mô lớn được hình thành, nhiều tập đoàn kinh tế có tên tuổi trên thế giới cũng chọn nơi đây làm điểm dừng chân.
Theo ông Nguyễn Công Ngọ, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng đầu năm đã có 4 tập đoàn nước ngoài lớn đăng kí đầu tư tại Bắc Ninh với số vốn đăng kí lên tới hàng trăm triệu USD.
Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế lớn tại Bắc Ninh, các ngân hàng đua nhau đổ về đặt chi nhánh cấp 1, cấp 2, phòng giao dịch để tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng quốc doanh tập trung vào các doanh nghiệp lớn, trong khi đó những ngân hàng mới như Navibank, MHB, HBB, SeAbank, Sacombank... hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân đi lên từ làng nghề truyền thống muốn mở rộng qui mô sản xuất.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm về Bắc Ninh đầu tư kinh doanh sản xuất đang tạo ra cho các ngân hàng cơ hội lớn. Trưởng Ban quản lí các Khu công nghiệp Bắc Ninh, ông Vũ Đức Quyết, cho biết: hiện toàn tỉnh có tất cả 7 khu công nghiệp tập trung, trong đó 3 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt mở rộng là Quế Võ, Yên Phong, Từ Sơn tập trung các tập đoàn tài chính lớn; 4 khu công nghiệp còn lại đang đi vào hoạt động.
9 tháng đầu năm 2007, tổng vốn đầu tư tại các khu công nghiệp đạt hơn 197 triệu USD; 24 dự án mới đi vào hoạt động nâng tổng số lên 115 dự án hoạt động và tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Đây là tín hiệu khả quan an toàn cho các ngân hàng.
Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là vùng đất nổi tiếng với các làng nghề truyền thống. Hiện tỉnh đã quy hoạch được 21 khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa này cũng là đối tượng hấp dẫn để ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng giúp họ đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất.
Các khu công nghiệp được mở rộng và phát triển thêm kéo theo nguồn lao động lớn. 10 tháng đầu năm 2007, các khu công nghiệp trong toàn tỉnh đã tuyển thêm gần 5.000 trên tổng số 16.000 lao động (chưa kể các dự án đang được đầu tư mới, trong đó riêng Tập đoàn Foxcon thông báo cần tới vài chục nghìn lao động tại khu vực này trong kế hoạch đầu tư khoảng 5 tỷ USD tại Việt Nam).
Ngoài ra, Bắc Ninh hiện đang là một trong những tỉnh thu hút vốn FDI khá mạnh. Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2007, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút 18 dự án và chi nhánh đầu tư cấp mới, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 121 triệu USD và 21 lượt dự án điều chỉnh bổ sung tăng vốn đầu tư và 5 dự án đăng kí lại với tổng vốn đăng kí điều chỉnh khoảng 81 triệu USD. Tổng vốn đăng kí đầu tư đạt 279.139.111 triệu USD, tăng 98% so với cùng kì năm trước. Khu vực đầu tư trong nước, tổng số vốn đầu tư đăng kí là gần 5.800 tỷ đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể phát triển thêm nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ.
Ông Nguyễn Văn Sùng, Phó giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bắc Ninh cho biết, trong nhiều năm liền, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh luôn đạt được kết quả khả quan. Cao nhất là năm 2007, chỉ tính trong 10 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kì và tăng 49,8% so với năm 2006.
Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn huy động, đạt gần 6.000 tỷ đồng, chiếm hơn 70%, tăng 71,6% so với cùng kì và tăng 58% so với cuối năm 2006. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đến hết tháng 10/2007 đạt 8.792,7 tỷ đồng, trong đó tỉ lệ nợ xấu chỉ chiếm có 1,1%.
Trước đó, nhận thấy tiềm năng lớn tại Bắc Ninh nhiều doanh nghiệp lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom), Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam... đã bắt tay nhau cùng xây dựng đề án thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kinh Bắc với số vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Hội sở của ngân hàng đặt tại trung tâm thành phố Bắc Ninh với chiến lược kinh doanh được đặt ra là chinh phục địa bàn Bắc Ninh trước, sau đó mở rộng sang các tỉnh Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội.
Nhiều ngân hàng Thương mại Cổ phần đã chọn Bắc Ninh làm điểm đến sau Hà Nội và Tp.HCM, khiến thị phần của các ngân hàng quốc doanh đang bị chia nhỏ. Bà Vũ Thị Thanh Hường, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương Quế Võ cho biết: Bắc Ninh đang là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao, do đó có nhiều cơ hội để các ngân hàng mở rộng cho vay để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Incombank cũng như các ngân hàng quốc doanh khác phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, ACB... Sự cạnh tranh này khiến các ngân hàng sẽ phải thay đổi phong cách phục vụ theo hướng ngày càng tận tình, chu đáo với khách hàng. Tuy nhiên, căn cứ trên tốc độ tăng trưởng kinh tế thì đây vẫn là thị trường còn rất nhiều tiềm năng.