Bàn về “công nghiệp” xuất khẩu nhân lực
Những thị trường có thu nhập cao và đang cần lao động nước ngoài thì lao động Việt Nam lại rất khó tiếp cận
Những thị trường có thu nhập cao và đang cần lao động nước ngoài thì lao động Việt Nam lại rất khó tiếp cận.
Trong khi đó, tham gia thị trường xuất khẩu lao động hơn 10 năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã tăng về quy mô nhưng lại chỉ tập trung ở những thị trường Đông Nam Á... chỉ đem lại cho người lao động mức thu nhập xoá đói giảm nghèo.
Nguyên nhân là do trình độ ngoại ngữ kém, tay nghề, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của lao động Việt Nam còn thấp, nên việc đặt chân đến các thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao như: Australia, Canada, Anh, Mỹ... quả thật rất khó khăn. Chưa kể có không ít doanh nghiệp đổ xô vào khai thác các thị trường mới, đến mức lãng quên các thị trường cũ và bị đối tác lừa đảo.
Thực trạng trên đã khiến phí môi giới tại một số thị trường lao động mới bị đẩy lên cao, gây nên bất ổn cho thị trường.
Để cạnh tranh, tăng quy mô đưa lao động xuất khẩu lên con số hàng trăm ngàn lao động mỗi năm như kỳ vọng của Chính phủ, chúng ta cần có chiến lược đầu tư phát triển ngành “công nghiệp” xuất khẩu nhân lực một cách bài bản hơn, hiệu quả hơn.
Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến của các cán bộ quản lý và nhà doanh nghiệp về vấn đề này.
"Cần hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo"
(Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo)
"Đưa lao động sang thị trường cao cấp làm việc, như Anh, Mỹ, Canada,... là mong muốn của lao động Việt Nam. Nhưng để chen chân vào thị trường quốc tế ta phải đạt được tiêu chuẩn quốc tế về trình độ, nghề nghiệp, kiến thức kỹ năng, phẩm chất người lao động, văn hoá, luật pháp và cả ngôn ngữ bản xứ. Điều này rất khó khăn bởi ngay cả hệ thống giáo dục của chúng ta khung trình độ thiếu thống nhất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn kỹ năng tương thích..., lại thiếu một hệ thống tư vấn và hướng nghiệp tốt.
Học sinh, sinh viên và các đối tượng lao động khác chưa được tiếp cận những thông tin và phương thức định hướng nghề nghiệp đáng tin cậy. Đó là chưa kể chất lượng đào tạo của ta còn kém xa so với quốc tế, chuyên môn kiến thức, chương trình chưa cập nhật do thiếu nguồn lực, thiếu cơ sở vật chất thiết bị dạy học và thiếu cả đội ngũ thầy.
Chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu lao động có chất lượng sang thị trường cao cấp nhưng các doanh nghiệp cần phải khảo sát kỹ thị trường đưa lao động sang, phải hiểu rõ hệ thống giáo dục và đào tạo của nước sở tại, hệ thống văn bằng, chứng chỉ và những yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp của nước sở tại... Cần phải có sự liên kết hợp tác với trường nghề của nước mà doanh nghiệp định đưa lao động sang làm việc để hợp tác đào tạo lao động, đánh giá và cấp bằng cho mình.
Bên cạnh đó cơ quan quản lý cũng phải nghiên cứu xu hướng thị trường lao động nước ngoài trước khi đưa lao động sang, xem họ cần lao động trình độ gì? ngành nghề nào? bao nhiêu? làm ở đâu? cho ai? với giá nào? rủi ro ra sao?... để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và người lao động. Một mình doanh nghiệp bươn chải chắc rất khó khăn, hiệu quả thấp.
Hiện nay tình trạng các doanh nghiệp đổ xô tuyển dụng và đào tạo, không cần biết lao động có đi được hay không, lương trả thế nào đã gây rất lãng phí cho cả doanh nghiệp và người lao động. Nếu đào tạo không theo chuẩn của nước sở tại, lao động có thể bị từ chối, vô hình chung ta lại mất thị trường khi chưa kịp khai thông và suy cho cùng thì người lao động chịu thiệt thòi nhất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chiến lược giáo dục 2008-2020, trong đó bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để xây dựng chiến lược giáo dục nghề nghiệp gồm cả dạy nghề và với trung cấp chuyên nghiệp.
Trước mắt, hai bộ sẽ tập trung xây dựng chương trình quốc gia đào tạo nhân lực theo nhu cầu doanh nghiệp, nhằm cung ứng nhân lực cho cả doanh nghiệp trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động kỹ thuật.
Hy vọng, với chiến lược giáo dục lần này sẽ tạo được những thay đổi căn cơ, hệ thống hơn, hiệu quả hơn để cung ứng nhân lực có chất lượng theo đòi hỏi ngày một khắt khe hơn của thế giới việc làm”.
"Chưa đào tạo theo nhu cầu"
(Ông Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Việt Nam – Singapore)
“Thời gian qua, hàng loạt chủ trương, chính sách nhằm định hướng việc phát triển lĩnh vực đào tạo nghề đã được ban hành. Tuy nhiên, năng lực của hệ thống trường nghề vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy, dù có nhiều hỗ trợ về mặt chính sách, hoạt động cung cấp lao động kỹ thuật có tay nghề vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực của xã hội.
Thực tế, chương trình đào tạo ở trường nghề vẫn chưa đổi mới nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động nên việc thu hút người theo học các trường nghề vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc định hướng phát triển các ngành nghề có tính công nghệ cao đòi hỏi phải tuyển chọn nguồn lao động được đào tạo bài bản. Hiện nay, tại Trường Kỹ thuật Việt Nam - Singapore đang có hai cơ sở đào tạo với tổng vốn đầu tư 130 tỷ đồng. Trường đang triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho học sinh tốt nghiệp từ THCS và THPT của Bình Dương và các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp trong tỉnh. Thời gian qua, trường đã cung cấp khỏang 2600 lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp trong tỉnh Bình Dương.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế, trường đã tiến hành và áp dụng đào tạo theo nhu cầu và chương trình của doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của doanh nghiệp.
Bản thân trường được đầu tư ngay từ những ngày đầu, nhưng do áp lực nguồn lao động của xã hội quá lớn nên trong hoạt động đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế. Do hoạt động liên kết đào tạo vẫn còn yếu. Hạn chế về năng lực đào tạo, nguồn nhân lực giáo viên nên cấp độ đào tạo ở bậc cao hơn chưa thực hiện được. Đây không phải là vấn đề riêng của trường mà là tình hình chung của các trường dạy nghề hiện nay.
Để hoạt động đào tạo nghề được phát triển, cần có chính sách, chế độ hợp lí cho các trường nghề để thu hút thanh niên vào học ở các trường nghề. Cùng đó để hoạt động đào tạo nghề hiệu quả, có thể trước mắt chỉ cần tập trung đầu tư trước cho một số trường nghề trọng tâm để có thể tiến hành đào tạo trình độ ở mức cao hơn với công nghệ mới phù hợp với nhu cầu thực tế. Đặc biệt hoạt động đào tạo nghề cần gắn liền và bám sát với nhu cầu thực của xã hội”.
"Nên cấp thẻ lao động điện tử trước khi ra nước ngoài"
(Ông Trần Văn Thạnh, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ Xuất khẩu Lao động và chuyên gia - Suleco)
“Qua hoạt động của mình, Suleco nhận thấy các nước tiếp nhận lao động kỹ thuật Việt Nam đều đánh giá tốt về chất lượng tay nghề. Tuy nhiên, đa số lao động Việt Nam còn tồn tại 2 điều là ngoại ngữ và tay nghề yếu. Chỉ một số ít người lao động ở các thành phố lớn có đủ khả năng đáp ứng được ngay các yêu cầu của các thị trường có thu nhập cao.
Phần lớn là số lao động đều tốt nghiệp từ các trường đại học và các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao. Còn lại, một số người cũng qua đào tạo nhưng rơi vào trường hợp không được phía thị trường nước ngoài tiếp nhận vì hiện các chương trình đào tạo trong nước không được nước ngoài công nhận.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là đào tạo được đội ngũ có chất lượng cao. Thông qua việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nguồn lao động xuất khẩu trên cơ sở huy động năng lực, cơ sở vật chất sẵn có của các trường dạy nghề của nhà nước và các tổ chức xã hội. Cần chú trọng các ngành nghề có lợi thế xuất khẩu mạnh và chuyên môn hóa cao.
Đồng thời người lao động cũng phải tự trang bị về tác phong làm việc, chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường lao động ngoài nước có mức thu nhập cao. Để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội, cần một chính sách hỗ trợ về kinh phí học nghề để đi xuất khẩu lao động, tốt nhất là những ai muốn đi thì được đào tạo nghề miễn phí.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả công tác quản lí người lao động làm việc ở nước ngoài và đuợc quan tâm đúng mức dưới sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Có thể cơ quan quản lí lao động ngoài nước nên cấp thẻ lao động điện tử cho từng người lao động trước khi ra nước ngoài để việc kiểm soát thuận tiện và dễ dàng tiếp cận giúp đỡ người lao động trong những trường hợp cần thiết.
Và bản thân các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ người lao động trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài thông qua việc cử cán bộ quản lí đến những nước có đông lao động làm việc để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh."
"Tập trung vào thị trường tầm trung và đi lên"
(Ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Lao động và Thương mại Airserco, Tổng công ty Hàng không Việt Nam)
“Theo tôi, trong bối cảnh và xu thế hiện nay rất cần phải khai thác thị trường thu nhập cao vì thị trường xoá đói giảm nghèo, ví như thị trường truyền thống Malaysia rất nhiều doanh nghiệp rất khó ký kết được hợp đồng cho thu nhập trung bình. Chưa kể, tại khu công nghiệp trong nước cũng đang có sự cạnh tranh với lao động đưa đi xuất khẩu bằng cách nâng mức lương không chỉ 5 trăm nghìn đồng/tháng mà là 1 triệu và có khi lên tới 1,5 triệu.
Với mức lương 1,5 triệu thì người lao động chắc chắn không cần phải đi xuất khẩu lao động nữa, họ chỉ cần làm ngay tại khu công nghiệp, không phải ra nước ngoài. Đối với thị trường Malaysia cũng thế thôi, nếu doanh nghiệp muốn giữ thị trường bắt buộc phải đi tìm những nhà máy có lương cao và có thu nhập ngoài giờ thì lao động mới đi. Đấy là mục đích của doanh nghiệp.
Nhưng để tìm được đến thị trường thu nhập cao ký hợp đồng và thẩm định đưa được lao động sang và giữ được mối quan hệ lâu dài với nước bạn thì không phải là việc đơn giản. Vì thị trường thu nhập cao đòi hỏi rất nhiều về kinh phí, về trình độ với người lao động. Đơn cử thị trường trung bình như Qatar, Dubai cũng vô cùng khắt khe. Trong khi đó lao động của ta vào đột ngột không đáp ứng nổi và đã bị từ chối.
Dù Chính phủ hai bên đã có quan hệ ngoại giao nhưng chủ sử dụng đã không nhận lao động do tác phong lao động lao động Việt Nam liên tục vi phạm nội quy liên quan đến an ninh, đến hiệu quả kinh doanh của họ. Vậy ngay từ thị trường bình dân, trung cấp mà còn bị từ chối nói gì đến thị trường cao cấp.
Hiện tôi thấy thị trường Séc cũng rất nhiều doanh nghiệp đổ xô vào khai thác. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải tăng cường giám sát kiểm tra. Bởi trong số doanh nghiệp khai thác thị trường Séc, chỉ có một vài doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép thí điểm. Theo đúng quy định với một hợp đồng mới thì phải có thẩm định bằng văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì doanh mới được tuyển dụng đưa lao động đi xuất khẩu.
Nhưng hiện nay theo tôi được biết có đến hàng mấy chục doanh nghiệp không cần Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định vẫn tuyển. Từ Bắc vào Nam đua nhau xét tuyển lao động đi thị trường Séc. Như vậy, sắp tới hàng chục nghìn lao động đăng ký đi Séc sẽ bị vỡ mộng. Ai sẽ chịu trách nhiệm đây?
Rút kinh nghiệm từ thị trường Anh, chúng ta chưa mở ra được một năm thì lao động ta đã bỏ trốn. Mở thị trường cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động ở nước ngoài đồng thời cũng có sự quản lý về các doanh nghiệp đưa lao động đi. Quản lý ngay từ lúc thẩm định hồ sơ. Đó là chưa kể, những thị trường cao cấp này đỏi hỏi người lao động phải có tay nghề, có tác phong công nghiệp, có ngoại ngữ tốt.
Thị trường Mỹ là một bài học. Hiện một loạt lao động học nghề xong rồi không đi Mỹ được. Do vấn đề thông tin chưa chuẩn, quy trình chưa có, đối tác chưa chấp thuận chúng ta đã dám tuyển rồi. Thị trường Mỹ không mấy lao động được cấp visa ngoài Airserco tại chi nhánh phía Nam lúc đó làm với tư cách là cá nhân được vài lao động.
Đưa lao động sang thị trường cao cấp là điều cần tiến tới thế nhưng ta nên tập trung vào thị trường tầm trung và cũng đi dần từ tầm trung đi lên. Vì trong bối cảnh hiện nay chúng ta giải quyết đều là cấp bách, chúng ta chưa phân luồng chất lượng lao động. Trong lúc này ta vẫn còn cần phải xoá đói giảm nghèo, số lượng này nhiều hơn là làm giàu”.
"Doanh nghiệp không đủ năng lực sẽ phải tạm ngừng hoạt động"
(Ông Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
“Chúng tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp đi tìm các thị trường mới, miễn là thị trường đó có thu nhập tốt, ổn định, điều kiện lao động tốt và tiếp nhận lao động nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua, có hiện tượng nhiều doanh nghiệp đổ xô vào các thị trường mới, phát sinh một số người trung gian tuyển dụng và lừa đảo người lao động.
Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: doanh nghiệp nào đủ năng lực thì làm, nếu không đủ năng lực sẽ phải tạm ngừng, vì nếu họ tiếp tục làm sẽ phá hỏng thị trường. Doanh nghiệp có quyền khai thác thị trường, nhưng để được phép tuyển dụng lao động, hợp đồng của doanh nghiệp phải được Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội thẩm định. Tôi nghĩ, doanh nghiệp lao vào thị trường mới mà không cẩn trọng sẽ phải trả giá.
Tuy nhiên, do đặc điểm chung là, doanh nghiệp nước ta thường phải làm việc qua môi giới, nên nếu không thẩm định thông tin tốt sẽ rất dễ bị môi giới lừa đảo. Về phía cơ quan quản lý, chỉ thẩm định khi có báo cáo của doanh nghiệp và có hồ sơ xin triển khai hợp đồng của doanh nghiệp. Thực tế không ít doanh nghiệp vẫn đang tập trung vào các thị trường truyền thống, bởi những thị trường đó đang trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp và nuôi sống doanh nghiệp.
Nhưng không ít doanh nghiệp vẫn đang đưa lao động sang Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Trung Đông... rất tốt. Tôi lấy ví dụ như thị trường Nhật Bản, là một thị trường rất tốt đối với lao động nước ta.
Chuyến khảo sát thị trường này mới đây của chúng tôi cho thấy, đây đang là cơ hội tốt đối với lao động nước ta, nếu biết khai thác triệt để thời cơ. Cả một thời gian dài vừa qua, người lao động nước ta rất khó chen chân vào thị trường này vì tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Vì vậy, không ít doanh nghiệp mệt mỏi và đi tìm thị trường khác, nhưng cho tới nay, chưa nhiều thị trường mới có thu nhập cao mang lại kết quả.
Trong quá trình khai thác thị trường mới, doanh nghiệp nào có yêu cầu thì chúng tôi luôn có những hỗ trợ. ở thị trường Brunei, chúng tôi đã cử một đoàn công tác sang rà soát thực tế lao động bên đó. Nếu thấy cần thiết, có thể ký thoả thuận hợp tác lao động giữa hai bên, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác sau này. Hay như thị trường Australia, chúng tôi chỉ đạo một số doanh nghiệp liên kết với các trường đào tạo, do yêu cầu ngoại ngữ của thị trường này rất cao...”.
"Nên làm tốt hơn tại thị trường truyền thống"
(Bà Nguyễn Ngọc Sương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cần Thơ)
“Kết quả công tác xuất khẩu lao động thời gian qua của Cần Thơ đã đánh dấu bước chuyển đáng kể trong nhận thức của người dân về lao động, việc làm.
Từ năm 2004, Thành ủy, UBND Thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xem là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Các cấp chính quyền đoàn thể địa phương đã vào cuộc, tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền vận động, từng bước giúp người dân hiểu biết về ích lợi của xuất khẩu lao động và mạnh dạn đăng ký.
Trong ba năm (2004 - 2006), toàn thành phố có trên 1.600 người đi xuất khẩu lao động sang các nước (năm sau cao hơn năm trước). Hầu hết các quận, huyện đều có điển hình xã, phường làm tốt công tác vận động xuất khẩu lao động, nhiều gia đình có con đi xuất khẩu lao động đạt hiệu quả.
Nhờ đi xuất khẩu lao động mà đời sống nhiều gia đình được nâng lên, giảm nghèo nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện cho người lao động rèn tác phong công nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiếp cận máy móc thiết bị hiện đại nâng cao tay nghề. Lúc đầu, thành phố chỉ tập trung cho thị trường Malaysia, về sau mở rộng sang nhiều thị trường khác với đa dạng ngành nghề, cho người lao động lựa chọn.
Tuy nhiên, vì đại đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài là lao động nghèo, không có tay nghề, trình độ học vấn thấp. Do đó họ không thể có điều kiện đi lao động ở những thị trường có thu nhập cao. Chính vì thế các doanh nghiệp nên làm tốt ở những thị trường truyền thống đang làm.
Nhằm tránh những rủi ro, bất cập trong công tác xuất khẩu lao động, thành phố sẽ hạn chế dần việc đưa lao động phổ thông, không trình độ, tay nghề đi xuất khẩu lao động với nhiều ngành nghề không chắc chắn, tăng tỷ lệ đưa lao động có học vấn, chuyên môn, tay nghề cao, đi các thị trường có việc làm ổn định, thu nhập cao.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức đợt khảo sát, đánh giá lại thị trường Malaysia, chọn công ty uy tín, chất lượng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động mới ký hợp đồng đưa lao động. Kết hợp với các công ty xuất khẩu lao động tổ chức dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động theo từng đơn hàng với ngành nghề, số lao động cụ thể.
Tuy nhiên, một số lao động thuộc diện chính sách, diện nghèo muốn đi thị trường có chi phí cao, như: Đài Loan, Nhật Bản, Australia... sắp tới chúng tôi có kế hoạch làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ phần nào vốn vay cho người lao động sẽ nâng mức cho vay tối đa lên 30 triệu. Đồng thời, nhanh chóng thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động để chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro cho người đi xuất khẩu lao động”.
Trong khi đó, tham gia thị trường xuất khẩu lao động hơn 10 năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã tăng về quy mô nhưng lại chỉ tập trung ở những thị trường Đông Nam Á... chỉ đem lại cho người lao động mức thu nhập xoá đói giảm nghèo.
Nguyên nhân là do trình độ ngoại ngữ kém, tay nghề, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của lao động Việt Nam còn thấp, nên việc đặt chân đến các thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao như: Australia, Canada, Anh, Mỹ... quả thật rất khó khăn. Chưa kể có không ít doanh nghiệp đổ xô vào khai thác các thị trường mới, đến mức lãng quên các thị trường cũ và bị đối tác lừa đảo.
Thực trạng trên đã khiến phí môi giới tại một số thị trường lao động mới bị đẩy lên cao, gây nên bất ổn cho thị trường.
Để cạnh tranh, tăng quy mô đưa lao động xuất khẩu lên con số hàng trăm ngàn lao động mỗi năm như kỳ vọng của Chính phủ, chúng ta cần có chiến lược đầu tư phát triển ngành “công nghiệp” xuất khẩu nhân lực một cách bài bản hơn, hiệu quả hơn.
Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến của các cán bộ quản lý và nhà doanh nghiệp về vấn đề này.
"Cần hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo"
(Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo)
"Đưa lao động sang thị trường cao cấp làm việc, như Anh, Mỹ, Canada,... là mong muốn của lao động Việt Nam. Nhưng để chen chân vào thị trường quốc tế ta phải đạt được tiêu chuẩn quốc tế về trình độ, nghề nghiệp, kiến thức kỹ năng, phẩm chất người lao động, văn hoá, luật pháp và cả ngôn ngữ bản xứ. Điều này rất khó khăn bởi ngay cả hệ thống giáo dục của chúng ta khung trình độ thiếu thống nhất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn kỹ năng tương thích..., lại thiếu một hệ thống tư vấn và hướng nghiệp tốt.
Học sinh, sinh viên và các đối tượng lao động khác chưa được tiếp cận những thông tin và phương thức định hướng nghề nghiệp đáng tin cậy. Đó là chưa kể chất lượng đào tạo của ta còn kém xa so với quốc tế, chuyên môn kiến thức, chương trình chưa cập nhật do thiếu nguồn lực, thiếu cơ sở vật chất thiết bị dạy học và thiếu cả đội ngũ thầy.
Chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu lao động có chất lượng sang thị trường cao cấp nhưng các doanh nghiệp cần phải khảo sát kỹ thị trường đưa lao động sang, phải hiểu rõ hệ thống giáo dục và đào tạo của nước sở tại, hệ thống văn bằng, chứng chỉ và những yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp của nước sở tại... Cần phải có sự liên kết hợp tác với trường nghề của nước mà doanh nghiệp định đưa lao động sang làm việc để hợp tác đào tạo lao động, đánh giá và cấp bằng cho mình.
Bên cạnh đó cơ quan quản lý cũng phải nghiên cứu xu hướng thị trường lao động nước ngoài trước khi đưa lao động sang, xem họ cần lao động trình độ gì? ngành nghề nào? bao nhiêu? làm ở đâu? cho ai? với giá nào? rủi ro ra sao?... để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và người lao động. Một mình doanh nghiệp bươn chải chắc rất khó khăn, hiệu quả thấp.
Hiện nay tình trạng các doanh nghiệp đổ xô tuyển dụng và đào tạo, không cần biết lao động có đi được hay không, lương trả thế nào đã gây rất lãng phí cho cả doanh nghiệp và người lao động. Nếu đào tạo không theo chuẩn của nước sở tại, lao động có thể bị từ chối, vô hình chung ta lại mất thị trường khi chưa kịp khai thông và suy cho cùng thì người lao động chịu thiệt thòi nhất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chiến lược giáo dục 2008-2020, trong đó bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để xây dựng chiến lược giáo dục nghề nghiệp gồm cả dạy nghề và với trung cấp chuyên nghiệp.
Trước mắt, hai bộ sẽ tập trung xây dựng chương trình quốc gia đào tạo nhân lực theo nhu cầu doanh nghiệp, nhằm cung ứng nhân lực cho cả doanh nghiệp trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động kỹ thuật.
Hy vọng, với chiến lược giáo dục lần này sẽ tạo được những thay đổi căn cơ, hệ thống hơn, hiệu quả hơn để cung ứng nhân lực có chất lượng theo đòi hỏi ngày một khắt khe hơn của thế giới việc làm”.
"Chưa đào tạo theo nhu cầu"
(Ông Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Việt Nam – Singapore)
“Thời gian qua, hàng loạt chủ trương, chính sách nhằm định hướng việc phát triển lĩnh vực đào tạo nghề đã được ban hành. Tuy nhiên, năng lực của hệ thống trường nghề vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy, dù có nhiều hỗ trợ về mặt chính sách, hoạt động cung cấp lao động kỹ thuật có tay nghề vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực của xã hội.
Thực tế, chương trình đào tạo ở trường nghề vẫn chưa đổi mới nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động nên việc thu hút người theo học các trường nghề vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc định hướng phát triển các ngành nghề có tính công nghệ cao đòi hỏi phải tuyển chọn nguồn lao động được đào tạo bài bản. Hiện nay, tại Trường Kỹ thuật Việt Nam - Singapore đang có hai cơ sở đào tạo với tổng vốn đầu tư 130 tỷ đồng. Trường đang triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho học sinh tốt nghiệp từ THCS và THPT của Bình Dương và các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp trong tỉnh. Thời gian qua, trường đã cung cấp khỏang 2600 lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp trong tỉnh Bình Dương.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế, trường đã tiến hành và áp dụng đào tạo theo nhu cầu và chương trình của doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của doanh nghiệp.
Bản thân trường được đầu tư ngay từ những ngày đầu, nhưng do áp lực nguồn lao động của xã hội quá lớn nên trong hoạt động đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế. Do hoạt động liên kết đào tạo vẫn còn yếu. Hạn chế về năng lực đào tạo, nguồn nhân lực giáo viên nên cấp độ đào tạo ở bậc cao hơn chưa thực hiện được. Đây không phải là vấn đề riêng của trường mà là tình hình chung của các trường dạy nghề hiện nay.
Để hoạt động đào tạo nghề được phát triển, cần có chính sách, chế độ hợp lí cho các trường nghề để thu hút thanh niên vào học ở các trường nghề. Cùng đó để hoạt động đào tạo nghề hiệu quả, có thể trước mắt chỉ cần tập trung đầu tư trước cho một số trường nghề trọng tâm để có thể tiến hành đào tạo trình độ ở mức cao hơn với công nghệ mới phù hợp với nhu cầu thực tế. Đặc biệt hoạt động đào tạo nghề cần gắn liền và bám sát với nhu cầu thực của xã hội”.
"Nên cấp thẻ lao động điện tử trước khi ra nước ngoài"
(Ông Trần Văn Thạnh, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ Xuất khẩu Lao động và chuyên gia - Suleco)
“Qua hoạt động của mình, Suleco nhận thấy các nước tiếp nhận lao động kỹ thuật Việt Nam đều đánh giá tốt về chất lượng tay nghề. Tuy nhiên, đa số lao động Việt Nam còn tồn tại 2 điều là ngoại ngữ và tay nghề yếu. Chỉ một số ít người lao động ở các thành phố lớn có đủ khả năng đáp ứng được ngay các yêu cầu của các thị trường có thu nhập cao.
Phần lớn là số lao động đều tốt nghiệp từ các trường đại học và các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao. Còn lại, một số người cũng qua đào tạo nhưng rơi vào trường hợp không được phía thị trường nước ngoài tiếp nhận vì hiện các chương trình đào tạo trong nước không được nước ngoài công nhận.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là đào tạo được đội ngũ có chất lượng cao. Thông qua việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nguồn lao động xuất khẩu trên cơ sở huy động năng lực, cơ sở vật chất sẵn có của các trường dạy nghề của nhà nước và các tổ chức xã hội. Cần chú trọng các ngành nghề có lợi thế xuất khẩu mạnh và chuyên môn hóa cao.
Đồng thời người lao động cũng phải tự trang bị về tác phong làm việc, chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường lao động ngoài nước có mức thu nhập cao. Để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội, cần một chính sách hỗ trợ về kinh phí học nghề để đi xuất khẩu lao động, tốt nhất là những ai muốn đi thì được đào tạo nghề miễn phí.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả công tác quản lí người lao động làm việc ở nước ngoài và đuợc quan tâm đúng mức dưới sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Có thể cơ quan quản lí lao động ngoài nước nên cấp thẻ lao động điện tử cho từng người lao động trước khi ra nước ngoài để việc kiểm soát thuận tiện và dễ dàng tiếp cận giúp đỡ người lao động trong những trường hợp cần thiết.
Và bản thân các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ người lao động trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài thông qua việc cử cán bộ quản lí đến những nước có đông lao động làm việc để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh."
"Tập trung vào thị trường tầm trung và đi lên"
(Ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Lao động và Thương mại Airserco, Tổng công ty Hàng không Việt Nam)
“Theo tôi, trong bối cảnh và xu thế hiện nay rất cần phải khai thác thị trường thu nhập cao vì thị trường xoá đói giảm nghèo, ví như thị trường truyền thống Malaysia rất nhiều doanh nghiệp rất khó ký kết được hợp đồng cho thu nhập trung bình. Chưa kể, tại khu công nghiệp trong nước cũng đang có sự cạnh tranh với lao động đưa đi xuất khẩu bằng cách nâng mức lương không chỉ 5 trăm nghìn đồng/tháng mà là 1 triệu và có khi lên tới 1,5 triệu.
Với mức lương 1,5 triệu thì người lao động chắc chắn không cần phải đi xuất khẩu lao động nữa, họ chỉ cần làm ngay tại khu công nghiệp, không phải ra nước ngoài. Đối với thị trường Malaysia cũng thế thôi, nếu doanh nghiệp muốn giữ thị trường bắt buộc phải đi tìm những nhà máy có lương cao và có thu nhập ngoài giờ thì lao động mới đi. Đấy là mục đích của doanh nghiệp.
Nhưng để tìm được đến thị trường thu nhập cao ký hợp đồng và thẩm định đưa được lao động sang và giữ được mối quan hệ lâu dài với nước bạn thì không phải là việc đơn giản. Vì thị trường thu nhập cao đòi hỏi rất nhiều về kinh phí, về trình độ với người lao động. Đơn cử thị trường trung bình như Qatar, Dubai cũng vô cùng khắt khe. Trong khi đó lao động của ta vào đột ngột không đáp ứng nổi và đã bị từ chối.
Dù Chính phủ hai bên đã có quan hệ ngoại giao nhưng chủ sử dụng đã không nhận lao động do tác phong lao động lao động Việt Nam liên tục vi phạm nội quy liên quan đến an ninh, đến hiệu quả kinh doanh của họ. Vậy ngay từ thị trường bình dân, trung cấp mà còn bị từ chối nói gì đến thị trường cao cấp.
Hiện tôi thấy thị trường Séc cũng rất nhiều doanh nghiệp đổ xô vào khai thác. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải tăng cường giám sát kiểm tra. Bởi trong số doanh nghiệp khai thác thị trường Séc, chỉ có một vài doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép thí điểm. Theo đúng quy định với một hợp đồng mới thì phải có thẩm định bằng văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì doanh mới được tuyển dụng đưa lao động đi xuất khẩu.
Nhưng hiện nay theo tôi được biết có đến hàng mấy chục doanh nghiệp không cần Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định vẫn tuyển. Từ Bắc vào Nam đua nhau xét tuyển lao động đi thị trường Séc. Như vậy, sắp tới hàng chục nghìn lao động đăng ký đi Séc sẽ bị vỡ mộng. Ai sẽ chịu trách nhiệm đây?
Rút kinh nghiệm từ thị trường Anh, chúng ta chưa mở ra được một năm thì lao động ta đã bỏ trốn. Mở thị trường cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động ở nước ngoài đồng thời cũng có sự quản lý về các doanh nghiệp đưa lao động đi. Quản lý ngay từ lúc thẩm định hồ sơ. Đó là chưa kể, những thị trường cao cấp này đỏi hỏi người lao động phải có tay nghề, có tác phong công nghiệp, có ngoại ngữ tốt.
Thị trường Mỹ là một bài học. Hiện một loạt lao động học nghề xong rồi không đi Mỹ được. Do vấn đề thông tin chưa chuẩn, quy trình chưa có, đối tác chưa chấp thuận chúng ta đã dám tuyển rồi. Thị trường Mỹ không mấy lao động được cấp visa ngoài Airserco tại chi nhánh phía Nam lúc đó làm với tư cách là cá nhân được vài lao động.
Đưa lao động sang thị trường cao cấp là điều cần tiến tới thế nhưng ta nên tập trung vào thị trường tầm trung và cũng đi dần từ tầm trung đi lên. Vì trong bối cảnh hiện nay chúng ta giải quyết đều là cấp bách, chúng ta chưa phân luồng chất lượng lao động. Trong lúc này ta vẫn còn cần phải xoá đói giảm nghèo, số lượng này nhiều hơn là làm giàu”.
"Doanh nghiệp không đủ năng lực sẽ phải tạm ngừng hoạt động"
(Ông Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
“Chúng tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp đi tìm các thị trường mới, miễn là thị trường đó có thu nhập tốt, ổn định, điều kiện lao động tốt và tiếp nhận lao động nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua, có hiện tượng nhiều doanh nghiệp đổ xô vào các thị trường mới, phát sinh một số người trung gian tuyển dụng và lừa đảo người lao động.
Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: doanh nghiệp nào đủ năng lực thì làm, nếu không đủ năng lực sẽ phải tạm ngừng, vì nếu họ tiếp tục làm sẽ phá hỏng thị trường. Doanh nghiệp có quyền khai thác thị trường, nhưng để được phép tuyển dụng lao động, hợp đồng của doanh nghiệp phải được Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội thẩm định. Tôi nghĩ, doanh nghiệp lao vào thị trường mới mà không cẩn trọng sẽ phải trả giá.
Tuy nhiên, do đặc điểm chung là, doanh nghiệp nước ta thường phải làm việc qua môi giới, nên nếu không thẩm định thông tin tốt sẽ rất dễ bị môi giới lừa đảo. Về phía cơ quan quản lý, chỉ thẩm định khi có báo cáo của doanh nghiệp và có hồ sơ xin triển khai hợp đồng của doanh nghiệp. Thực tế không ít doanh nghiệp vẫn đang tập trung vào các thị trường truyền thống, bởi những thị trường đó đang trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp và nuôi sống doanh nghiệp.
Nhưng không ít doanh nghiệp vẫn đang đưa lao động sang Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Trung Đông... rất tốt. Tôi lấy ví dụ như thị trường Nhật Bản, là một thị trường rất tốt đối với lao động nước ta.
Chuyến khảo sát thị trường này mới đây của chúng tôi cho thấy, đây đang là cơ hội tốt đối với lao động nước ta, nếu biết khai thác triệt để thời cơ. Cả một thời gian dài vừa qua, người lao động nước ta rất khó chen chân vào thị trường này vì tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Vì vậy, không ít doanh nghiệp mệt mỏi và đi tìm thị trường khác, nhưng cho tới nay, chưa nhiều thị trường mới có thu nhập cao mang lại kết quả.
Trong quá trình khai thác thị trường mới, doanh nghiệp nào có yêu cầu thì chúng tôi luôn có những hỗ trợ. ở thị trường Brunei, chúng tôi đã cử một đoàn công tác sang rà soát thực tế lao động bên đó. Nếu thấy cần thiết, có thể ký thoả thuận hợp tác lao động giữa hai bên, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác sau này. Hay như thị trường Australia, chúng tôi chỉ đạo một số doanh nghiệp liên kết với các trường đào tạo, do yêu cầu ngoại ngữ của thị trường này rất cao...”.
"Nên làm tốt hơn tại thị trường truyền thống"
(Bà Nguyễn Ngọc Sương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cần Thơ)
“Kết quả công tác xuất khẩu lao động thời gian qua của Cần Thơ đã đánh dấu bước chuyển đáng kể trong nhận thức của người dân về lao động, việc làm.
Từ năm 2004, Thành ủy, UBND Thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xem là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Các cấp chính quyền đoàn thể địa phương đã vào cuộc, tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền vận động, từng bước giúp người dân hiểu biết về ích lợi của xuất khẩu lao động và mạnh dạn đăng ký.
Trong ba năm (2004 - 2006), toàn thành phố có trên 1.600 người đi xuất khẩu lao động sang các nước (năm sau cao hơn năm trước). Hầu hết các quận, huyện đều có điển hình xã, phường làm tốt công tác vận động xuất khẩu lao động, nhiều gia đình có con đi xuất khẩu lao động đạt hiệu quả.
Nhờ đi xuất khẩu lao động mà đời sống nhiều gia đình được nâng lên, giảm nghèo nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện cho người lao động rèn tác phong công nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiếp cận máy móc thiết bị hiện đại nâng cao tay nghề. Lúc đầu, thành phố chỉ tập trung cho thị trường Malaysia, về sau mở rộng sang nhiều thị trường khác với đa dạng ngành nghề, cho người lao động lựa chọn.
Tuy nhiên, vì đại đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài là lao động nghèo, không có tay nghề, trình độ học vấn thấp. Do đó họ không thể có điều kiện đi lao động ở những thị trường có thu nhập cao. Chính vì thế các doanh nghiệp nên làm tốt ở những thị trường truyền thống đang làm.
Nhằm tránh những rủi ro, bất cập trong công tác xuất khẩu lao động, thành phố sẽ hạn chế dần việc đưa lao động phổ thông, không trình độ, tay nghề đi xuất khẩu lao động với nhiều ngành nghề không chắc chắn, tăng tỷ lệ đưa lao động có học vấn, chuyên môn, tay nghề cao, đi các thị trường có việc làm ổn định, thu nhập cao.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức đợt khảo sát, đánh giá lại thị trường Malaysia, chọn công ty uy tín, chất lượng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động mới ký hợp đồng đưa lao động. Kết hợp với các công ty xuất khẩu lao động tổ chức dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động theo từng đơn hàng với ngành nghề, số lao động cụ thể.
Tuy nhiên, một số lao động thuộc diện chính sách, diện nghèo muốn đi thị trường có chi phí cao, như: Đài Loan, Nhật Bản, Australia... sắp tới chúng tôi có kế hoạch làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ phần nào vốn vay cho người lao động sẽ nâng mức cho vay tối đa lên 30 triệu. Đồng thời, nhanh chóng thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động để chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro cho người đi xuất khẩu lao động”.