Bán Cảng Hải Phòng, Vinalines muốn “tiền tươi” hơn trừ nợ
Sau hai lần IPO không thành công, hiện cổ phần của Cảng Hải Phòng đang được hai doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước quan tâm
Ngày 21/1, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã công bố phương án thoái vốn tại Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng cho đối tác nước ngoài.
Theo báo cáo của Vinalines, xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Cổ phần đầu tư Việt Nam - Oman, Chính phủ đã đồng ý cho phép bán tối thiểu 19,68%, tối đa 29,58% cổ phần thuộc sở hữu của Vinalines tại Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng.
Việc thoái vốn nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành, đảm bảo Vinalines nắm giữ cổ phần chi phối từ 65% đến 75% tổng vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng tại Cảng Hải Phòng. Hiện Vinalines đang nắm giữ 94,68% cổ phần tại Cảng Hải Phòng sau khi đơn vị này được cổ phần hoá từ 1/7/2014.
Trong kế hoạch gửi Bộ Giao thông Vận tải, Vinalines cho biết, doanh nghiệp này sẽ nắm giữ 65% cổ phần tại Cảng Hải Phòng. Tỷ lệ này tương đương hơn 97 triệu cổ phần. Nếu theo mệnh giá 10.000 đồng mỗi cổ phần khi xây dựng phương án IPO, thì giá trị thu về chỉ khoảng 970 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Vinalines cho hay giá trị chuyển nhượng sẽ không thấp hơn mức đấu giá bình quân khi thực hiện IPO vừa qua. Do vậy, chiếu vào giá bán bình quân 13.800 đồng mỗi cổ phần ở lần IPO hồi tháng 5/2014 thì số tiền thu về trong thương vụ này lên đến gần 1.340 tỷ đồng.
Về phương thức, Vinalines đề xuất bán theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với đối tác là Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) - một liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Kinh doah vốn Nhà nước (SCIC) với Quỹ dự trữ quốc gia Oman.
Vinalines cho hay, đến hết năm 2014, Cảng Hải Phòng có vốn điều lệ gần 3.270 tỷ đồng. Năm qua, lợi nhuận sau thế của cảng đạt gần 180 tỷ đồng, trong khi doanh thu đạt 1.470 tỷ đồng.
Phía Oman cam kết sẽ hỗ trợ Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng về quản trị, công nghệ khai thác cảng và tìm kiếm đối tác, khách hàng trong giai đoạn tới.
Có một chi tiết khá thú vị, sau hai lần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Cảng Hải Phòng trong năm 2014 dường như đều bị “ế”, thì nay, với việc Chính phủ cho phép giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại cảng Hải Phòng xuống còn 51%, thì cổ phần của Cảng Hải Phòng lại đang trở nên “đắt hàng”.
Bởi lẽ, cùng với đối tác VOI, Ngân hàng Vietinbank – một chủ nợ của Vinalines cũng đang muốn chuyển đổi số nợ khoảng 2.000 tỷ thành cổ phần Cảng Hải Phòng do Vinalines nắm giữ. Mong muốn này hiện cũng đã được Ngân hàng Nhà nước đồng ý về mặt chủ trương.
Tuy nhiên, gần như mong muốn của Vietinbank sẽ khó thành hiện thực bởi Vinalines hiện vẫn đang cần “tiền tươi” hơn bao giờ hết để thực hiện quá trình tái cơ cấu, tái đầu tư của mình, trong khi số nợ tại Vietinbank có thể trả dần.
Theo báo cáo của Vinalines, xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Cổ phần đầu tư Việt Nam - Oman, Chính phủ đã đồng ý cho phép bán tối thiểu 19,68%, tối đa 29,58% cổ phần thuộc sở hữu của Vinalines tại Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng.
Việc thoái vốn nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành, đảm bảo Vinalines nắm giữ cổ phần chi phối từ 65% đến 75% tổng vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng tại Cảng Hải Phòng. Hiện Vinalines đang nắm giữ 94,68% cổ phần tại Cảng Hải Phòng sau khi đơn vị này được cổ phần hoá từ 1/7/2014.
Trong kế hoạch gửi Bộ Giao thông Vận tải, Vinalines cho biết, doanh nghiệp này sẽ nắm giữ 65% cổ phần tại Cảng Hải Phòng. Tỷ lệ này tương đương hơn 97 triệu cổ phần. Nếu theo mệnh giá 10.000 đồng mỗi cổ phần khi xây dựng phương án IPO, thì giá trị thu về chỉ khoảng 970 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Vinalines cho hay giá trị chuyển nhượng sẽ không thấp hơn mức đấu giá bình quân khi thực hiện IPO vừa qua. Do vậy, chiếu vào giá bán bình quân 13.800 đồng mỗi cổ phần ở lần IPO hồi tháng 5/2014 thì số tiền thu về trong thương vụ này lên đến gần 1.340 tỷ đồng.
Về phương thức, Vinalines đề xuất bán theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với đối tác là Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) - một liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Kinh doah vốn Nhà nước (SCIC) với Quỹ dự trữ quốc gia Oman.
Vinalines cho hay, đến hết năm 2014, Cảng Hải Phòng có vốn điều lệ gần 3.270 tỷ đồng. Năm qua, lợi nhuận sau thế của cảng đạt gần 180 tỷ đồng, trong khi doanh thu đạt 1.470 tỷ đồng.
Phía Oman cam kết sẽ hỗ trợ Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng về quản trị, công nghệ khai thác cảng và tìm kiếm đối tác, khách hàng trong giai đoạn tới.
Có một chi tiết khá thú vị, sau hai lần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Cảng Hải Phòng trong năm 2014 dường như đều bị “ế”, thì nay, với việc Chính phủ cho phép giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại cảng Hải Phòng xuống còn 51%, thì cổ phần của Cảng Hải Phòng lại đang trở nên “đắt hàng”.
Bởi lẽ, cùng với đối tác VOI, Ngân hàng Vietinbank – một chủ nợ của Vinalines cũng đang muốn chuyển đổi số nợ khoảng 2.000 tỷ thành cổ phần Cảng Hải Phòng do Vinalines nắm giữ. Mong muốn này hiện cũng đã được Ngân hàng Nhà nước đồng ý về mặt chủ trương.
Tuy nhiên, gần như mong muốn của Vietinbank sẽ khó thành hiện thực bởi Vinalines hiện vẫn đang cần “tiền tươi” hơn bao giờ hết để thực hiện quá trình tái cơ cấu, tái đầu tư của mình, trong khi số nợ tại Vietinbank có thể trả dần.