Bằng ACCA: "Giải pháp hữu hiệu cho nhân lực tài chính"
Việc bổ sung số lượng kiểm toán viên có bằng quốc tế ACCA đã mở ra những tín hiệu sáng sủa đối với kiểm toán Việt Nam
Với 40 học viên Việt Nam vừa được nhận chứng chỉ ACCA vào cuối tháng 7 vừa qua, số người Việt Nam có bằng Kiểm toán viên quốc tế tăng lên 244 người.
Trong thời điểm nhân lực tài chính cao cấp đang thiếu hụt trầm trọng thì việc bổ sung số lượng kiểm toán viên có bằng quốc tế ACCA được công nhận trên toàn cầu đã mở ra những tín hiệu sáng sủa đối với lĩnh vực kiểm toán Việt Nam.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện với ông Andrew Harding, Giám đốc điều hành ACCA về vấn đề này.
Sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán trong hai năm trở lại đây đang khiến cho nhân lực tài chính cao cấp Việt Nam vốn đã thiếu nay lại càng trở nên khan hiếm hơn. Là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nhân lực tài chính, theo ông lời giải tốt nhất cho bài toán nhân lực của Việt Nam là gì?
Khủng hoảng nhân lực tài chính hiện nay ở Việt Nam cũng giống như tình cảnh của các nước Đông Âu và Trung Quốc thời kỳ những năm 90. Để giải quyết tình trạng này, các nước đã phải chọn giải pháp thuê các chuyên gia từ các nước như Anh, Mỹ... Giờ đây, chính các nước thiếu nhân lực tài chính cao cấp đó lại trở thành nơi xuất khẩu ngược trở lại chính các nước đã cung cấp các chuyên gia tài chính.
Với Việt Nam, tôi nghĩ điều này có thể khó hơn mặc dù thực tế cho thấy có khá nhiều công ty đã và đang phải tuyển từ các nước trong khu vực cho các vị trí cao cấp trong bộ phận tài chính vì nguồn nhân lực tại chỗ không đủ cung cấp.
Tuy nhiên, mục tiêu của phần lớn các công ty vẫn là đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ để thay thế dần các vị trí của chuyên gia nước ngoài. Đối với những vị trí chiến lược đó, các khóa ngắn hạn hoặc đào tạo cấp tốc sẽ không thể đảm bảo chất lượng và những công ty có kế hoạch phát triển nhân lực dài hạn đều chú trọng đến những bằng cấp có giá trị thực tiễn cao và đạt chuẩn quốc tế.
ACCA là một trong những bằng cấp đạt được những yêu cầu đó. Cộng với một lợi thế là sự có mặt của mạng lưới các trung tâm luyện thi trong nước, bằng ACCA cũng như CAT thực sự sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho bài toán nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và ít nhất 5 – 10 năm tới đây.
Trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay, số lượng công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán cho các doanh nghiệp niêm yết còn quá ít do sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành kiểm toán. Là một tổ chức đào tạo nghề nghiệp chuyên ngành kế toán kiểm toán, ACCA sẽ có những hỗ trợ gì cho các công ty kiểm toán trong việc đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng như yêu cầu của thị trường?
ACCA không phải là một công ty giới thiệu việc làm nên khó có thể trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm nguồn nhân lực. Tuy nhiên, vẫn có một cách để ACCA góp phần hữu hiệu trong việc giải quyết sự thiếu hụt này.
Trong thời gian qua do dự đoán trước được sự khan hiếm nhân lực ngành kế toán nên chúng tôi đã tăng cường các họat động hướng nghiệp ở các trường phổ thông và đại học trong nước, mục tiêu là giới thiệu để các em học sinh – sinh viên biết đến một chứng chỉ kế toán quốc tế hiện đang được ưa chuộng tại các nền kinh tế lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, đó là chứng chỉ kế toán quốc tế CAT (Certified Accounting Technician).
Đối với các doanh nghiệp kiểm toán, chứng chỉ CAT sẽ là lời giải hữu hiệu nhất. Nếu tuyển người có CAT, doanh nghiệp kiểm toán hoàn toàn có thể tin tưởng giao nhiệm vụ lập hồ sơ kiểm toán hoặc đảm nhận được các công việc kiểm toán cơ bản. Sau đó doanh nghiệp có thể lựa chọn những người có khả năng và muốn tiến xa hơn trong nghề kiểm toán để đào tạo tiếp lên các chương trình cao hơn như ACCA, CPA...
Đối với các công ty thương mại cũng vậy, CAT sẽ giúp cho nhân viên trong bộ phận kế toán tài chính của họ có kiến thức vững vàng về kế toán quốc tế, qua đó đảm bảo việc tiến hành các giao dịch cũng như báo cáo kế toán được tiến hành theo đúng chuẩn mực và có thể tin cậy được. Đặc biệt, vì đây là chương trình thi bằng tiếng Anh nên các công ty cũng đỡ được gánh nặng thi tuyển tiếng Anh cho nhân viên chuyên ngành.
Ông có nhận xét gì về những học viên Việt Nam đã tốt nghiệp ACCA?
Việc gia nhập WTO đã góp phần tăng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam đạt hơn 2,5 tỷ USD trong quý 1/2007, kéo theo nhu cầu rất cao về lực lượng kiểm toán viên quốc tế để có được những bản báo cáo tài chính minh bạch và tin cậy cho các nhà đầu tư toàn cầu.
Bằng ACCA là một chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị công nhận trình độ hành nghề của kiểm toán viên và có thể coi là tấm hộ chiếu quốc tế về chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
Hi vọng rằng tấm bằng ACCA sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các bạn trẻ muốn tiến xa trong lĩnh vực tài chính cũng như góp phần giúp Việt Nam xây dựng một đội ngũ nhân lực kế toán, kiểm toán cao cấp để đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập.
Tính đến nay, Việt Nam đã có gần 250 người nhận bằng ACCA, trong đó có những bạn trẻ đạt được thứ hạng khá cao trên thế giới. Điều đó chứng tỏ năng lực học tập của các bạn trẻ Việt Nam rất tốt.
Một số bạn sau khi tốt nghiệp ACCA đã có cơ hội làm việc tại các nước khác và họ đã học được khá nhiều kinh nghiệm. Bản thân tôi thực sự mong muốn nhìn thấy họ quay trở về Việt Nam để làm việc và cống hiến.
Vậy theo ông, một thế hệ những chuyên gia kế toán tài chính mới có gì nổi trội?
Theo tôi thì thế hệ những chuyên gia kế toán tài chính mới sẽ có hai ưu thế nổi trội. Thứ nhất, những thế hệ này sẽ có cái nhìn quốc tế hơn, hướng ngoại hơn vì nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi gia nhập WTO.
Thứ hai, thế hệ này chắc chắn sẽ có ý thức hơn về đạo đức nghề nghiệp. Điều tôi muốn nói đến là sau scandal năm 2001 về vụ Enron. Tưởng sau sự kiện đó, nhiều kế toán và kiểm toán viên bỏ cuộc và nghề kế toán kiểm toán sẽ bị quay lưng. Tuy nhiên trên thực tế đã diễn ra ngược lại. Các bạn trẻ đã nghĩ lại và coi đây là lĩnh vực thú vị.
ACCA làm gì để xây dựng một thế hệ như thế?
Càng ngày các nhà đầu tư và đối tác sẽ tìm kiếm bằng chứng cho đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên tài chính chứ không đơn thuần dựa trên những kỹ năng chuyên môn của họ. Như chúng ta đã thấy trong trường hợp của tập đoàn Enron những kỹ năng chuyên môn này đã không được sử dụng vì lợi ích của công chúng.
Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để đảm bảo rằng ACCA sẽ được nhìn nhận là một tổ chức xây dựng nên một thế hệ những chuyên gia kế toán tài chính mới. Để đạt được điều đó, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp sẽ là trọng tâm của chương trình.
Bằng cách nào ư? Trước hết, tất cả hội viên của chúng tôi phải tuân thủ theo một quy tắc đạo đức nghề nghiệp chặt chẽ. Quy định này dựa trên những nguyên tắc của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do Liên đoàn kế toán quốc tế ban hành, cộng với các quy tắc của ACCA.
Trong thời điểm nhân lực tài chính cao cấp đang thiếu hụt trầm trọng thì việc bổ sung số lượng kiểm toán viên có bằng quốc tế ACCA được công nhận trên toàn cầu đã mở ra những tín hiệu sáng sủa đối với lĩnh vực kiểm toán Việt Nam.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện với ông Andrew Harding, Giám đốc điều hành ACCA về vấn đề này.
Sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán trong hai năm trở lại đây đang khiến cho nhân lực tài chính cao cấp Việt Nam vốn đã thiếu nay lại càng trở nên khan hiếm hơn. Là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nhân lực tài chính, theo ông lời giải tốt nhất cho bài toán nhân lực của Việt Nam là gì?
Khủng hoảng nhân lực tài chính hiện nay ở Việt Nam cũng giống như tình cảnh của các nước Đông Âu và Trung Quốc thời kỳ những năm 90. Để giải quyết tình trạng này, các nước đã phải chọn giải pháp thuê các chuyên gia từ các nước như Anh, Mỹ... Giờ đây, chính các nước thiếu nhân lực tài chính cao cấp đó lại trở thành nơi xuất khẩu ngược trở lại chính các nước đã cung cấp các chuyên gia tài chính.
Với Việt Nam, tôi nghĩ điều này có thể khó hơn mặc dù thực tế cho thấy có khá nhiều công ty đã và đang phải tuyển từ các nước trong khu vực cho các vị trí cao cấp trong bộ phận tài chính vì nguồn nhân lực tại chỗ không đủ cung cấp.
Tuy nhiên, mục tiêu của phần lớn các công ty vẫn là đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ để thay thế dần các vị trí của chuyên gia nước ngoài. Đối với những vị trí chiến lược đó, các khóa ngắn hạn hoặc đào tạo cấp tốc sẽ không thể đảm bảo chất lượng và những công ty có kế hoạch phát triển nhân lực dài hạn đều chú trọng đến những bằng cấp có giá trị thực tiễn cao và đạt chuẩn quốc tế.
ACCA là một trong những bằng cấp đạt được những yêu cầu đó. Cộng với một lợi thế là sự có mặt của mạng lưới các trung tâm luyện thi trong nước, bằng ACCA cũng như CAT thực sự sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho bài toán nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và ít nhất 5 – 10 năm tới đây.
Trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay, số lượng công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán cho các doanh nghiệp niêm yết còn quá ít do sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành kiểm toán. Là một tổ chức đào tạo nghề nghiệp chuyên ngành kế toán kiểm toán, ACCA sẽ có những hỗ trợ gì cho các công ty kiểm toán trong việc đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng như yêu cầu của thị trường?
ACCA không phải là một công ty giới thiệu việc làm nên khó có thể trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm nguồn nhân lực. Tuy nhiên, vẫn có một cách để ACCA góp phần hữu hiệu trong việc giải quyết sự thiếu hụt này.
Trong thời gian qua do dự đoán trước được sự khan hiếm nhân lực ngành kế toán nên chúng tôi đã tăng cường các họat động hướng nghiệp ở các trường phổ thông và đại học trong nước, mục tiêu là giới thiệu để các em học sinh – sinh viên biết đến một chứng chỉ kế toán quốc tế hiện đang được ưa chuộng tại các nền kinh tế lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, đó là chứng chỉ kế toán quốc tế CAT (Certified Accounting Technician).
Đối với các doanh nghiệp kiểm toán, chứng chỉ CAT sẽ là lời giải hữu hiệu nhất. Nếu tuyển người có CAT, doanh nghiệp kiểm toán hoàn toàn có thể tin tưởng giao nhiệm vụ lập hồ sơ kiểm toán hoặc đảm nhận được các công việc kiểm toán cơ bản. Sau đó doanh nghiệp có thể lựa chọn những người có khả năng và muốn tiến xa hơn trong nghề kiểm toán để đào tạo tiếp lên các chương trình cao hơn như ACCA, CPA...
Đối với các công ty thương mại cũng vậy, CAT sẽ giúp cho nhân viên trong bộ phận kế toán tài chính của họ có kiến thức vững vàng về kế toán quốc tế, qua đó đảm bảo việc tiến hành các giao dịch cũng như báo cáo kế toán được tiến hành theo đúng chuẩn mực và có thể tin cậy được. Đặc biệt, vì đây là chương trình thi bằng tiếng Anh nên các công ty cũng đỡ được gánh nặng thi tuyển tiếng Anh cho nhân viên chuyên ngành.
Ông có nhận xét gì về những học viên Việt Nam đã tốt nghiệp ACCA?
Việc gia nhập WTO đã góp phần tăng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam đạt hơn 2,5 tỷ USD trong quý 1/2007, kéo theo nhu cầu rất cao về lực lượng kiểm toán viên quốc tế để có được những bản báo cáo tài chính minh bạch và tin cậy cho các nhà đầu tư toàn cầu.
Bằng ACCA là một chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị công nhận trình độ hành nghề của kiểm toán viên và có thể coi là tấm hộ chiếu quốc tế về chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
Hi vọng rằng tấm bằng ACCA sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các bạn trẻ muốn tiến xa trong lĩnh vực tài chính cũng như góp phần giúp Việt Nam xây dựng một đội ngũ nhân lực kế toán, kiểm toán cao cấp để đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập.
Tính đến nay, Việt Nam đã có gần 250 người nhận bằng ACCA, trong đó có những bạn trẻ đạt được thứ hạng khá cao trên thế giới. Điều đó chứng tỏ năng lực học tập của các bạn trẻ Việt Nam rất tốt.
Một số bạn sau khi tốt nghiệp ACCA đã có cơ hội làm việc tại các nước khác và họ đã học được khá nhiều kinh nghiệm. Bản thân tôi thực sự mong muốn nhìn thấy họ quay trở về Việt Nam để làm việc và cống hiến.
Vậy theo ông, một thế hệ những chuyên gia kế toán tài chính mới có gì nổi trội?
Theo tôi thì thế hệ những chuyên gia kế toán tài chính mới sẽ có hai ưu thế nổi trội. Thứ nhất, những thế hệ này sẽ có cái nhìn quốc tế hơn, hướng ngoại hơn vì nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi gia nhập WTO.
Thứ hai, thế hệ này chắc chắn sẽ có ý thức hơn về đạo đức nghề nghiệp. Điều tôi muốn nói đến là sau scandal năm 2001 về vụ Enron. Tưởng sau sự kiện đó, nhiều kế toán và kiểm toán viên bỏ cuộc và nghề kế toán kiểm toán sẽ bị quay lưng. Tuy nhiên trên thực tế đã diễn ra ngược lại. Các bạn trẻ đã nghĩ lại và coi đây là lĩnh vực thú vị.
ACCA làm gì để xây dựng một thế hệ như thế?
Càng ngày các nhà đầu tư và đối tác sẽ tìm kiếm bằng chứng cho đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên tài chính chứ không đơn thuần dựa trên những kỹ năng chuyên môn của họ. Như chúng ta đã thấy trong trường hợp của tập đoàn Enron những kỹ năng chuyên môn này đã không được sử dụng vì lợi ích của công chúng.
Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để đảm bảo rằng ACCA sẽ được nhìn nhận là một tổ chức xây dựng nên một thế hệ những chuyên gia kế toán tài chính mới. Để đạt được điều đó, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp sẽ là trọng tâm của chương trình.
Bằng cách nào ư? Trước hết, tất cả hội viên của chúng tôi phải tuân thủ theo một quy tắc đạo đức nghề nghiệp chặt chẽ. Quy định này dựa trên những nguyên tắc của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do Liên đoàn kế toán quốc tế ban hành, cộng với các quy tắc của ACCA.