Báo cáo tài chính: Vô tình hay cố ý chênh lệch lợi nhuận?
Báo cáo tài chính quý 2 của một số doanh nghiệp có mức lợi nhuận chênh lệch khá lớn so với báo cáo tài chính sau soát xét
Báo cáo tài chính quý 2 của một số doanh nghiệp có mức lợi nhuận chênh lệch khá lớn so với báo cáo tài chính sau soát xét.
Bình luận về hiện tượng này, ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nói:
- Về nguyên tắc, báo cáo tài chính do các doanh nghiệp lập là đầy đủ và đúng đắn, nhưng không loại trừ khả năng có sai sót.
Bởi vì, với từng người, mức độ hiểu biết về chế độ, chính sách, các văn bản hướng dẫn có thể khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần có kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để kiểm tra lại, xác định sai đúng và yêu cầu kế toán chỉnh sửa. Báo cáo tài chính có chênh lệch trước và sau soát xét là chuyện bình thường và phổ biến. Các doanh nghiệp cần phấn đấu để mức chênh lệch này ngày càng nhỏ.
Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ảnh hưởng nhiều đến cổ đông và tác động đến giao dịch chứng khoán hàng ngày, nên được yêu cầu phải soát xét báo cáo tài chính 6 tháng.
VACPA đã từng kiến nghị cần soát xét báo cáo tài chính hàng quý để phát hiện sai sót và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Khi đã có ý kiến của kiểm toán, mức độ đúng của báo cáo tài chính sẽ cao hơn rất nhiều.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do sự cố ý của một số cá nhân để trục lợi không?
Có cả lý do chủ quan và khách quan.
Vì một số mục đích, người làm báo cáo tài chính có thể thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật, chẳng hạn chỉ cần thay đổi thời điểm hạch toán một khoản mục nào đấy, chuyển giao dự án hoặc lập hóa đơn bán hàng chậm một ngày, là có thể làm thay đổi số liệu báo cáo. Điều này phải có nghiệp vụ sâu mới biết được.
Về khách quan, có thể vô tình doanh nghiệp làm sai. Chẳng hạn, việc bán dự án chậm trễ, nhưng doanh nghiệp không có biện pháp thúc giục và nghĩ rằng không hạch toán vào tháng này thì hạch toán vào tháng sau. Điều này xuất phát từ nhận thức không đúng về nguyên tắc hạch toán, không nắm chắc về chuyên môn.
Điểm quan trọng nhất là phải giải trình lý do, cần được xem xét kỹ càng là lý do chủ quan hay khách quan. Kiểm toán viên là người đưa ra ý kiến yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Do đó, kiểm toán viên là người hiểu rất rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn này.
Tuy nhiên, trong công việc của mình, kiểm toán viên chỉ cần đạt đựơc mục đích là doanh nghiệp phải điều chỉnh, không đòi hỏi phải tìm hiểu thật kỹ lý do. Mục tiêu của kiểm toán viên là báo cáo tài chính sau kiểm toán phải trung thực và hợp lý, bảo đảm quyền lợi bình đẳng cho mọi người có liên quan.
Theo ông, kết quả báo cáo tài chính cuối năm nay có lặp lại tình trạng như báo cáo tài chính giữa năm vừa qua không?
Các năm trước, chưa thực hiện soát xét báo cáo tài chính giữa năm. Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện soát xét báo cáo tài chính 6 tháng. Các năm trước chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính kỳ cuối năm. Kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm thông thường chênh lệch không lớn, bởi vì, cuối năm doanh nghiệp phải làm quyết toán, phải tất toán rất nhiều hoạt động, như thực hiện kiểm kê, đối chiếu công nợ. Đây là chuỗi thủ tục ràng buộc giúp hạn chế sai sót.
Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng lại không phải làm những việc đó. Một số doanh nghiệp có suy nghĩ, lãi hoặc lỗ của 6 tháng chỉ để đánh giá tình hình doanh nghiệp, không dùng để chia cổ tức, chưa phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp... nên mức độ thận trọng của doanh nghiệp cũng không cao. Thực chất khoản lãi chưa hạch toán, nếu có dù lớn hay nhỏ cũng sẽ được hạch toán vào 6 tháng cuối năm mà không mất đi.
Thêm vào đó, một số văn bản mới tăng trách nhiệm của các công ty niêm yết, tăng trách nhiệm của kiểm toán viên, yêu cầu phải có giải trình khi mức độ sai số lớn.. Do đó, cuối năm nay, chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán chắc chắn sẽ giảm.
Một số doanh nghiệp đã có giải trình về khoản chênh lệch lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau soát xét. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cách giải trình là chưa đầy đủ ở mức cần thiết?
Ủy ban Chứng khoán nên yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục giải trình nếu vẫn tiếp tục nghi vấn về giải trình lần một của doanh nghiệp.
Cụ thể, Công ty Quốc Cường Gia Lai giải trình về khoản chênh lệch lợi nhuận là do chưa hạch toán một dự án đã bán trong kỳ. Giải trình này đã nêu rõ lý do chênh lệch, nhưng xét về mặt chuyên môn, cần phải giải thích rõ hơn lý do vì sao chưa hạch toán.
Việc bán dự án được tính vào doanh thu trong 6 tháng khi thỏa mãn hai điều kiện, đó là, bên doanh nghiệp đã chuyển giao dự án cho người mua (đã chuyển giao trách nhiệm vật chất đối với hàng hóa). Thứ hai, đã lập hóa đơn bán hàng. Để hạn chế tình trạng một số cá nhân cố ý làm sai lệch báo cáo tài chính để trục lợi, cần có hình thức xử phạt thích đáng.
Bình luận về hiện tượng này, ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nói:
- Về nguyên tắc, báo cáo tài chính do các doanh nghiệp lập là đầy đủ và đúng đắn, nhưng không loại trừ khả năng có sai sót.
Bởi vì, với từng người, mức độ hiểu biết về chế độ, chính sách, các văn bản hướng dẫn có thể khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần có kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để kiểm tra lại, xác định sai đúng và yêu cầu kế toán chỉnh sửa. Báo cáo tài chính có chênh lệch trước và sau soát xét là chuyện bình thường và phổ biến. Các doanh nghiệp cần phấn đấu để mức chênh lệch này ngày càng nhỏ.
Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ảnh hưởng nhiều đến cổ đông và tác động đến giao dịch chứng khoán hàng ngày, nên được yêu cầu phải soát xét báo cáo tài chính 6 tháng.
VACPA đã từng kiến nghị cần soát xét báo cáo tài chính hàng quý để phát hiện sai sót và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Khi đã có ý kiến của kiểm toán, mức độ đúng của báo cáo tài chính sẽ cao hơn rất nhiều.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do sự cố ý của một số cá nhân để trục lợi không?
Có cả lý do chủ quan và khách quan.
Vì một số mục đích, người làm báo cáo tài chính có thể thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật, chẳng hạn chỉ cần thay đổi thời điểm hạch toán một khoản mục nào đấy, chuyển giao dự án hoặc lập hóa đơn bán hàng chậm một ngày, là có thể làm thay đổi số liệu báo cáo. Điều này phải có nghiệp vụ sâu mới biết được.
Về khách quan, có thể vô tình doanh nghiệp làm sai. Chẳng hạn, việc bán dự án chậm trễ, nhưng doanh nghiệp không có biện pháp thúc giục và nghĩ rằng không hạch toán vào tháng này thì hạch toán vào tháng sau. Điều này xuất phát từ nhận thức không đúng về nguyên tắc hạch toán, không nắm chắc về chuyên môn.
Điểm quan trọng nhất là phải giải trình lý do, cần được xem xét kỹ càng là lý do chủ quan hay khách quan. Kiểm toán viên là người đưa ra ý kiến yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Do đó, kiểm toán viên là người hiểu rất rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn này.
Tuy nhiên, trong công việc của mình, kiểm toán viên chỉ cần đạt đựơc mục đích là doanh nghiệp phải điều chỉnh, không đòi hỏi phải tìm hiểu thật kỹ lý do. Mục tiêu của kiểm toán viên là báo cáo tài chính sau kiểm toán phải trung thực và hợp lý, bảo đảm quyền lợi bình đẳng cho mọi người có liên quan.
Theo ông, kết quả báo cáo tài chính cuối năm nay có lặp lại tình trạng như báo cáo tài chính giữa năm vừa qua không?
Các năm trước, chưa thực hiện soát xét báo cáo tài chính giữa năm. Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện soát xét báo cáo tài chính 6 tháng. Các năm trước chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính kỳ cuối năm. Kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm thông thường chênh lệch không lớn, bởi vì, cuối năm doanh nghiệp phải làm quyết toán, phải tất toán rất nhiều hoạt động, như thực hiện kiểm kê, đối chiếu công nợ. Đây là chuỗi thủ tục ràng buộc giúp hạn chế sai sót.
Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng lại không phải làm những việc đó. Một số doanh nghiệp có suy nghĩ, lãi hoặc lỗ của 6 tháng chỉ để đánh giá tình hình doanh nghiệp, không dùng để chia cổ tức, chưa phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp... nên mức độ thận trọng của doanh nghiệp cũng không cao. Thực chất khoản lãi chưa hạch toán, nếu có dù lớn hay nhỏ cũng sẽ được hạch toán vào 6 tháng cuối năm mà không mất đi.
Thêm vào đó, một số văn bản mới tăng trách nhiệm của các công ty niêm yết, tăng trách nhiệm của kiểm toán viên, yêu cầu phải có giải trình khi mức độ sai số lớn.. Do đó, cuối năm nay, chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán chắc chắn sẽ giảm.
Một số doanh nghiệp đã có giải trình về khoản chênh lệch lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau soát xét. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cách giải trình là chưa đầy đủ ở mức cần thiết?
Ủy ban Chứng khoán nên yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục giải trình nếu vẫn tiếp tục nghi vấn về giải trình lần một của doanh nghiệp.
Cụ thể, Công ty Quốc Cường Gia Lai giải trình về khoản chênh lệch lợi nhuận là do chưa hạch toán một dự án đã bán trong kỳ. Giải trình này đã nêu rõ lý do chênh lệch, nhưng xét về mặt chuyên môn, cần phải giải thích rõ hơn lý do vì sao chưa hạch toán.
Việc bán dự án được tính vào doanh thu trong 6 tháng khi thỏa mãn hai điều kiện, đó là, bên doanh nghiệp đã chuyển giao dự án cho người mua (đã chuyển giao trách nhiệm vật chất đối với hàng hóa). Thứ hai, đã lập hóa đơn bán hàng. Để hạn chế tình trạng một số cá nhân cố ý làm sai lệch báo cáo tài chính để trục lợi, cần có hình thức xử phạt thích đáng.