Bao giờ trần lãi suất huy động được dỡ bỏ?
Chính sách lãi suất đang “đánh” vào nguồn vốn tiền gửi, dẫn đến nguồn vốn này dần rời bỏ ngân hàng và không ít hệ lụy khác
Chính sách lãi suất đang “đánh” vào nguồn vốn tiền gửi, dẫn đến nguồn vốn này dần rời bỏ ngân hàng và không ít hệ lụy khác.
Một câu hỏi được đặt ra: bao giờ trần lãi suất huy động được dỡ bỏ?
Theo đánh giá mới nhất của một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn 4 tháng đầu 2008 chỉ tăng 4,14% so với 31/12/2007. Tại Tp.HCM, từ tháng 1 đến tháng 4/2008 huy động vốn của các ngân hàng đã giảm 9.200 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Trong tháng 4/2008, tại một ngân hàng quốc doanh lớn, nguồn vốn huy động không những không tăng mà còn giảm hơn 1% so với 31/3/2008.
Doanh nghiệp tự làm “ngân hàng”?
Mặc dù cơ quan chức năng chưa công bố số liệu chính thức về huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong 4 tháng qua nhưng một sự thật hiển nhiên là dòng vốn tiền gửi vào ngân hàng đang bị thu hẹp đáng kể. Vậy, chúng di chuyển đi đâu?
Chuyên gia Ngô Tuấn Kiệp (nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng) cho biết: “Hiện nay có tình trạng doanh nghiệp sau khi bán hàng đã không chuyển tiền vào ngân hàng mà dùng nguồn vốn này cho vay lẫn nhau”.
Đồng nhất với ý kiến này, ông Phạm Lê Hanh (Vietcombank) phân tích thêm: “Doanh nghiệp đi vay từ ngân hàng thì lãi suất cao (hiện tại mức thấp nhất cũng trên 20%/năm), còn doanh nghiệp đi gửi tại ngân hàng chỉ được lãi suất 12%/năm. Giả định hai doanh nghiệp cùng quen biết nhau, đã từng làm ăn với nhau hoặc cùng ngành nghề thì họ sẵn sàng rút tiền ra cho nhau vay”.
Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Tại hội thảo “Hệ thống ngân hàng Việt Nam và các cam kết WTO: Đánh giá và triển vọng” tổ chức ngày 13/5/2008, TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nói: Cùng với việc rút tiền ra khỏi ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã tích cực huy động bạn bè, nguồn tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, chấp nhận trả lãi suất 15%/năm, cao hơn mức 12%/năm của các ngân hàng thương mại, tự lập ra “quỹ tín dụng” để nhập khẩu hoặc thu gom hàng hóa trong nước chờ giá lên sau tháng 6 tới đây.
Trên thực tế, lượng sắt thép, xăng dầu phân bón nhập khẩu của quý 1/2008 đã bằng cả năm 2007!
Nhìn nhận con số lạm phát 22,3% từ kịch bản “bi quan” nhất của kinh tế Việt Nam trong 2008 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) hoặc phán đoán của một chuyên gia ngân hàng là 26% so với lãi suất tiền gửi 12%/năm, đương nhiên người gửi tiền đã bị thực âm rất lớn. Trong trường hợp này, sẽ có 2 khả năng xảy ra:
Một là, người dân sẽ tìm tài sản khác thay cho tiền gửi tiết kiệm để bảo toàn giá trị tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ hay vàng. Đó gọi là quyền được bảo toàn giá trị tài sản trong điều kiện có lạm phát.
Hai là, hầu hết các doanh nghiệp để có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và họ đã rút tiền khỏi ngân hàng , tự huy động thêm thành lập quỹ để đầu cơ hàng hóa mặc dù hình thức này sẽ gặp phải rủi ro rất cao nhưng kỳ vọng lợi nhuận cũng rất lớn. “Đó là do sự méo mó từ công cụ lãi suất hiện nay” – Vị chuyên gia này “chốt” lại.
Đã thắt chặt tiền tệ, lại còn sợ lãi suất cao!
Không có một câu trả lời nào về câu chuyện lãi suất hiện nay rằng: tại sao Ngân hàng Nhà nước đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt lại còn khống chế lãi suất huy động? Trong khi một thực tế hiển nhiên là khi lượng tiền ít đi thì lãi suất đương nhiên phải cao.
Tất cả các ngân hàng đều cùng một trần lãi suất. Ngân hàng có quy mô vốn lớn và uy tín cao cũng áp dụng chung mức lãi suất huy động như ngân hàng nhỏ và uy tín thấp và điều này dẫn đến ngân hàng nhỏ khó huy động được nguồn vốn như ngân hàng lớn. Để tồn tại, họ phải mua lại tiền trên thị trường “overnight” với lãi suất rất cao và lúc nào cũng nơm nớp với nguy cơ mất thanh khoản.
Với e ngại dòng vốn từ ngân hàng này chảy qua ngân hàng kia, gây rối loạn thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã phải thực hiện khống chế trần lãi suất nhưng theo ông Nghĩa, chính sách này chỉ có giá trị tại một thời điểm nào đó và không nên kéo dài.
Thực tế ở Mỹ, ngày 12/5 lãi suất huy động tiền gửi một ngân hàng lớn là 3,25 – 3,75%/năm nhưng lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng nhỏ (ngân hàng Việt kiều) lại 4,25 – 5,25%/năm, cao hơn các ngân hàng lớn từ 1 – 1,25%/năm.
Hỏi rằng, huy động cao như vậy thì cho vay như thế nào? Họ cho biết, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Mỹ sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao và đó là phân khúc thị trường dành cho các ngân hàng nhỏ, không nằm trong tầm quan tâm của các ngân hàng lớn.
Rất có thể, sẽ có tình trạng đua nhau đẩy lãi suất huy động để hút vốn khi dỡ trần lãi suất nhưng điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn bởi lẽ, “dạ dày” của các ngân hàng nhỏ không thể lớn như các ngân hàng lớn. Hơn nữa, muốn thu hút nhiều vốn cũng không đơn giản vì các ngân hàng phải cạnh tranh đầu ra và còn phụ thuộc vào quy mô vốn điều lệ và hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (cook) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Câu chuyện lãi suất trần huy động tưởng như chỉ xoay quanh hoạt động của ngân hàng nhưng thực tế còn liên quan tới một vấn đề khá phức tạp khác: thâm hụt cán cân thương mại.
Theo một chuyên gia ngân hàng , thâm hụt thương mại năm 2007 là 14 tỷ USD và con số này được bù đắp từ 3 nguồn: kiều hối và bank to bank khoảng 6 – 6,5 tỷ USD; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tỷ USD và ODA ước 2 tỷ USD.
Thế nhưng, năm 2008, dự kiến thâm hụt thương mại sẽ lên tới 22 – 25 tỷ USD, trong khi tốc độ tăng dự kiến của 3 nguồn vốn bù đắp nói trên chỉ khoảng 15%, tương đương với 16 tỷ USD. Như vậy, sẽ còn thiếu khoảng 6 – 9 tỷ USD để bù đắp.
Một điểm đáng lưu tâm với các nhà quản lý vĩ mô là muốn giảm thâm hụt cán cân thương mại, ngoài việc giải quyết câu chuyện tỷ giá nội/ngoại tệ thì phải quan tâm tới yếu tố tăng cung hàng, giảm nhập khẩu. Nhưng với chính sách lãi suất như hiện nay thì cả mong muốn khuyến khích sản xuất và hạn chế nhập khẩu đều không như mong đợi.
Ông Ngô Tuấn Kiệp nhận xét: “Chính sách hạn mức lãi suất huy động đang đánh vào người gửi tiền thì làm sao có tiền cho tăng trưởng? Đáng lẽ, phải ưu ái, bảo vệ nguồn vốn này thì tăng trưởng mới bền vững và ổn định, đằng này, lại làm ngược!”.
Một câu hỏi được đặt ra: bao giờ trần lãi suất huy động được dỡ bỏ?
Theo đánh giá mới nhất của một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn 4 tháng đầu 2008 chỉ tăng 4,14% so với 31/12/2007. Tại Tp.HCM, từ tháng 1 đến tháng 4/2008 huy động vốn của các ngân hàng đã giảm 9.200 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Trong tháng 4/2008, tại một ngân hàng quốc doanh lớn, nguồn vốn huy động không những không tăng mà còn giảm hơn 1% so với 31/3/2008.
Doanh nghiệp tự làm “ngân hàng”?
Mặc dù cơ quan chức năng chưa công bố số liệu chính thức về huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong 4 tháng qua nhưng một sự thật hiển nhiên là dòng vốn tiền gửi vào ngân hàng đang bị thu hẹp đáng kể. Vậy, chúng di chuyển đi đâu?
Chuyên gia Ngô Tuấn Kiệp (nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng) cho biết: “Hiện nay có tình trạng doanh nghiệp sau khi bán hàng đã không chuyển tiền vào ngân hàng mà dùng nguồn vốn này cho vay lẫn nhau”.
Đồng nhất với ý kiến này, ông Phạm Lê Hanh (Vietcombank) phân tích thêm: “Doanh nghiệp đi vay từ ngân hàng thì lãi suất cao (hiện tại mức thấp nhất cũng trên 20%/năm), còn doanh nghiệp đi gửi tại ngân hàng chỉ được lãi suất 12%/năm. Giả định hai doanh nghiệp cùng quen biết nhau, đã từng làm ăn với nhau hoặc cùng ngành nghề thì họ sẵn sàng rút tiền ra cho nhau vay”.
Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Tại hội thảo “Hệ thống ngân hàng Việt Nam và các cam kết WTO: Đánh giá và triển vọng” tổ chức ngày 13/5/2008, TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nói: Cùng với việc rút tiền ra khỏi ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã tích cực huy động bạn bè, nguồn tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, chấp nhận trả lãi suất 15%/năm, cao hơn mức 12%/năm của các ngân hàng thương mại, tự lập ra “quỹ tín dụng” để nhập khẩu hoặc thu gom hàng hóa trong nước chờ giá lên sau tháng 6 tới đây.
Trên thực tế, lượng sắt thép, xăng dầu phân bón nhập khẩu của quý 1/2008 đã bằng cả năm 2007!
Nhìn nhận con số lạm phát 22,3% từ kịch bản “bi quan” nhất của kinh tế Việt Nam trong 2008 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) hoặc phán đoán của một chuyên gia ngân hàng là 26% so với lãi suất tiền gửi 12%/năm, đương nhiên người gửi tiền đã bị thực âm rất lớn. Trong trường hợp này, sẽ có 2 khả năng xảy ra:
Một là, người dân sẽ tìm tài sản khác thay cho tiền gửi tiết kiệm để bảo toàn giá trị tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ hay vàng. Đó gọi là quyền được bảo toàn giá trị tài sản trong điều kiện có lạm phát.
Hai là, hầu hết các doanh nghiệp để có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và họ đã rút tiền khỏi ngân hàng , tự huy động thêm thành lập quỹ để đầu cơ hàng hóa mặc dù hình thức này sẽ gặp phải rủi ro rất cao nhưng kỳ vọng lợi nhuận cũng rất lớn. “Đó là do sự méo mó từ công cụ lãi suất hiện nay” – Vị chuyên gia này “chốt” lại.
Đã thắt chặt tiền tệ, lại còn sợ lãi suất cao!
Không có một câu trả lời nào về câu chuyện lãi suất hiện nay rằng: tại sao Ngân hàng Nhà nước đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt lại còn khống chế lãi suất huy động? Trong khi một thực tế hiển nhiên là khi lượng tiền ít đi thì lãi suất đương nhiên phải cao.
Tất cả các ngân hàng đều cùng một trần lãi suất. Ngân hàng có quy mô vốn lớn và uy tín cao cũng áp dụng chung mức lãi suất huy động như ngân hàng nhỏ và uy tín thấp và điều này dẫn đến ngân hàng nhỏ khó huy động được nguồn vốn như ngân hàng lớn. Để tồn tại, họ phải mua lại tiền trên thị trường “overnight” với lãi suất rất cao và lúc nào cũng nơm nớp với nguy cơ mất thanh khoản.
Với e ngại dòng vốn từ ngân hàng này chảy qua ngân hàng kia, gây rối loạn thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã phải thực hiện khống chế trần lãi suất nhưng theo ông Nghĩa, chính sách này chỉ có giá trị tại một thời điểm nào đó và không nên kéo dài.
Thực tế ở Mỹ, ngày 12/5 lãi suất huy động tiền gửi một ngân hàng lớn là 3,25 – 3,75%/năm nhưng lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng nhỏ (ngân hàng Việt kiều) lại 4,25 – 5,25%/năm, cao hơn các ngân hàng lớn từ 1 – 1,25%/năm.
Hỏi rằng, huy động cao như vậy thì cho vay như thế nào? Họ cho biết, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Mỹ sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao và đó là phân khúc thị trường dành cho các ngân hàng nhỏ, không nằm trong tầm quan tâm của các ngân hàng lớn.
Rất có thể, sẽ có tình trạng đua nhau đẩy lãi suất huy động để hút vốn khi dỡ trần lãi suất nhưng điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn bởi lẽ, “dạ dày” của các ngân hàng nhỏ không thể lớn như các ngân hàng lớn. Hơn nữa, muốn thu hút nhiều vốn cũng không đơn giản vì các ngân hàng phải cạnh tranh đầu ra và còn phụ thuộc vào quy mô vốn điều lệ và hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (cook) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Câu chuyện lãi suất trần huy động tưởng như chỉ xoay quanh hoạt động của ngân hàng nhưng thực tế còn liên quan tới một vấn đề khá phức tạp khác: thâm hụt cán cân thương mại.
Theo một chuyên gia ngân hàng , thâm hụt thương mại năm 2007 là 14 tỷ USD và con số này được bù đắp từ 3 nguồn: kiều hối và bank to bank khoảng 6 – 6,5 tỷ USD; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tỷ USD và ODA ước 2 tỷ USD.
Thế nhưng, năm 2008, dự kiến thâm hụt thương mại sẽ lên tới 22 – 25 tỷ USD, trong khi tốc độ tăng dự kiến của 3 nguồn vốn bù đắp nói trên chỉ khoảng 15%, tương đương với 16 tỷ USD. Như vậy, sẽ còn thiếu khoảng 6 – 9 tỷ USD để bù đắp.
Một điểm đáng lưu tâm với các nhà quản lý vĩ mô là muốn giảm thâm hụt cán cân thương mại, ngoài việc giải quyết câu chuyện tỷ giá nội/ngoại tệ thì phải quan tâm tới yếu tố tăng cung hàng, giảm nhập khẩu. Nhưng với chính sách lãi suất như hiện nay thì cả mong muốn khuyến khích sản xuất và hạn chế nhập khẩu đều không như mong đợi.
Ông Ngô Tuấn Kiệp nhận xét: “Chính sách hạn mức lãi suất huy động đang đánh vào người gửi tiền thì làm sao có tiền cho tăng trưởng? Đáng lẽ, phải ưu ái, bảo vệ nguồn vốn này thì tăng trưởng mới bền vững và ổn định, đằng này, lại làm ngược!”.