Bảo hiểm rủi ro nghề bác sỹ
Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ là vấn đề rất mới ở Việt Nam đang được Bảo Việt làm thí điểm ở một số bệnh viện
Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ là vấn đề rất mới ở Việt Nam đang được Bảo Việt làm thí điểm ở một số bệnh viện. Bộ Y tế cũng đang xem xét vấn đề này để đưa vào nội dung của Dự thảo Luật Khám chữa bệnh.
Theo thạc sỹ Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, rủi ro nghề nghiệp bác sỹ được xác định khi bác sỹ tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị chuyên môn nhưng rủi ro vẫn xảy ra ngoài mong muốn. Một chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho rằng rủi ro nghề nghiệp bác sỹ được xác định trong trường hợp bác sỹ làm việc với cường độ cao, bị stress, không được cập nhật kiến thức hoặc thiếu kinh nghiệm.
Nghề bác sỹ đầy rủi ro
Hầu hết các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế đều cho rằng bác sỹ là nghề không thể tránh được rủi ro. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sỹ là nghề không thể tránh được rủi ro. Ở các quốc gia phát triển, 100% bác sỹ có bảo hiểm nghề nghiệp. Có quốc gia còn quy định, bác sỹ phải có bảo hiểm nghề nghiệp mới được hành nghề.
Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, khẳng định: “Tôi rất mong bác sỹ được bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp. Bởi vì hiểu biết của con người là hữu hạn mà bệnh tật là vô hạn”. Riêng tại Bệnh viện Việt-Đức, mỗi năm bệnh viện này được Bộ Y tế giao chỉ tiêu mổ 8.000 ca thì thực tế đội ngũ phẫu thuật viên phải mổ đến 26.000 ca, gấp hơn 3 lần chỉ tiêu. Do vậy, rủi ro là khó tránh khỏi.
Thực tế hiện nay, khi có rủi ro trong điều trị, gia đình bệnh nhân chỉ được hỗ trợ chi phí vận chuyển về gia đình và được bệnh viện chia sẻ, thăm hỏi, phúng viếng đám tang theo quy định của Nhà nước.
Trong trường hợp gia đình bệnh nhân kiện cáo, cho rằng nguyên nhân tử vong do bác sỹ tắc trách thì cơ quan chủ quản của bệnh viện sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá, xem xét lại. Nếu gia đình vẫn không chấp nhận kết luận của hội đồng khoa học sẽ tiếp tục kiện ra toà án. Cá nhân bác sỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường cho gia đình nạn nhân trong trường hợp bác sỹ tắc trách, gây sai sót dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng cho bệnh nhân.
Quá trình này gây ức chế cho cả người nhà bệnh nhân và bác sỹ. Như vậy, việc bảo hiểm tham gia chia sẻ những rủi ro này là rất cần thiết.
Sẽ đưa nội dung này vào Luật
Bệnh viện Đa khoa Long An là một trong những bệnh viện đầu tiên tham gia mua bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho bác sỹ. Năm 2006, bệnh viện đã trích quỹ phúc lợi của bệnh viện mua bảo hiểm rủi ro cho 12 bác sỹ khoa sản với số tiền là 84 triệu đồng.
Thạc sỹ Lê Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện cho biết: “Nếu đủ kinh phí, chúng tôi sẽ mua cho toàn bộ bác sỹ trong bệnh viện nhưng do bệnh viện không đủ tiền nên chúng tôi mới chỉ dừng ở bác sỹ khoa sản. Đây là khoa có nhiều rủi ro nhất”. Tại bệnh viện đa khoa Long An, đã chi trả những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên: có hai sản phụ gặp sự cố không mong muốn, trong quá trình thăm khám thai, sinh nở, sức khoẻ của sản phụ hoàn toàn bình thường. Nhưng khi đứa trẻ vừa chào đời thì bị tử vong không rõ nguyên nhân. Bảo Việt đã đứng ra bồi thường mỗi ca 10 triệu đồng để chia sẻ phần nào sự rủi ro đó.
Theo ông Quách Thành Nam, Phó phòng Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro hỗn hợp, Bảo Việt Việt Nam, khi xảy ra tử vong tại bệnh viện, cơ quan công an sẽ vào cuộc đầu tiên. Khi cơ quan công an kết luận không có dấu hiệu án mạng hình sự thì cơ quan bảo hiểm mới vào cuộc.
Khi đó, việc xác định bác sỹ đã làm hết khả năng, đúng quy trình của Bộ Y tế, của sở y tế mà vẫn xảy ra tử vong hoặc thương tật thì Bảo Việt sẽ khẳng định đó là rủi ro thật sự. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí do Bảo Việt đứng ra chi trả, không phải là tiền túi của bác sỹ. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Tiến Quyết, hiện mức giá bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ của Bảo Việt là quá cao. Lương bác sỹ hiện nay khoảng 1-2 triệu đồng/tháng nên khó có thể trích 500.000 đồng/tháng để mua bảo hiểm của Bảo Việt.
Trước vấn đề này, thạc sỹ Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định: bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ là rất cần thiết, song để xác định thế nào là rủi ro thì cần được đưa ra bàn thảo thêm. Chúng tôi dự kiến, sẽ đưa nội dung này vào Dự thảo Luật Khám chữa bệnh để trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp tới. Ban soạn thảo cũng đang xem xét nên để vấn đề là bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ hay chế độ hỗ trợ rủi ro nghề nghiệp bác sỹ.
Theo thạc sỹ Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, rủi ro nghề nghiệp bác sỹ được xác định khi bác sỹ tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị chuyên môn nhưng rủi ro vẫn xảy ra ngoài mong muốn. Một chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho rằng rủi ro nghề nghiệp bác sỹ được xác định trong trường hợp bác sỹ làm việc với cường độ cao, bị stress, không được cập nhật kiến thức hoặc thiếu kinh nghiệm.
Nghề bác sỹ đầy rủi ro
Hầu hết các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế đều cho rằng bác sỹ là nghề không thể tránh được rủi ro. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sỹ là nghề không thể tránh được rủi ro. Ở các quốc gia phát triển, 100% bác sỹ có bảo hiểm nghề nghiệp. Có quốc gia còn quy định, bác sỹ phải có bảo hiểm nghề nghiệp mới được hành nghề.
Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, khẳng định: “Tôi rất mong bác sỹ được bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp. Bởi vì hiểu biết của con người là hữu hạn mà bệnh tật là vô hạn”. Riêng tại Bệnh viện Việt-Đức, mỗi năm bệnh viện này được Bộ Y tế giao chỉ tiêu mổ 8.000 ca thì thực tế đội ngũ phẫu thuật viên phải mổ đến 26.000 ca, gấp hơn 3 lần chỉ tiêu. Do vậy, rủi ro là khó tránh khỏi.
Thực tế hiện nay, khi có rủi ro trong điều trị, gia đình bệnh nhân chỉ được hỗ trợ chi phí vận chuyển về gia đình và được bệnh viện chia sẻ, thăm hỏi, phúng viếng đám tang theo quy định của Nhà nước.
Trong trường hợp gia đình bệnh nhân kiện cáo, cho rằng nguyên nhân tử vong do bác sỹ tắc trách thì cơ quan chủ quản của bệnh viện sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá, xem xét lại. Nếu gia đình vẫn không chấp nhận kết luận của hội đồng khoa học sẽ tiếp tục kiện ra toà án. Cá nhân bác sỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường cho gia đình nạn nhân trong trường hợp bác sỹ tắc trách, gây sai sót dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng cho bệnh nhân.
Quá trình này gây ức chế cho cả người nhà bệnh nhân và bác sỹ. Như vậy, việc bảo hiểm tham gia chia sẻ những rủi ro này là rất cần thiết.
Sẽ đưa nội dung này vào Luật
Bệnh viện Đa khoa Long An là một trong những bệnh viện đầu tiên tham gia mua bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho bác sỹ. Năm 2006, bệnh viện đã trích quỹ phúc lợi của bệnh viện mua bảo hiểm rủi ro cho 12 bác sỹ khoa sản với số tiền là 84 triệu đồng.
Thạc sỹ Lê Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện cho biết: “Nếu đủ kinh phí, chúng tôi sẽ mua cho toàn bộ bác sỹ trong bệnh viện nhưng do bệnh viện không đủ tiền nên chúng tôi mới chỉ dừng ở bác sỹ khoa sản. Đây là khoa có nhiều rủi ro nhất”. Tại bệnh viện đa khoa Long An, đã chi trả những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên: có hai sản phụ gặp sự cố không mong muốn, trong quá trình thăm khám thai, sinh nở, sức khoẻ của sản phụ hoàn toàn bình thường. Nhưng khi đứa trẻ vừa chào đời thì bị tử vong không rõ nguyên nhân. Bảo Việt đã đứng ra bồi thường mỗi ca 10 triệu đồng để chia sẻ phần nào sự rủi ro đó.
Theo ông Quách Thành Nam, Phó phòng Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro hỗn hợp, Bảo Việt Việt Nam, khi xảy ra tử vong tại bệnh viện, cơ quan công an sẽ vào cuộc đầu tiên. Khi cơ quan công an kết luận không có dấu hiệu án mạng hình sự thì cơ quan bảo hiểm mới vào cuộc.
Khi đó, việc xác định bác sỹ đã làm hết khả năng, đúng quy trình của Bộ Y tế, của sở y tế mà vẫn xảy ra tử vong hoặc thương tật thì Bảo Việt sẽ khẳng định đó là rủi ro thật sự. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí do Bảo Việt đứng ra chi trả, không phải là tiền túi của bác sỹ. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Tiến Quyết, hiện mức giá bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ của Bảo Việt là quá cao. Lương bác sỹ hiện nay khoảng 1-2 triệu đồng/tháng nên khó có thể trích 500.000 đồng/tháng để mua bảo hiểm của Bảo Việt.
Trước vấn đề này, thạc sỹ Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định: bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ là rất cần thiết, song để xác định thế nào là rủi ro thì cần được đưa ra bàn thảo thêm. Chúng tôi dự kiến, sẽ đưa nội dung này vào Dự thảo Luật Khám chữa bệnh để trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp tới. Ban soạn thảo cũng đang xem xét nên để vấn đề là bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ hay chế độ hỗ trợ rủi ro nghề nghiệp bác sỹ.