Bao giờ Việt Nam có đô thị sinh thái?
Xây dựng đô thị sinh thái không xa lạ với nhiều nước nhưng vẫn xa vời với Việt Nam
Tiến trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra khá nhanh chóng trong thời gian qua đã kéo theo hệ quả là môi trường sống tại các thành phố lớn đang bị “bê tông hóa”.
Trên cả nước hiện có 673 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và hơn 500 thị trấn. Nhưng các đô thị sinh thái vẫn còn là ước mơ...
Th.S Nguyễn Thị Hạnh, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), trong hội thảo “Tầm nhìn đô thị sinh thái” tổ chức tại Tây Ninh vừa qua nhận định: “Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề cấp thiết và cấp bách, nhất là khi tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như hiện nay. Cần quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa hay thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị theo kiểu đô thị sinh thái”.
Nhiều bất cập
Quá trình đô thị hóa đã bước đầu tạo nên các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia và khu vực. Các thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế là các đô thị trung tâm quốc gia. Các đô thị trung tâm vùng liên tỉnh có thể kể đến như Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Vinh, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long và Hòa Bình.
Bên cạnh đó là các đô thị trung tâm tại các tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ của tỉnh... Hệ thống đô thị này vẫn đang phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và đảm nhiệm vai trò trung tâm phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, không thể không nhận ra những bất cập và tồn tại của hệ thống đô thị nước ta hiện nay. Đầu tiên là về cơ sở kinh tế, kỹ thuật, động lực chính để phát triển đô thị còn yếu, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các đô thị chậm hơn so với tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm tại các đô thị còn cao.
Dự báo đến năm 2010, dân số tại khu vực đô thị sẽ lên tới khoảng 46 triệu người, tức chiếm khoảng 45% tổng dân số cả nước. Trong khi vấn đề lao động, việc làm ở đô thị chưa được giải quyết tốt, thì quá trình đô thị hóa nhanh đã đẩy một bộ phận lao động dư thừa từ khu vực nông thôn ra thành thị, gây thêm áp lực về dân số và việc làm cho đô thị.
Thứ đến là việc phát triển đô thị đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Dự báo đến năm 2020, diện tích đất đô thị sẽ là 460.000 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước.
Vấn đề nữa là sự chênh lệch về văn hóa và mức sống giữa các tầng lớp dân cư đô thị ngày càng gia tăng, dẫn đến sự phân hóa sâu sắc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống, tình cảm và tâm lý dân cư đô thị, từ đó có thể dẫn tới các phức tạp xã hội...
Nhưng quan trọng và đáng chú ý nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị Việt Nam còn rất yếu kém, lạc hậu, không đảm bảo các tiêu chuẩn đô thị hiện đại thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước, giao thông đô thị và nhà ở.
Mạng lưới giao thông đô thị rất kém phát triển, nhất là giao thông tĩnh ở các đô thị nước ta chưa đạt 5%, nghĩa là còn đang ở mức thấp nhất thế giới. Giao thông công cộng chưa phát triển, mới chỉ đạt 2-3% nhu cầu. Tỷ lệ phát triển đường của Hà Nội trung bình mỗi năm tăng khoảng 5%, trong khi lượng xe máy tăng tới 20%, ô tô tăng 12%...
Bên cạnh đó, việc cung cấp nước sạch mới đảm bảo được cho khoảng 50% số dân đô thị trong cả nước. Hệ thống thoát nước cũ kỹ, lạc hậu thường xuyên gây ra cảnh ngập lụt và rất mất vệ sinh vào mùa mưa bão, nhất là tại Hà Nội và Tp.HCM.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, rác thải, nước thải, tiếng ồn... ngày càng nghiêm trọng. Tại Hà Nội và Tp.HCM, các chỉ tiêu về mức đô ô nhiễm đã vượt xa các chuẩn mực cho phép...
Đâu là lời giải?
Việc xây dựng đô thị sinh thái thực ra không phải quá xa lạ với các nước. Nhật Bản với thành phố Kawasaki, và nhất là thành phố Kitakyushu với mục tiêu hướng trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu; Trung Quốc cũng đã có thành phố sinh thái DongTan (Thượng Hải); và Singapore có đô thị sinh thái Thiên Tân Sino... là những ví dụ cụ thể.
Đô thị hay thành phố sinh thái là một mô hình sống mới của con người ở một tiêu chuẩn cao hơn. Sự phát triển đô thị sinh thái phải tổng hòa tầm nhìn, sự chủ động của người dân và quản lý công.
Trong đó các ngành nghề đảm bảo hiệu quả về mặt sinh thái, nhu cầu và ước vọng của con người, hoà hợp giữa văn hóa và phong cảnh sao cho môi trường thiên nhiên, nông nghiệp và nhà ở được kết hợp về mặt chức năng một cách lành mạnh. Khẩu hiệu của đô thị sinh thái sẽ là “các tòa nhà xanh, cộng đồng sạch và sống khoẻ”.
Đô thị sinh thái hay đô thị bền vững phải là một thành phố được thiết kế, quy hoạch và xây dựng có tính đến các tác động của môi trường, nơi đó người dân có ý thức để giảm thiếu việc sử dụng năng lượng, nước, thực phẩm cũng giảm thiểu các chất thải.
Điểm mấu chốt của vấn đề là khu đô thị sinh thái phải tạo ra một dấu ấn sinh thái bé nhất có thể, và tạo ra một lượng ô nhiễm thấp nhất có thể, sử dụng đất hiệu quả, dùng vật liệu đã sử dụng làm phân bón, tái chế hoặc chuyển đổi chất thải thành năng lượng, và do vậy các đô thị sinh thái sẽ góp phần làm giảm thiểu thay đổi khí hậu. Điều này cũng kêu gọi một lối sống mới, tránh xa kiểu tiêu dùng và sản xuất không bền vững.
Th.S Lý Khánh Tâm Thảo (Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM) cũng cho rằng, việc phát triển các đô thị sinh thái là lời giải cho các bất cập và tồn tại của hệ thống đô thị Việt Nam hiện nay.
Khu đô thị sinh thái là một khái niệm mở, do đó có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội địa phương; đồng thời với khái niệm mở này là hệ thống tiêu chí cũng nên là hệ thống mở.
Cũng theo Th.S Thảo, phát triển khu đô thị sinh thái có thể bước đầu làm tăng chi phí đầu tư ban đầu, tuy nhiên những lợi ích khi phát triển khu đô thị loại này sẽ trở nên rõ ràng khi chi phí và lợi ích được tính với khung thời gian dài hạn. Thách thức nằm ở khâu phối hợp các giải pháp như thế nào trong một tiến trình chung hợp lý.
Trên cả nước hiện có 673 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và hơn 500 thị trấn. Nhưng các đô thị sinh thái vẫn còn là ước mơ...
Th.S Nguyễn Thị Hạnh, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), trong hội thảo “Tầm nhìn đô thị sinh thái” tổ chức tại Tây Ninh vừa qua nhận định: “Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề cấp thiết và cấp bách, nhất là khi tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như hiện nay. Cần quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa hay thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị theo kiểu đô thị sinh thái”.
Nhiều bất cập
Quá trình đô thị hóa đã bước đầu tạo nên các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia và khu vực. Các thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế là các đô thị trung tâm quốc gia. Các đô thị trung tâm vùng liên tỉnh có thể kể đến như Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Vinh, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long và Hòa Bình.
Bên cạnh đó là các đô thị trung tâm tại các tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ của tỉnh... Hệ thống đô thị này vẫn đang phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và đảm nhiệm vai trò trung tâm phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, không thể không nhận ra những bất cập và tồn tại của hệ thống đô thị nước ta hiện nay. Đầu tiên là về cơ sở kinh tế, kỹ thuật, động lực chính để phát triển đô thị còn yếu, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các đô thị chậm hơn so với tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm tại các đô thị còn cao.
Dự báo đến năm 2010, dân số tại khu vực đô thị sẽ lên tới khoảng 46 triệu người, tức chiếm khoảng 45% tổng dân số cả nước. Trong khi vấn đề lao động, việc làm ở đô thị chưa được giải quyết tốt, thì quá trình đô thị hóa nhanh đã đẩy một bộ phận lao động dư thừa từ khu vực nông thôn ra thành thị, gây thêm áp lực về dân số và việc làm cho đô thị.
Thứ đến là việc phát triển đô thị đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Dự báo đến năm 2020, diện tích đất đô thị sẽ là 460.000 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước.
Vấn đề nữa là sự chênh lệch về văn hóa và mức sống giữa các tầng lớp dân cư đô thị ngày càng gia tăng, dẫn đến sự phân hóa sâu sắc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống, tình cảm và tâm lý dân cư đô thị, từ đó có thể dẫn tới các phức tạp xã hội...
Nhưng quan trọng và đáng chú ý nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị Việt Nam còn rất yếu kém, lạc hậu, không đảm bảo các tiêu chuẩn đô thị hiện đại thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước, giao thông đô thị và nhà ở.
Mạng lưới giao thông đô thị rất kém phát triển, nhất là giao thông tĩnh ở các đô thị nước ta chưa đạt 5%, nghĩa là còn đang ở mức thấp nhất thế giới. Giao thông công cộng chưa phát triển, mới chỉ đạt 2-3% nhu cầu. Tỷ lệ phát triển đường của Hà Nội trung bình mỗi năm tăng khoảng 5%, trong khi lượng xe máy tăng tới 20%, ô tô tăng 12%...
Bên cạnh đó, việc cung cấp nước sạch mới đảm bảo được cho khoảng 50% số dân đô thị trong cả nước. Hệ thống thoát nước cũ kỹ, lạc hậu thường xuyên gây ra cảnh ngập lụt và rất mất vệ sinh vào mùa mưa bão, nhất là tại Hà Nội và Tp.HCM.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, rác thải, nước thải, tiếng ồn... ngày càng nghiêm trọng. Tại Hà Nội và Tp.HCM, các chỉ tiêu về mức đô ô nhiễm đã vượt xa các chuẩn mực cho phép...
Đâu là lời giải?
Việc xây dựng đô thị sinh thái thực ra không phải quá xa lạ với các nước. Nhật Bản với thành phố Kawasaki, và nhất là thành phố Kitakyushu với mục tiêu hướng trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu; Trung Quốc cũng đã có thành phố sinh thái DongTan (Thượng Hải); và Singapore có đô thị sinh thái Thiên Tân Sino... là những ví dụ cụ thể.
Đô thị hay thành phố sinh thái là một mô hình sống mới của con người ở một tiêu chuẩn cao hơn. Sự phát triển đô thị sinh thái phải tổng hòa tầm nhìn, sự chủ động của người dân và quản lý công.
Trong đó các ngành nghề đảm bảo hiệu quả về mặt sinh thái, nhu cầu và ước vọng của con người, hoà hợp giữa văn hóa và phong cảnh sao cho môi trường thiên nhiên, nông nghiệp và nhà ở được kết hợp về mặt chức năng một cách lành mạnh. Khẩu hiệu của đô thị sinh thái sẽ là “các tòa nhà xanh, cộng đồng sạch và sống khoẻ”.
Đô thị sinh thái hay đô thị bền vững phải là một thành phố được thiết kế, quy hoạch và xây dựng có tính đến các tác động của môi trường, nơi đó người dân có ý thức để giảm thiếu việc sử dụng năng lượng, nước, thực phẩm cũng giảm thiểu các chất thải.
Điểm mấu chốt của vấn đề là khu đô thị sinh thái phải tạo ra một dấu ấn sinh thái bé nhất có thể, và tạo ra một lượng ô nhiễm thấp nhất có thể, sử dụng đất hiệu quả, dùng vật liệu đã sử dụng làm phân bón, tái chế hoặc chuyển đổi chất thải thành năng lượng, và do vậy các đô thị sinh thái sẽ góp phần làm giảm thiểu thay đổi khí hậu. Điều này cũng kêu gọi một lối sống mới, tránh xa kiểu tiêu dùng và sản xuất không bền vững.
Th.S Lý Khánh Tâm Thảo (Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM) cũng cho rằng, việc phát triển các đô thị sinh thái là lời giải cho các bất cập và tồn tại của hệ thống đô thị Việt Nam hiện nay.
Khu đô thị sinh thái là một khái niệm mở, do đó có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội địa phương; đồng thời với khái niệm mở này là hệ thống tiêu chí cũng nên là hệ thống mở.
Cũng theo Th.S Thảo, phát triển khu đô thị sinh thái có thể bước đầu làm tăng chi phí đầu tư ban đầu, tuy nhiên những lợi ích khi phát triển khu đô thị loại này sẽ trở nên rõ ràng khi chi phí và lợi ích được tính với khung thời gian dài hạn. Thách thức nằm ở khâu phối hợp các giải pháp như thế nào trong một tiến trình chung hợp lý.