Bán cổ phần mà thông tin quá nhạt và chung chung
Quanh chuyện bán cổ phần của Công ty Cơ khí vận tải và Xây dựng, trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam
Ngày 14/5/2007, tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Cơ khí vận tải và Xây dựng - trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam - sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng để cổ phần hóa.
Số lượng bán đấu giá là 141.542 cổ phần, tương ứng với trị giá tính theo mệnh giá 10.000 đồng là 1.415.420.000 đồng, giá khởi điểm để đấu giá là 10.000 đồng/cổ phần. Nhiều nhà đầu tư sau khi xem thông tin do công ty công bố đã nhận xét “rất nhiều thông tin giống như khẩu hiệu tuyên truyền, chung chung và không rõ ràng”.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty Cơ khí vận tải và Xây dựng sẽ có vốn điều lệ 4 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 56,36%, cán bộ công nhân viên sở hữu 8,25% và cổ đông bên ngoài sẽ nắm giữ 35,39% qua cuộc đấu giá vào ngày 14/5 tới.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công trình thủy lợi có quy mô nhỏ, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc, phụ tùng, phương tiện phục vụ ngành giao thông vận tải....
Trong bản công bố thông tin, phần kết quả kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hóa, công ty chỉ công bố 3 năm 2002 (lãi 102 triệu), 2003 (lãi 94 triệu đồng) và 2004 (lỗ gần 2,8 tỷ đồng), còn năm 2005 và 2006 thì không công bố. Điều này gần như thách đố các nhà đầu tư, đáng lý ra công ty phải công bố kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất.
Phần chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm 2006-2008 công ty công bố: “Năm 2006: vốn điều lệ 4 tỷ đồng, doanh thu 35 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận 1,5%, mức trả cổ tức cho cổ đông 10%/năm, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 1.800.000 đồng/người/tháng. Năm 2007: vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng, doanh thu: 40 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận 1,7%, mức trả cổ tức cho cổ đông 12%/năm, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 1.900.000 đồng/người/tháng. Năm 2008: vốn điều lệ 6 tỷ đồng, doanh thu 45 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận 2%, mức trả cổ tức cho cổ đông 15%/năm, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 2.000.000 đồng/người/tháng, các khoản nộp ngân sách tăng 10%, lợi nhuận sau thuế 15%, cổ tức bình quân hàng năm trả cho cổ đông 12% (từ năm 2006 đến năm 2008), lao động bình quân tăng 10%”.
Nhiều nhà đầu tư chẳng hiểu gì về những con số tính theo phần trăm như: tỷ suất lợi nhuận (sau thuế hay trước thuế?) là 1,5% của cái gì? Tính trên doanh thu, vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu hay tính trên... vốn điều lệ?
Mức trả cổ tức cho cổ đông công ty cũng công bố là tỷ lệ %/năm nhưng không rõ tính trên cơ sở nào? Phần trăm trên quỹ chia cổ tức (lợi nhuận ròng sau thuế sau khi đã trừ đi mức trích các quỹ, kể cả quỹ thưởng cho ban lãnh đạo công ty) hay trên mệnh giá cổ phiếu?
Trong bản công bố thông tin, công ty không hề có một lời giải trình vì sao năm 2004 lại lỗ rất lớn so với vốn kinh doanh và doanh thu và những năm trước lãi chỉ trên dưới 100 triệu đồng và năm 2004 khoản nợ phải trả sau khi trừ đi nợ phải thu lên tới 28 tỷ đồng, cao hơn doanh thu 12 tỷ đồng.
Sau khi xem song bản thông tin, nhà đầu tư không biết vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành ra sao và vị trí của công ty trong Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam ra sao vì không có một dòng thông tin nào về việc này.
Những dòng thông tin về phương hướng, chiến lược kinh doanh của công ty sau cổ phần hóa rất chung chung và nhiều chỗ giống hệt những tấm biển khẩu hiệu truyên truyền, chẳng hạn như: “Nhận thức rõ sự sống còn của doanh nghiệp là không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty Cổ phần Cơ khí vận tải và Xây dựng sau khi cổ phần hóa dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc điều hành cùng với các phòng, ban nghiệp vụ đề ra phương hướng, tìm ra giải pháp để từng bước đưa công ty cổ phần vào hoạt động ổn định và tạo thế đi lên vững chắc”...!
Phần nêu những rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua cổ phần của công ty cũng chưa rõ ràng và cũng rất mơ hồ như: “Rủi ro cạnh tranh: tuy có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong những ngành nghề, lĩnh vực mà công ty kinh doanh, tuy nhiên mức độ cạnh tranh trong những ngành nghề kinh doanh của công ty ngày càng gay gắt và điều này thực sự sẽ là một trở ngại lớn đối với công ty trong giai đoạn đầu chuyển đổi hình thức sở hữu. Công ty có thể sẽ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ có truyền thống, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có tiềm lực tài chính. Ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh sẽ có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như giá cổ phần của công ty. Do vậy công ty đang ngày càng đa dạng hóa loại hình hoạt động kinh doanh để tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro ngành nghề, rủi ro cạnh tranh”.
Công ty còn nhận định “rủi ro kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không phải là điều đáng quan ngại”.
Số lượng bán đấu giá là 141.542 cổ phần, tương ứng với trị giá tính theo mệnh giá 10.000 đồng là 1.415.420.000 đồng, giá khởi điểm để đấu giá là 10.000 đồng/cổ phần. Nhiều nhà đầu tư sau khi xem thông tin do công ty công bố đã nhận xét “rất nhiều thông tin giống như khẩu hiệu tuyên truyền, chung chung và không rõ ràng”.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty Cơ khí vận tải và Xây dựng sẽ có vốn điều lệ 4 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 56,36%, cán bộ công nhân viên sở hữu 8,25% và cổ đông bên ngoài sẽ nắm giữ 35,39% qua cuộc đấu giá vào ngày 14/5 tới.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công trình thủy lợi có quy mô nhỏ, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc, phụ tùng, phương tiện phục vụ ngành giao thông vận tải....
Trong bản công bố thông tin, phần kết quả kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hóa, công ty chỉ công bố 3 năm 2002 (lãi 102 triệu), 2003 (lãi 94 triệu đồng) và 2004 (lỗ gần 2,8 tỷ đồng), còn năm 2005 và 2006 thì không công bố. Điều này gần như thách đố các nhà đầu tư, đáng lý ra công ty phải công bố kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất.
Phần chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm 2006-2008 công ty công bố: “Năm 2006: vốn điều lệ 4 tỷ đồng, doanh thu 35 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận 1,5%, mức trả cổ tức cho cổ đông 10%/năm, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 1.800.000 đồng/người/tháng. Năm 2007: vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng, doanh thu: 40 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận 1,7%, mức trả cổ tức cho cổ đông 12%/năm, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 1.900.000 đồng/người/tháng. Năm 2008: vốn điều lệ 6 tỷ đồng, doanh thu 45 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận 2%, mức trả cổ tức cho cổ đông 15%/năm, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 2.000.000 đồng/người/tháng, các khoản nộp ngân sách tăng 10%, lợi nhuận sau thuế 15%, cổ tức bình quân hàng năm trả cho cổ đông 12% (từ năm 2006 đến năm 2008), lao động bình quân tăng 10%”.
Nhiều nhà đầu tư chẳng hiểu gì về những con số tính theo phần trăm như: tỷ suất lợi nhuận (sau thuế hay trước thuế?) là 1,5% của cái gì? Tính trên doanh thu, vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu hay tính trên... vốn điều lệ?
Mức trả cổ tức cho cổ đông công ty cũng công bố là tỷ lệ %/năm nhưng không rõ tính trên cơ sở nào? Phần trăm trên quỹ chia cổ tức (lợi nhuận ròng sau thuế sau khi đã trừ đi mức trích các quỹ, kể cả quỹ thưởng cho ban lãnh đạo công ty) hay trên mệnh giá cổ phiếu?
Trong bản công bố thông tin, công ty không hề có một lời giải trình vì sao năm 2004 lại lỗ rất lớn so với vốn kinh doanh và doanh thu và những năm trước lãi chỉ trên dưới 100 triệu đồng và năm 2004 khoản nợ phải trả sau khi trừ đi nợ phải thu lên tới 28 tỷ đồng, cao hơn doanh thu 12 tỷ đồng.
Sau khi xem song bản thông tin, nhà đầu tư không biết vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành ra sao và vị trí của công ty trong Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam ra sao vì không có một dòng thông tin nào về việc này.
Những dòng thông tin về phương hướng, chiến lược kinh doanh của công ty sau cổ phần hóa rất chung chung và nhiều chỗ giống hệt những tấm biển khẩu hiệu truyên truyền, chẳng hạn như: “Nhận thức rõ sự sống còn của doanh nghiệp là không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty Cổ phần Cơ khí vận tải và Xây dựng sau khi cổ phần hóa dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc điều hành cùng với các phòng, ban nghiệp vụ đề ra phương hướng, tìm ra giải pháp để từng bước đưa công ty cổ phần vào hoạt động ổn định và tạo thế đi lên vững chắc”...!
Phần nêu những rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua cổ phần của công ty cũng chưa rõ ràng và cũng rất mơ hồ như: “Rủi ro cạnh tranh: tuy có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong những ngành nghề, lĩnh vực mà công ty kinh doanh, tuy nhiên mức độ cạnh tranh trong những ngành nghề kinh doanh của công ty ngày càng gay gắt và điều này thực sự sẽ là một trở ngại lớn đối với công ty trong giai đoạn đầu chuyển đổi hình thức sở hữu. Công ty có thể sẽ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ có truyền thống, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có tiềm lực tài chính. Ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh sẽ có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như giá cổ phần của công ty. Do vậy công ty đang ngày càng đa dạng hóa loại hình hoạt động kinh doanh để tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro ngành nghề, rủi ro cạnh tranh”.
Công ty còn nhận định “rủi ro kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không phải là điều đáng quan ngại”.