Báo động rối nhiễu tâm trí ở học sinh
Nhiều học sinh hiện phải chịu áp lực lớn trong học tập nhưng lại hoàn toàn chưa có kỹ năng “nếm” thất bại
Nhiều học sinh hiện phải chịu áp lực lớn trong học tập nhưng lại hoàn toàn chưa có kỹ năng “nếm” thất bại.
Do vậy, khi kết quả học tập kém, một số em đã rơi vào trạng thái rối nhiễu tâm trí.
Khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 1 học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội uống thuốc ngủ tự tử. Sau khi tỉnh lại, em kể, vì phải học quá nhiều, đến nghỉ hè bố mẹ cũng bắt đi học thêm, vừa văn hoá, vừa nhạc, họa, ngoại ngữ... Do không dám trái lời bố mẹ, học sinh này đã nảy ý nghĩ chỉ có chết sẽ không phải học nữa.
Gần 20% học sinh có “vấn đề”
Cách đây chưa tròn tháng, hai nữ sinh trung học phổ thông ở Hà Nội cũng đã rủ nhau thuê nhà nghỉ và tự vẫn tại đây bằng hơi than. Qua thư để lại cho gia đình, hai em đã rơi vào “cảm giác” bị cô giáo trù dập nên kết quả học tập không như ý.
Nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng: “Lứa tuổi học sinh phổ thông hiện nay đang gặp khó khăn về sức khoẻ tâm thần”. Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” cho thấy, trong nhà trường luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Theo đó 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong tổng số học sinh các cấp học. Lạm dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng trong thanh thiếu niên. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10-17.
Khảo sát sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: “Hiện tại, chúng ta mới chỉ quan tâm đến những khó khăn về vật chất gây ra các bệnh về thể chất và suy dinh dưỡng cho trẻ, trong khi áp lực học tập đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tâm thần của các em. Từ khi bước chân đến trường, dù bậc mầm non hay tiểu học và trung học cơ sở, các em đã nhập cuộc “chạy đua với thời gian”. Các em phải sinh hoạt và học tập theo kiểu bán trú vì bố mẹ đều phải đi làm, không có ai ở nhà trông nom trẻ”.
Trong khi đó, chương trình đào tạo ở bậc phổ thông hiện nay lại quá nặng nề so với các nước trên thế giới. Đó là phương pháp giảng dạy “nhồi nhét” lý thuyết, còn kỹ năng vận dụng để khám phá xung quanh hầu như không được hướng dẫn, phát huy.
Càng học lên lớp trên, thời gian để trẻ em tham gia hoạt động ngoại khoá càng bị thu gọn, nếu không nói là cắt hoàn toàn. Điều kiện vật chất, các cơ sở vui chơi giải trí cho lứa tuổi học sinh rất thiếu thốn. Bệnh thành tích lại ảnh hưởng nặng nề trong quản lý giáo dục.
Hậu quả là tạo ra một lớp trẻ “gà công nghiệp” yếu ớt: gần 85% số học sinh luôn căng thẳng tâm thần do áp lực của việc học tập, 61% trẻ luôn căng thẳng do áp lực của các kỳ thi, kiểm tra và 63% học sinh gặp khó khăn trong học tập do khối lượng kiến thức quá lớn”.
Trong khi đó, về nhà, các bậc phụ huynh lại vô tình trở thành “thủ phạm” “đổ dầu vào lửa” cho sức khỏe tâm thần của con em mình. Vì ước nguyện của cha mẹ, dòng họ, con cái họ luôn phải có thành tích học tập tốt, phải vào đại học để “được hưởng cuộc sống tốt hơn” như có công việc tốt, nhà cửa, xe hơi...
Có một số cha mẹ lại kỳ vọng muốn biến con mình thành “thần đồng” để ngẩng cao nhìn đời. Gần 100% học sinh từ trung học cơ sở trở lên đều tham gia học thêm, trong đó, 17% phải học thêm trên 5 tiếng/ngày. Nhưng trên thực tế, “cánh cửa đại học” lại quá hẹp, hàng năm, chỉ có 30% số thí sinh dự thi được vào đó.
Cần phải có tri thức về tâm sinh lý trẻ
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Phải đạt thành tích học tập quá lớn trong khi bản thân không đủ năng lực nên khi thất bại, trẻ rơi vào trạng thái hụt hẫng, căng thẳng (stress), thiếu cân bằng. Một bộ phận trẻ đã có nhưng hành vi bất hợp lý, không bình thường trong các tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải”.
Rối nhiễu tâm trí là một tình trạng bao gồm nhiều trạng thái tâm lý khác nhau mà các bậc phụ huynh cần “nhạy cảm” để phát hiện ở con em mình. Ở mức độ nhẹ, trẻ thấy căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, chán nản, buồn phiền.
Ở mức cao hơn, trẻ rất khó thích nghi với xã hội, các hành vi ứng xử của trẻ thường khó được cộng đồng chấp nhận bởi tính không bình thường của nó (gây gổ, hung bạo quá mức, độc ác với súc vật...) do vậy, trẻ luôn có cảm giác lo sợ tràn lan, cảm giác sợ hãi vô cớ, hoang tưởng. Đến giai đoạn này mà trẻ không được trị liệu kịp thời, thì bệnh sẽ phát triển nặng lên trở thành tâm thần phân liệt”.
Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam do các bác sỹ tâm thần đảm nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thâm nhập của bác sỹ vào hệ thống trường học là khó khăn và đội ngũ các bác sỹ tâm thần cũng đang rất thiếu (0,8 bác sỹ chuyên khoa tâm thần/100 người dân). Các bác sỹ chỉ thường can thiệp khi đã thành bệnh và chưa nhấn mạnh việc giảm nguy cơ.
Do vậy, nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra giải pháp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam, ở ngay chính gia đình và nhà trường.
Theo đó, cần thiết phải đổi mới chương trình đào tạo hiện nay ở trường phổ thông theo hướng giảm lượng kiến thức và tăng các môn thực hành như kỹ năng sống, kinh tế gia đình, rèn luyện sức khoẻ, phát triển năng khiếu nhằm đưa tính thực tiễn phục vụ con người trong xã hội hiện đại. Mục tiêu của các chương trình giáo dục này nên theo hướng dạy trẻ như thế nào chứ không phải dạy trẻ cái gì?
Trong gia đình, các bậc cha mẹ cần phải có tri thức về tâm sinh lý của trẻ, tôn trọng trẻ và phải có thời gian nhàn rỗi cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí một cách thích đáng, giúp trẻ giải toả stress trong học tập.
Đặc biệt, nhóm tác giả nhấn mạnh, các thầy cô giáo và cha mẹ cần phải dạy cho trẻ kỹ năng biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống. Đây chính là một kỹ năng sống không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Bên cạnh hướng trẻ tới những hoạt động tích cực để dẫn tới thành công thì cũng tập cho trẻ đương đầu với thất bại và cùng chia sẻ thất bại với trẻ.
Do vậy, khi kết quả học tập kém, một số em đã rơi vào trạng thái rối nhiễu tâm trí.
Khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 1 học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội uống thuốc ngủ tự tử. Sau khi tỉnh lại, em kể, vì phải học quá nhiều, đến nghỉ hè bố mẹ cũng bắt đi học thêm, vừa văn hoá, vừa nhạc, họa, ngoại ngữ... Do không dám trái lời bố mẹ, học sinh này đã nảy ý nghĩ chỉ có chết sẽ không phải học nữa.
Gần 20% học sinh có “vấn đề”
Cách đây chưa tròn tháng, hai nữ sinh trung học phổ thông ở Hà Nội cũng đã rủ nhau thuê nhà nghỉ và tự vẫn tại đây bằng hơi than. Qua thư để lại cho gia đình, hai em đã rơi vào “cảm giác” bị cô giáo trù dập nên kết quả học tập không như ý.
Nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng: “Lứa tuổi học sinh phổ thông hiện nay đang gặp khó khăn về sức khoẻ tâm thần”. Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” cho thấy, trong nhà trường luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Theo đó 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong tổng số học sinh các cấp học. Lạm dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng trong thanh thiếu niên. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10-17.
Khảo sát sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: “Hiện tại, chúng ta mới chỉ quan tâm đến những khó khăn về vật chất gây ra các bệnh về thể chất và suy dinh dưỡng cho trẻ, trong khi áp lực học tập đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tâm thần của các em. Từ khi bước chân đến trường, dù bậc mầm non hay tiểu học và trung học cơ sở, các em đã nhập cuộc “chạy đua với thời gian”. Các em phải sinh hoạt và học tập theo kiểu bán trú vì bố mẹ đều phải đi làm, không có ai ở nhà trông nom trẻ”.
Trong khi đó, chương trình đào tạo ở bậc phổ thông hiện nay lại quá nặng nề so với các nước trên thế giới. Đó là phương pháp giảng dạy “nhồi nhét” lý thuyết, còn kỹ năng vận dụng để khám phá xung quanh hầu như không được hướng dẫn, phát huy.
Càng học lên lớp trên, thời gian để trẻ em tham gia hoạt động ngoại khoá càng bị thu gọn, nếu không nói là cắt hoàn toàn. Điều kiện vật chất, các cơ sở vui chơi giải trí cho lứa tuổi học sinh rất thiếu thốn. Bệnh thành tích lại ảnh hưởng nặng nề trong quản lý giáo dục.
Hậu quả là tạo ra một lớp trẻ “gà công nghiệp” yếu ớt: gần 85% số học sinh luôn căng thẳng tâm thần do áp lực của việc học tập, 61% trẻ luôn căng thẳng do áp lực của các kỳ thi, kiểm tra và 63% học sinh gặp khó khăn trong học tập do khối lượng kiến thức quá lớn”.
Trong khi đó, về nhà, các bậc phụ huynh lại vô tình trở thành “thủ phạm” “đổ dầu vào lửa” cho sức khỏe tâm thần của con em mình. Vì ước nguyện của cha mẹ, dòng họ, con cái họ luôn phải có thành tích học tập tốt, phải vào đại học để “được hưởng cuộc sống tốt hơn” như có công việc tốt, nhà cửa, xe hơi...
Có một số cha mẹ lại kỳ vọng muốn biến con mình thành “thần đồng” để ngẩng cao nhìn đời. Gần 100% học sinh từ trung học cơ sở trở lên đều tham gia học thêm, trong đó, 17% phải học thêm trên 5 tiếng/ngày. Nhưng trên thực tế, “cánh cửa đại học” lại quá hẹp, hàng năm, chỉ có 30% số thí sinh dự thi được vào đó.
Cần phải có tri thức về tâm sinh lý trẻ
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Phải đạt thành tích học tập quá lớn trong khi bản thân không đủ năng lực nên khi thất bại, trẻ rơi vào trạng thái hụt hẫng, căng thẳng (stress), thiếu cân bằng. Một bộ phận trẻ đã có nhưng hành vi bất hợp lý, không bình thường trong các tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải”.
Rối nhiễu tâm trí là một tình trạng bao gồm nhiều trạng thái tâm lý khác nhau mà các bậc phụ huynh cần “nhạy cảm” để phát hiện ở con em mình. Ở mức độ nhẹ, trẻ thấy căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, chán nản, buồn phiền.
Ở mức cao hơn, trẻ rất khó thích nghi với xã hội, các hành vi ứng xử của trẻ thường khó được cộng đồng chấp nhận bởi tính không bình thường của nó (gây gổ, hung bạo quá mức, độc ác với súc vật...) do vậy, trẻ luôn có cảm giác lo sợ tràn lan, cảm giác sợ hãi vô cớ, hoang tưởng. Đến giai đoạn này mà trẻ không được trị liệu kịp thời, thì bệnh sẽ phát triển nặng lên trở thành tâm thần phân liệt”.
Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam do các bác sỹ tâm thần đảm nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thâm nhập của bác sỹ vào hệ thống trường học là khó khăn và đội ngũ các bác sỹ tâm thần cũng đang rất thiếu (0,8 bác sỹ chuyên khoa tâm thần/100 người dân). Các bác sỹ chỉ thường can thiệp khi đã thành bệnh và chưa nhấn mạnh việc giảm nguy cơ.
Do vậy, nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra giải pháp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam, ở ngay chính gia đình và nhà trường.
Theo đó, cần thiết phải đổi mới chương trình đào tạo hiện nay ở trường phổ thông theo hướng giảm lượng kiến thức và tăng các môn thực hành như kỹ năng sống, kinh tế gia đình, rèn luyện sức khoẻ, phát triển năng khiếu nhằm đưa tính thực tiễn phục vụ con người trong xã hội hiện đại. Mục tiêu của các chương trình giáo dục này nên theo hướng dạy trẻ như thế nào chứ không phải dạy trẻ cái gì?
Trong gia đình, các bậc cha mẹ cần phải có tri thức về tâm sinh lý của trẻ, tôn trọng trẻ và phải có thời gian nhàn rỗi cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí một cách thích đáng, giúp trẻ giải toả stress trong học tập.
Đặc biệt, nhóm tác giả nhấn mạnh, các thầy cô giáo và cha mẹ cần phải dạy cho trẻ kỹ năng biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống. Đây chính là một kỹ năng sống không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Bên cạnh hướng trẻ tới những hoạt động tích cực để dẫn tới thành công thì cũng tập cho trẻ đương đầu với thất bại và cùng chia sẻ thất bại với trẻ.