Bảo hiểm thất nghiệp: Nhận bao nhiêu? Hưởng bao lâu?
Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra thông tin cụ thể về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Như tin chúng tôi đã đưa, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được triển khai tại Việt Nam từ 1/1/2009.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn xung quanh chính sách này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Thưa ông, theo Nghị định mà Chính phủ ban hành, những trường hợp nào sẽ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Mức đóng và mức hưởng cụ thể của bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Tất cả lao động là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động 12-36 tháng hoặc không xác định thời hạn đều được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, để nhận được trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải có những điều kiện như: bị mất việc làm, bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động mà chưa tìm được việc làm; trước khi bị thất nghiệp, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng trở lên và đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Ngoài mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, người lao động sẽ được hưởng thêm những quyền lợi gì? Dự tính sẽ có bao nhiêu người “hưởng lợi” từ chính sách này?
Ngoài trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định.
Cụ thể, mức hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp trong trường hợp này bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định pháp luật về dạy nghề. Thời gian học nghề cho lao động không quá 6 tháng, tính từ ngày lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Còn số lao động sẽ được “hưởng lợi” hiện chúng tôi chưa có con số thống kê cụ thể. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2009, vì thế, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm nhất là từ đầu năm 2010 (sau 12 tháng liên tục doanh nghiệp và người lao động nộp tiền vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp).
Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm dạy nghề cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, thưa ông?
Chịu trách nhiệm dạy nghề cho người lao động trong trường hợp này sẽ do cơ quan lao động địa phương, cụ thể là Sở lao động thương binh và xã hội thông qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, bao gồm các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề và cả trung tâm giới thiệu việc làm có tổ chức dạy nghề.
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc, vậy những doanh nghiệp hay lao động không tham gia sẽ có chế tài xử lý như thế nào?
Về phía người lao động, tham gia bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi. Loại hình bảo hiểm này sẽ giúp lao động giảm thiểu rủi ro khi thất nghiệp, vì thế theo tôi không có lý do gì mà người lao động lại không tham gia.
Về phía người sử dụng lao động, theo quy định của khoản 1, điều 10, Nghị định 127/2008/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng và đủ.
Trường hợp không thực hiện đúng, tùy theo mức độ vi phạm (không đóng, đóng không đủ, đóng không đúng thời gian quy định, gian lận, giả mạo hồ sơ, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sai mục đích…) sẽ bị xử lý theo Luật Bảo hiểm xã hội.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn xung quanh chính sách này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Thưa ông, theo Nghị định mà Chính phủ ban hành, những trường hợp nào sẽ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Mức đóng và mức hưởng cụ thể của bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Tất cả lao động là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động 12-36 tháng hoặc không xác định thời hạn đều được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, để nhận được trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải có những điều kiện như: bị mất việc làm, bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động mà chưa tìm được việc làm; trước khi bị thất nghiệp, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng trở lên và đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Ngoài mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, người lao động sẽ được hưởng thêm những quyền lợi gì? Dự tính sẽ có bao nhiêu người “hưởng lợi” từ chính sách này?
Ngoài trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định.
Cụ thể, mức hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp trong trường hợp này bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định pháp luật về dạy nghề. Thời gian học nghề cho lao động không quá 6 tháng, tính từ ngày lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Còn số lao động sẽ được “hưởng lợi” hiện chúng tôi chưa có con số thống kê cụ thể. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2009, vì thế, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm nhất là từ đầu năm 2010 (sau 12 tháng liên tục doanh nghiệp và người lao động nộp tiền vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp).
Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm dạy nghề cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, thưa ông?
Chịu trách nhiệm dạy nghề cho người lao động trong trường hợp này sẽ do cơ quan lao động địa phương, cụ thể là Sở lao động thương binh và xã hội thông qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, bao gồm các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề và cả trung tâm giới thiệu việc làm có tổ chức dạy nghề.
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc, vậy những doanh nghiệp hay lao động không tham gia sẽ có chế tài xử lý như thế nào?
Về phía người lao động, tham gia bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi. Loại hình bảo hiểm này sẽ giúp lao động giảm thiểu rủi ro khi thất nghiệp, vì thế theo tôi không có lý do gì mà người lao động lại không tham gia.
Về phía người sử dụng lao động, theo quy định của khoản 1, điều 10, Nghị định 127/2008/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng và đủ.
Trường hợp không thực hiện đúng, tùy theo mức độ vi phạm (không đóng, đóng không đủ, đóng không đúng thời gian quy định, gian lận, giả mạo hồ sơ, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sai mục đích…) sẽ bị xử lý theo Luật Bảo hiểm xã hội.