Báo động lao động Việt Nam sống bất hợp pháp tại Nhật
Việt Nam đã lọt vào “top” 10 quốc gia có lao động cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản

Việt Nam đã lọt vào “top” 10 quốc gia có lao động cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản.
Theo thống kê mới nhất của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Tư pháp Nhật Bản), trong tổng số 145.839 lao động nước ngoài sống bất hợp pháp tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang dẫn đầu với 36.321 người; Philippines 28.491 người; Trung Quốc 27.698 người; Thái Lan là 8.460…. và Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 10 với 3.959 người.
Tuy nhiên, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật cũng lưu ý, con số trên chỉ nằm trong danh sách “có khai đến mà không khai về”, còn những lao động đến Nhật bằng con đường khác thì có thể sẽ cao gấp đôi.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang thị trường này cho biết, lao động sang Nhật Bản chủ yếu theo chương trình tu nghiệp, thực tập sinh, vì thế, các doanh nghiệp trả lương rất thấp dưới dạng trợ cấp tu nghiệp. Tiền công thấp là một trong những lý do chính khiến lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Trung tâm xuất khẩu lao động Airserco, cuộc sống của những lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp gặp rất nhiều rủi ro. Ngoài việc phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, người lao động sẽ phải tự lo nếu không may bị tai nạn và bệnh tật, đặc biệt là họ sẽ không có cá nhân hay tổ chức nào bảo vệ nếu gặp phải những bất công trong cuộc sống.
Theo thống kê mới nhất của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Tư pháp Nhật Bản), trong tổng số 145.839 lao động nước ngoài sống bất hợp pháp tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang dẫn đầu với 36.321 người; Philippines 28.491 người; Trung Quốc 27.698 người; Thái Lan là 8.460…. và Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 10 với 3.959 người.
Tuy nhiên, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật cũng lưu ý, con số trên chỉ nằm trong danh sách “có khai đến mà không khai về”, còn những lao động đến Nhật bằng con đường khác thì có thể sẽ cao gấp đôi.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang thị trường này cho biết, lao động sang Nhật Bản chủ yếu theo chương trình tu nghiệp, thực tập sinh, vì thế, các doanh nghiệp trả lương rất thấp dưới dạng trợ cấp tu nghiệp. Tiền công thấp là một trong những lý do chính khiến lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Trung tâm xuất khẩu lao động Airserco, cuộc sống của những lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp gặp rất nhiều rủi ro. Ngoài việc phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, người lao động sẽ phải tự lo nếu không may bị tai nạn và bệnh tật, đặc biệt là họ sẽ không có cá nhân hay tổ chức nào bảo vệ nếu gặp phải những bất công trong cuộc sống.