Ban hành tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
Thủ tướng vừa có quyết định ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
Thủ tướng vừa có quyết định ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Nguồn tin từ Website Chính phủ cho biết, theo quyết định này, người được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng 8 tiêu chuẩn chung sau:
- Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo; trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ;
- Có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng; có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
- Có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ dưới dạng một công trình khoa học tổng quan;
- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh;
- Đạt từ 2/3 số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, đối với hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành là 3/4 và hội đồng chức danh giáo sư nhà nước là 2/3 số phiếu tín nhiệm.
Ngoài những tiêu chuẩn chung trên, chức danh phó giáo sư còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như:
- Đã có ít nhất 6 năm thâm niên làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên, trong đó 3 năm thâm niên cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy trình độ đại học hoặc cao hơn;
- Hướng dẫn chính ít nhất 2 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (trước 1/1/2011, chỉ yêu cầu hướng dẫn chính ít nhất 1 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ);
- Chủ trì ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Chức danh giáo sư còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau:
- Đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư từ đủ 3 năm trở lên; hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (trước 1/1/2011, chỉ yêu cầu hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và đang hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh khác);
- Biên soạn sách sử dụng trong đào tạo từ trình độ đại học trở lên (sách phải được xuất bản, nộp lưu chuyển trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ) và chủ trì ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Năm 2007, Việt Nam có thêm 499 người được phong hàm giáo sư và phó giáo sư; trong đó, có 54 giáo sư và 445 phó giáo sư; tăng hơn so với năm 2006 (44 giáo sư và 411 phó giáo sư) và năm 2005 (41 giáo sư và 312 phó giáo sư).
Như vậy, tính đến năm 2007, tổng số giáo sư, phó giáo sư cả nước là gần 6.600 người. Ngành có nhiều giáo sư, phó giáo sư được phong hàm là y học, kinh tế, toán, vật lý, hóa - công nghệ thực phẩm, triết - chính trị và giáo dục tâm lý.
Nguồn tin từ Website Chính phủ cho biết, theo quyết định này, người được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng 8 tiêu chuẩn chung sau:
- Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo; trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ;
- Có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng; có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
- Có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ dưới dạng một công trình khoa học tổng quan;
- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh;
- Đạt từ 2/3 số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, đối với hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành là 3/4 và hội đồng chức danh giáo sư nhà nước là 2/3 số phiếu tín nhiệm.
Ngoài những tiêu chuẩn chung trên, chức danh phó giáo sư còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như:
- Đã có ít nhất 6 năm thâm niên làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên, trong đó 3 năm thâm niên cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy trình độ đại học hoặc cao hơn;
- Hướng dẫn chính ít nhất 2 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (trước 1/1/2011, chỉ yêu cầu hướng dẫn chính ít nhất 1 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ);
- Chủ trì ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Chức danh giáo sư còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau:
- Đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư từ đủ 3 năm trở lên; hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (trước 1/1/2011, chỉ yêu cầu hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và đang hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh khác);
- Biên soạn sách sử dụng trong đào tạo từ trình độ đại học trở lên (sách phải được xuất bản, nộp lưu chuyển trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ) và chủ trì ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Năm 2007, Việt Nam có thêm 499 người được phong hàm giáo sư và phó giáo sư; trong đó, có 54 giáo sư và 445 phó giáo sư; tăng hơn so với năm 2006 (44 giáo sư và 411 phó giáo sư) và năm 2005 (41 giáo sư và 312 phó giáo sư).
Như vậy, tính đến năm 2007, tổng số giáo sư, phó giáo sư cả nước là gần 6.600 người. Ngành có nhiều giáo sư, phó giáo sư được phong hàm là y học, kinh tế, toán, vật lý, hóa - công nghệ thực phẩm, triết - chính trị và giáo dục tâm lý.