Bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hợp với người thu nhập thấp
Những ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Phạm vi thực hiện, đối tượng áp dụng sẽ như thế nào; bảo toàn Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra sao; việc liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, thủ tục tham gia và hưởng chính sách thế nào cho phù hợp...
Trên đây là những vấn đề đã được đưa ra thảo luận trong Hội thảo “Xây dựng Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện”, vừa được tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, gồm có 5 chương, 42 điều, quy định phạm vi, đối tượng áp dụng; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đối tượng áp dụng của Dự thảo Nghị định là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng là hưu trí và tử tuất.
Về mức đóng được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và được tính trên mức thu nhập do người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung; cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định còn quy định, người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Về điều kiện để được hưởng lương hưu theo Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã thống nhất và đồng tình với Dự thảo Nghị định nêu trên. Theo đại diện bảo hiểm xã hội Tp.HCM, Điều 8, 9, 11 và đặc biệt là Điều 19 trong Dự thảo chưa phù hợp với thực tế.
Trong khoản 1 Điều 19 của Dự thảo Nghị định quy định người đang hưởng lương hưu hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp như: chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo, xuất cảnh trái phép, bị Toà án tuyên bố mất tích.
Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được toà án tuyên bố mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Trong trường hợp toà có kết luận bị oan thì được truy lĩnh tiền lương hưu trong thời gian bị đình chỉ.
Theo các đại biểu, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chẳng có ảnh hưởng gì đến việc khi bị phạt tù hay xuất cảnh trái phép. Bởi đây là họ tự nguyện đóng tiền để hưởng chế độ, do đó việc quy định tạm dừng hưởng chế độ hưu trí của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là không khả thi, nó khác với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của luật hiện hành.
Có một vướng mắc hiện nay, nếu người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã đủ năm công tác nhưng chưa đủ tuổi nhận lương hưu, nay đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho đủ số năm còn lại, nếu sau khi đóng mà được hưởng lương hưu ngay thì sẽ có nhiều người tham gia. Còn nếu như phải chờ đến khi đủ tuổi mới được nhận lương hưu thì sẽ không thu hút nhiều đối tượng tham gia.
Ông Nguyễn Thái Dũng, đại diện Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đề nghị, nên cho phép các đối tượng tham gia đóng một lần, đồng thời cần mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Còn ông Phạm Minh Thành, bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai cho rằng cần có sự liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc với bảo hiểm xã hội tự nguyện, điều này sẽ tạo cho người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều điều kiện thuận lợi để được hưởng chính sách an sinh xã hội Nhà nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng, không nên kỳ vọng chính sách này ra đời sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người, cũng như mọi người đều được tham gia ngay từ đầu.
Về mặt nguyên tắc thì tất cả đều có thể tham gia, nhưng thực tế chỉ có người có mức sống trung bình trở lên mới có đủ điều kiện để tham gia. Dần dần, khi nền kinh tế phát triển, thì chính sách sẽ có những sửa đổi để hoàn thiện hơn, cũng như sẽ mở rộng hơn các đối tượng được tham gia.
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Phạm Đỗ Nhật Tân cho biết, những ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu là chuyên gia pháp luật, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị bảo hiểm xã hội, Ban soạn thảo đã tiếp thu và sẽ lấy thêm một số ý kiến đóng góp, bổ sung để hoàn thiện trình Chính phủ trong thời gian tới.
Xét trên bình diện thế giới hiện nay thì Việt Nam là 1/67 quốc gia có chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo lộ trình, đến ngày 1/1/2008, Luật bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Trên đây là những vấn đề đã được đưa ra thảo luận trong Hội thảo “Xây dựng Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện”, vừa được tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, gồm có 5 chương, 42 điều, quy định phạm vi, đối tượng áp dụng; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đối tượng áp dụng của Dự thảo Nghị định là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng là hưu trí và tử tuất.
Về mức đóng được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và được tính trên mức thu nhập do người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung; cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định còn quy định, người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Về điều kiện để được hưởng lương hưu theo Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã thống nhất và đồng tình với Dự thảo Nghị định nêu trên. Theo đại diện bảo hiểm xã hội Tp.HCM, Điều 8, 9, 11 và đặc biệt là Điều 19 trong Dự thảo chưa phù hợp với thực tế.
Trong khoản 1 Điều 19 của Dự thảo Nghị định quy định người đang hưởng lương hưu hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp như: chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo, xuất cảnh trái phép, bị Toà án tuyên bố mất tích.
Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được toà án tuyên bố mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Trong trường hợp toà có kết luận bị oan thì được truy lĩnh tiền lương hưu trong thời gian bị đình chỉ.
Theo các đại biểu, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chẳng có ảnh hưởng gì đến việc khi bị phạt tù hay xuất cảnh trái phép. Bởi đây là họ tự nguyện đóng tiền để hưởng chế độ, do đó việc quy định tạm dừng hưởng chế độ hưu trí của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là không khả thi, nó khác với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của luật hiện hành.
Có một vướng mắc hiện nay, nếu người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã đủ năm công tác nhưng chưa đủ tuổi nhận lương hưu, nay đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho đủ số năm còn lại, nếu sau khi đóng mà được hưởng lương hưu ngay thì sẽ có nhiều người tham gia. Còn nếu như phải chờ đến khi đủ tuổi mới được nhận lương hưu thì sẽ không thu hút nhiều đối tượng tham gia.
Ông Nguyễn Thái Dũng, đại diện Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đề nghị, nên cho phép các đối tượng tham gia đóng một lần, đồng thời cần mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Còn ông Phạm Minh Thành, bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai cho rằng cần có sự liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc với bảo hiểm xã hội tự nguyện, điều này sẽ tạo cho người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều điều kiện thuận lợi để được hưởng chính sách an sinh xã hội Nhà nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng, không nên kỳ vọng chính sách này ra đời sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người, cũng như mọi người đều được tham gia ngay từ đầu.
Về mặt nguyên tắc thì tất cả đều có thể tham gia, nhưng thực tế chỉ có người có mức sống trung bình trở lên mới có đủ điều kiện để tham gia. Dần dần, khi nền kinh tế phát triển, thì chính sách sẽ có những sửa đổi để hoàn thiện hơn, cũng như sẽ mở rộng hơn các đối tượng được tham gia.
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Phạm Đỗ Nhật Tân cho biết, những ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu là chuyên gia pháp luật, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị bảo hiểm xã hội, Ban soạn thảo đã tiếp thu và sẽ lấy thêm một số ý kiến đóng góp, bổ sung để hoàn thiện trình Chính phủ trong thời gian tới.
Xét trên bình diện thế giới hiện nay thì Việt Nam là 1/67 quốc gia có chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo lộ trình, đến ngày 1/1/2008, Luật bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành.