Bãi nhiệm, bổ nhiệm: Đừng ngỡ “thiên nga” là “quạ”!
Mình ngỡ người của mình là “quạ”, nhưng đối tác lại trải thảm đỏ mời về vì nhận biết đó là “thiên nga”
Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường thì dù muốn dù không, tên tuổi của một số cá nhân đứng đầu doanh nghiệp lớn - trước hết là doanh nghiệp tư nhân, sau là doanh nghiệp nhà nước cũng trở thành thương hiệu của doanh nghiệp đó.
Thương trường gọi là giá trị vô hình. Theo Interbrand, một công ty tư vấn về thương hiệu, thì giá trị vô hình này chiếm đến 1/3 giá trị thương mại.
Vậy thương hiệu cá nhân là gì? Thương hiệu cá nhân là chữ tín, là hiệu quả công việc được xác lập trong thương trường, thể hiện bởi sự tích lũy lòng tin của đối tác, khách hàng trong một thời gian dài đối với tên tuổi của cá nhân đó. Nghĩa là cá nhân dù muốn cũng không thể tự làm nên thương hiệu của mình mà là qua hành xử, qua thành quả đạt được, chính đối tác, khách hàng, tự cảm nhận và xác lập giá trị.
Sẽ không có gì lạ nếu một doanh nhân có thương hiệu được điều qua doanh nghiệp khác có chức năng hoạt động tương tự, thì đối tác sẽ lũ lượt kéo theo, khách hàng tự tìm kiếm đến; hoặc nếu doanh nhân này phát triển thêm nhiều doanh nghiệp nữa thì các đối tác cũng đề nghị được hợp tác lâu dài. Đó là giá trị vô hình! Giá trị vô hình này là một nguồn lợi vô tận. Thực tế đã chứng minh, thương hiệu cá nhân đã tồn tại từ đời này qua đời khác và còn là niềm hãnh tiến, niềm tự hào của gia đình, dòng tộc.
Các đối tác trong nước và nước ngoài dạn dày kinh nghiệm, để tiết kiệm thời gian gạn đục khơi trong, họ thường tìm đến những người có thương hiệu cá nhân để hợp tác làm ăn. Không phải vì mong được hưởng nhiều ưu ái, mà ngược lại họ muốn có sự sòng phẳng, chuyên nghiệp và an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro và những lắt léo không đáng có.
Giá trị vô hình của một con người có thương hiệu là làm được nhiều hơn những điều đã hứa, sẵn sàng cùng đối tác vượt qua khó khăn, cùng chia sẻ trách nhiệm và gánh bớt rủi ro, nếu có.
Thương hiệu cá nhân đủ để đem lại những nguồn lợi kếch xù, thỏa mãn nhu cầu cao cấp, cho nên người có thương hiệu thường thờ ơ với những đề nghị biếu xén có qua có lại, những hùn hạp làm ăn mập mờ. Chẳng những thế họ còn từ chối luôn những quyền lợi mà một khi cá nhân họ hưởng có thể làm phương hại cho doanh nghiệp mà họ chịu trách nhiệm.
Ở nước ta, từ khi nền kinh tế thị trường được hình thành, doanh nghiệp tư nhân đã ý thức rất rõ giá trị vô hình của thương hiệu cá nhân. Chính vì vậy họ luôn tận dụng khai thác giá trị này sao cho có lợi nhất. Một doanh nghiệp tiếng tăm luôn gắn liền với hình ảnh người lãnh đạo sáng suốt và danh tiếng. Người lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm giữ vững và làm tăng thêm thương hiệu cá nhân của mình bằng cách luôn tôn trọng và làm đúng các nguyên tắc đã hứa hẹn với khách hàng, đối tác, với cấp trên và cấp dưới. Do vậy, ở doanh nghiệp tư nhân, thường tồn tại những công ty có truyền thống lâu đời nối tiếp nhiều thế hệ.
Kinh tế tư bản còn hơn thế, thương hiệu cá nhân luôn là vấn đề nhạy cảm, là lợi ích sống còn của mỗi tập đoàn. Chỉ những biểu hiện nhỏ như, hắt hơi, sổ mũi, cau mày của vị lãnh đạo Tập đoàn tức thì ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu của tập đoàn đó. Vì vậy khi buộc phải điều động nhân sự có thương hiệu cá nhân từ nơi này qua nơi khác, người chủ sở hữu tập đoàn đã trù liệu, tính toán và cân nhắc trong một thời gian rất dài để lường trước những biến động có thể làm tổn thương thương hiệu của tập đoàn.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước lại khác, có lẽ cái khác nằm ở chỗ bản chất sở hữu về tư liệu sản xuất. Đã có thời kỳ vai trò của tập thể được đề cao, vai trò cá nhân bị quên lãng, nhưng thực tế ở thương trường cho thấy nhiều trường hợp cá nhân có thể xoay chuyển tình thế của doanh nghiệp - từ kém chuyển thành khá hoặc ngược lại.
Ngày nay, doanh nghiệp nhà nước đã hoạt động trong thương trường thì dù không muốn, doanh nghiệp nhà nước cũng phải chịu chung tác động của kinh tế thị trường. Hiện Nhà nước đang sở hữu nhiều doanh nghiệp nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp không chỉ có giá trị thương mại mà còn có cả giá trị vô hình là những người có thương hiệu cá nhân.
Để phát huy tối đa vốn liếng mà Nhà nước đang nắm giữ, nên chăng, khi quyết định bãi nhiệm hoặc bổ nhiệm một ai đó, công tác tổ chức nhân sự cần xét đến yếu tố thương hiệu cá nhân để nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất cái mất đi - dù là cái không cầm nắm được - nhưng chiếm đến 30% giá trị thương mại mà doanh nghiệp nhà nước đó có.
Trong thời cạnh tranh toàn cầu, cuộc chiến quyết liệt giữa các tập đoàn đa quốc gia là gì nếu không phải là dành càng nhiều càng tốt về cho mình những con người có thương hiệu cá nhân? Đương nhiên không loại trừ những tập đoàn truyền thông!
Và, không có gì đáng tiếc hơn, mình ngỡ người của mình là “quạ”, nhưng đối tác lại trải thảm đỏ mời về vì nhận biết đó là “thiên nga”.
Tạ Thị Ngọc Thảo (Vietnamnet)
Thương trường gọi là giá trị vô hình. Theo Interbrand, một công ty tư vấn về thương hiệu, thì giá trị vô hình này chiếm đến 1/3 giá trị thương mại.
Vậy thương hiệu cá nhân là gì? Thương hiệu cá nhân là chữ tín, là hiệu quả công việc được xác lập trong thương trường, thể hiện bởi sự tích lũy lòng tin của đối tác, khách hàng trong một thời gian dài đối với tên tuổi của cá nhân đó. Nghĩa là cá nhân dù muốn cũng không thể tự làm nên thương hiệu của mình mà là qua hành xử, qua thành quả đạt được, chính đối tác, khách hàng, tự cảm nhận và xác lập giá trị.
Sẽ không có gì lạ nếu một doanh nhân có thương hiệu được điều qua doanh nghiệp khác có chức năng hoạt động tương tự, thì đối tác sẽ lũ lượt kéo theo, khách hàng tự tìm kiếm đến; hoặc nếu doanh nhân này phát triển thêm nhiều doanh nghiệp nữa thì các đối tác cũng đề nghị được hợp tác lâu dài. Đó là giá trị vô hình! Giá trị vô hình này là một nguồn lợi vô tận. Thực tế đã chứng minh, thương hiệu cá nhân đã tồn tại từ đời này qua đời khác và còn là niềm hãnh tiến, niềm tự hào của gia đình, dòng tộc.
Các đối tác trong nước và nước ngoài dạn dày kinh nghiệm, để tiết kiệm thời gian gạn đục khơi trong, họ thường tìm đến những người có thương hiệu cá nhân để hợp tác làm ăn. Không phải vì mong được hưởng nhiều ưu ái, mà ngược lại họ muốn có sự sòng phẳng, chuyên nghiệp và an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro và những lắt léo không đáng có.
Giá trị vô hình của một con người có thương hiệu là làm được nhiều hơn những điều đã hứa, sẵn sàng cùng đối tác vượt qua khó khăn, cùng chia sẻ trách nhiệm và gánh bớt rủi ro, nếu có.
Thương hiệu cá nhân đủ để đem lại những nguồn lợi kếch xù, thỏa mãn nhu cầu cao cấp, cho nên người có thương hiệu thường thờ ơ với những đề nghị biếu xén có qua có lại, những hùn hạp làm ăn mập mờ. Chẳng những thế họ còn từ chối luôn những quyền lợi mà một khi cá nhân họ hưởng có thể làm phương hại cho doanh nghiệp mà họ chịu trách nhiệm.
Ở nước ta, từ khi nền kinh tế thị trường được hình thành, doanh nghiệp tư nhân đã ý thức rất rõ giá trị vô hình của thương hiệu cá nhân. Chính vì vậy họ luôn tận dụng khai thác giá trị này sao cho có lợi nhất. Một doanh nghiệp tiếng tăm luôn gắn liền với hình ảnh người lãnh đạo sáng suốt và danh tiếng. Người lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm giữ vững và làm tăng thêm thương hiệu cá nhân của mình bằng cách luôn tôn trọng và làm đúng các nguyên tắc đã hứa hẹn với khách hàng, đối tác, với cấp trên và cấp dưới. Do vậy, ở doanh nghiệp tư nhân, thường tồn tại những công ty có truyền thống lâu đời nối tiếp nhiều thế hệ.
Kinh tế tư bản còn hơn thế, thương hiệu cá nhân luôn là vấn đề nhạy cảm, là lợi ích sống còn của mỗi tập đoàn. Chỉ những biểu hiện nhỏ như, hắt hơi, sổ mũi, cau mày của vị lãnh đạo Tập đoàn tức thì ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu của tập đoàn đó. Vì vậy khi buộc phải điều động nhân sự có thương hiệu cá nhân từ nơi này qua nơi khác, người chủ sở hữu tập đoàn đã trù liệu, tính toán và cân nhắc trong một thời gian rất dài để lường trước những biến động có thể làm tổn thương thương hiệu của tập đoàn.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước lại khác, có lẽ cái khác nằm ở chỗ bản chất sở hữu về tư liệu sản xuất. Đã có thời kỳ vai trò của tập thể được đề cao, vai trò cá nhân bị quên lãng, nhưng thực tế ở thương trường cho thấy nhiều trường hợp cá nhân có thể xoay chuyển tình thế của doanh nghiệp - từ kém chuyển thành khá hoặc ngược lại.
Ngày nay, doanh nghiệp nhà nước đã hoạt động trong thương trường thì dù không muốn, doanh nghiệp nhà nước cũng phải chịu chung tác động của kinh tế thị trường. Hiện Nhà nước đang sở hữu nhiều doanh nghiệp nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp không chỉ có giá trị thương mại mà còn có cả giá trị vô hình là những người có thương hiệu cá nhân.
Để phát huy tối đa vốn liếng mà Nhà nước đang nắm giữ, nên chăng, khi quyết định bãi nhiệm hoặc bổ nhiệm một ai đó, công tác tổ chức nhân sự cần xét đến yếu tố thương hiệu cá nhân để nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất cái mất đi - dù là cái không cầm nắm được - nhưng chiếm đến 30% giá trị thương mại mà doanh nghiệp nhà nước đó có.
Trong thời cạnh tranh toàn cầu, cuộc chiến quyết liệt giữa các tập đoàn đa quốc gia là gì nếu không phải là dành càng nhiều càng tốt về cho mình những con người có thương hiệu cá nhân? Đương nhiên không loại trừ những tập đoàn truyền thông!
Và, không có gì đáng tiếc hơn, mình ngỡ người của mình là “quạ”, nhưng đối tác lại trải thảm đỏ mời về vì nhận biết đó là “thiên nga”.
Tạ Thị Ngọc Thảo (Vietnamnet)