Bán trái phiếu doanh nghiệp dễ hơn, cách nào?
Gần đây trái phiếu doanh nghiệp khó bán là một phần do lãi suất trái phiếu Chính phủ cao
Năm 2007, có 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng lượng tiền 13 nghìn tỷ đồng.
Quý 4/2007, một số doanh nghiệp dự kiến phát hành nhưng phải hoãn và cùng với đó, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đang có xu hướng tăng. Nếu không giải quyết những bất cập, chiếc “kiềng” thị trường tài chính - tiền tệ sẽ khó phát triển bền vững.
Đánh giá vai trò thị trường trái phiếu, ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ (BIDV) cho biết: “Đối với doanh nghiệp, thường có 3 hình thức huy động vốn: phát hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng và phát hành trái phiếu. Ba yếu tố đó như chiếc kiềng ba chân, đảm bảo cho thị trường tài chính – ngân hàng phát triển bền vững”.
Ông Mạnh dẫn chứng, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 tại châu Á cho thấy, khi thị trường tài chính – tiền tệ một quốc gia chỉ có một trong 3 yếu tố trên, sẽ thiếu đi tính vững chắc và dễ bị tổn thương khi gặp các cú sốc tài chính từ bên ngoài.
Dễ nhận thấy nhất là hệ quả từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở “subprime” ở Mỹ. Khi rủi ro xảy ra, các nhà đầu tư tài chính đã “chạy trốn” vào thị trường trái phiếu vì chúng có độ rủi ro thấp và được ưu tiên thanh toán hơn.
Còn theo chuyên gia tài chính Nghiêm Xuân Đa (Tổng công ty Thép Việt Nam), trái phiếu doanh nghiệp có những thế mạnh riêng biệt so với các loại hình huy động vốn cổ điển. Ông Đa nói: “Chi phí vốn huy động trái phiếu luôn thấp hơn huy động cổ phiếu hay vay ngân hàng”.
Bởi vì người mua cổ phiếu luôn cân nhắc các yếu tố ăn chia cổ tức, tính thanh khoản bên cạnh các vấn đề tín nhiệm, hiệu quả sử dụng đồng vốn, quản trị của doanh nghiệp. Chưa kể, huy động vốn từ ngân hàng còn phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất khi bán trái phiếu.
Trông người, ngẫm đến ta
Theo số liệu nghiên cứu của Ngân hàng BIDV, quy mô của thị trường trái phiếu ở các nước phát triển thường chiếm 20 – 30% của GDP, trong khi con số này ở Việt Nam mới chỉ dừng ở 13%!
Xét riêng trong loại hình trái phiếu doanh nghiệp, đầu 2007 đến nay, có tổng cộng 7 đợt phát hành với tổng khối lượng 13 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 19/6: PVFC phát hành 1.000 tỷ (kỳ hạn 5 năm), lãi suất 8,6%/năm; ngày 23/7: BIDV phát hành 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,15%/năm; ngày 31/8: Techcombank phát hành 1.750 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,60%/năm; ngày 19/9: Vinaconex phát hành 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 3% kèm chứng quyền; ngày 20/9: Vinashin phát hành 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9,40%/năm; ngày 25/9: ACB phát hành 2.250 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,60%/năm và ngày 22/10: Vincom phát hành 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất lên tới 10,30%/năm.
Những tưởng, đây sẽ là “bánh đà” tốt, giúp một số tập đoàn lớn của nhà nước phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công, nhưng thực tế lại khác.
Tập đoàn Than và Khoáng sản dự định phát hành mấy nghìn tỷ đồng vào quý 4/2007 và mặc dù được các “bà đỡ” khá tốt là Citibank (vai trò đại lý phát hành) và Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (tổ chức bảo lãnh phát hành) nhưng phải dời sang quý 1/2008.
Còn theo một nguồn tin (xin giấu tên), trước đó, Tập đoàn V. tuyên bố phát hành thành công 3.000 tỷ đồng vào ngày 20/9 vừa qua nhưng thực tế chỉ là “nói vậy mà không phải vậy”.
Tháo gỡ
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thị trường trái phiếu chưa phát triển, một chuyên gia cho rằng: sở dĩ gần đây trái phiếu khó bán là một phần do lãi suất trái phiếu Chính phủ cao.
Ông này nói: “Thông thường, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp dựa trên lãi suất trái phiếu chính phủ cộng với một tỷ lệ lãi suất lề. Sở dĩ có khái niệm “lãi suất lề” ở đây là vì trái phiếu Chính phủ thường có độ rủi ro rất thấp, thậm chí bằng 0. Còn lãi suất trái phiếu doanh nghiệp luôn đi liền rủi ro và doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh thấp hơn thì phải trả giá cho sự rủi ro đó thông qua tỷ lệ chi trả lãi suất cho bên mua trái phiếu. Ở các nước phát triển, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp luôn lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ làm cơ sở xác định lãi suất cho mình.
Khi lãi suất trái phiếu Chính phủ cao, đã kéo theo lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao. Điều này làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp phát hành cao và thật khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn phát hành thành công. Bất cập này một phần do hiện tại, một mặt Chính phủ phải đẩy cao lãi suất để bán được nhiều trái phiếu hơn; mặt khác, riết nóng thực hiện các công cụ tiền tệ khác nhằm giảm cung tiền cơ sở khi lạm phát đang trở nên gay gắt.
Yếu tố tiếp theo, sau khi ban hành Nghị định 52/CP về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu bắt buộc minh bạch thông tin, nhiều doanh nghiệp vừa muốn phát hành trái phiếu nhưng lại e ngại chuyện minh bạch.
Bởi họ chưa có điều kiện “hoàn thiện” báo cáo tài chính nên chưa sẵn sàng phát hành trái phiếu, làm cho cung hàng bị giảm. Vì thế, chỉ có doanh nghiệp nhà nước, một mặt được bao phủ bởi “niềm tin vô bờ bến” rằng: đã có nhà nước phía sau, ít rủi ro; mặt khác, phần lớn người mua và kẻ bán là “nhà nước với nhau” nên dễ bán hơn.
Điều này lý giải vì sao những doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần không có yếu tố sở hữu nhà nước còn lép vế trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thực tế trong các đợt phát hành của 7 tổ chức từ tháng 6 đến tháng 10/2007, có tới 4 doanh nghiệp nhà nước.
Cùng với đó, chính sách thuế thu nhập chứng khoán cũng đánh đồng trái phiếu như cổ phiếu, trong khi thu nhập từ trái phiếu luôn mang tính ổn định và thấp hơn so với thu nhập từ cổ phiếu.
Chưa kể, “Chỉ thị 03” cũng không “buông tha” trái phiếu doanh nghiệp khi coi loại hình công cụ nợ này như các loại cổ phiếu khác và cũng bị hạn chế cung vốn. Khi nguồn vốn từ ngân hàng bị hạn chế thì rất khó khăn cho nhà đầu tư cơ cấu dòng vốn đầu tư vào trái phiếu.
Quý 4/2007, một số doanh nghiệp dự kiến phát hành nhưng phải hoãn và cùng với đó, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đang có xu hướng tăng. Nếu không giải quyết những bất cập, chiếc “kiềng” thị trường tài chính - tiền tệ sẽ khó phát triển bền vững.
Đánh giá vai trò thị trường trái phiếu, ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ (BIDV) cho biết: “Đối với doanh nghiệp, thường có 3 hình thức huy động vốn: phát hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng và phát hành trái phiếu. Ba yếu tố đó như chiếc kiềng ba chân, đảm bảo cho thị trường tài chính – ngân hàng phát triển bền vững”.
Ông Mạnh dẫn chứng, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 tại châu Á cho thấy, khi thị trường tài chính – tiền tệ một quốc gia chỉ có một trong 3 yếu tố trên, sẽ thiếu đi tính vững chắc và dễ bị tổn thương khi gặp các cú sốc tài chính từ bên ngoài.
Dễ nhận thấy nhất là hệ quả từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở “subprime” ở Mỹ. Khi rủi ro xảy ra, các nhà đầu tư tài chính đã “chạy trốn” vào thị trường trái phiếu vì chúng có độ rủi ro thấp và được ưu tiên thanh toán hơn.
Còn theo chuyên gia tài chính Nghiêm Xuân Đa (Tổng công ty Thép Việt Nam), trái phiếu doanh nghiệp có những thế mạnh riêng biệt so với các loại hình huy động vốn cổ điển. Ông Đa nói: “Chi phí vốn huy động trái phiếu luôn thấp hơn huy động cổ phiếu hay vay ngân hàng”.
Bởi vì người mua cổ phiếu luôn cân nhắc các yếu tố ăn chia cổ tức, tính thanh khoản bên cạnh các vấn đề tín nhiệm, hiệu quả sử dụng đồng vốn, quản trị của doanh nghiệp. Chưa kể, huy động vốn từ ngân hàng còn phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất khi bán trái phiếu.
Trông người, ngẫm đến ta
Theo số liệu nghiên cứu của Ngân hàng BIDV, quy mô của thị trường trái phiếu ở các nước phát triển thường chiếm 20 – 30% của GDP, trong khi con số này ở Việt Nam mới chỉ dừng ở 13%!
Xét riêng trong loại hình trái phiếu doanh nghiệp, đầu 2007 đến nay, có tổng cộng 7 đợt phát hành với tổng khối lượng 13 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 19/6: PVFC phát hành 1.000 tỷ (kỳ hạn 5 năm), lãi suất 8,6%/năm; ngày 23/7: BIDV phát hành 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,15%/năm; ngày 31/8: Techcombank phát hành 1.750 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,60%/năm; ngày 19/9: Vinaconex phát hành 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 3% kèm chứng quyền; ngày 20/9: Vinashin phát hành 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9,40%/năm; ngày 25/9: ACB phát hành 2.250 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,60%/năm và ngày 22/10: Vincom phát hành 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất lên tới 10,30%/năm.
Những tưởng, đây sẽ là “bánh đà” tốt, giúp một số tập đoàn lớn của nhà nước phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công, nhưng thực tế lại khác.
Tập đoàn Than và Khoáng sản dự định phát hành mấy nghìn tỷ đồng vào quý 4/2007 và mặc dù được các “bà đỡ” khá tốt là Citibank (vai trò đại lý phát hành) và Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (tổ chức bảo lãnh phát hành) nhưng phải dời sang quý 1/2008.
Còn theo một nguồn tin (xin giấu tên), trước đó, Tập đoàn V. tuyên bố phát hành thành công 3.000 tỷ đồng vào ngày 20/9 vừa qua nhưng thực tế chỉ là “nói vậy mà không phải vậy”.
Tháo gỡ
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thị trường trái phiếu chưa phát triển, một chuyên gia cho rằng: sở dĩ gần đây trái phiếu khó bán là một phần do lãi suất trái phiếu Chính phủ cao.
Ông này nói: “Thông thường, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp dựa trên lãi suất trái phiếu chính phủ cộng với một tỷ lệ lãi suất lề. Sở dĩ có khái niệm “lãi suất lề” ở đây là vì trái phiếu Chính phủ thường có độ rủi ro rất thấp, thậm chí bằng 0. Còn lãi suất trái phiếu doanh nghiệp luôn đi liền rủi ro và doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh thấp hơn thì phải trả giá cho sự rủi ro đó thông qua tỷ lệ chi trả lãi suất cho bên mua trái phiếu. Ở các nước phát triển, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp luôn lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ làm cơ sở xác định lãi suất cho mình.
Khi lãi suất trái phiếu Chính phủ cao, đã kéo theo lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao. Điều này làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp phát hành cao và thật khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn phát hành thành công. Bất cập này một phần do hiện tại, một mặt Chính phủ phải đẩy cao lãi suất để bán được nhiều trái phiếu hơn; mặt khác, riết nóng thực hiện các công cụ tiền tệ khác nhằm giảm cung tiền cơ sở khi lạm phát đang trở nên gay gắt.
Yếu tố tiếp theo, sau khi ban hành Nghị định 52/CP về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu bắt buộc minh bạch thông tin, nhiều doanh nghiệp vừa muốn phát hành trái phiếu nhưng lại e ngại chuyện minh bạch.
Bởi họ chưa có điều kiện “hoàn thiện” báo cáo tài chính nên chưa sẵn sàng phát hành trái phiếu, làm cho cung hàng bị giảm. Vì thế, chỉ có doanh nghiệp nhà nước, một mặt được bao phủ bởi “niềm tin vô bờ bến” rằng: đã có nhà nước phía sau, ít rủi ro; mặt khác, phần lớn người mua và kẻ bán là “nhà nước với nhau” nên dễ bán hơn.
Điều này lý giải vì sao những doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần không có yếu tố sở hữu nhà nước còn lép vế trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thực tế trong các đợt phát hành của 7 tổ chức từ tháng 6 đến tháng 10/2007, có tới 4 doanh nghiệp nhà nước.
Cùng với đó, chính sách thuế thu nhập chứng khoán cũng đánh đồng trái phiếu như cổ phiếu, trong khi thu nhập từ trái phiếu luôn mang tính ổn định và thấp hơn so với thu nhập từ cổ phiếu.
Chưa kể, “Chỉ thị 03” cũng không “buông tha” trái phiếu doanh nghiệp khi coi loại hình công cụ nợ này như các loại cổ phiếu khác và cũng bị hạn chế cung vốn. Khi nguồn vốn từ ngân hàng bị hạn chế thì rất khó khăn cho nhà đầu tư cơ cấu dòng vốn đầu tư vào trái phiếu.