Bao nhiêu ngân hàng là đủ?
"Quan điểm của tôi là hoàn toàn không nên cho các tập đoàn, tổng công ty thành lập ngân hàng trong bối cảnh hiện nay"
Năm qua được đánh giá là năm của ngành ngân hàng với sự “bung” ra hàng loạt ngân hàng mới từ đủ mọi thành phần kinh tế. Trào lưu thành lập ngân hàng mạnh đến nỗi nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn cũng “bon chen” vào lĩnh vực này.
Đâu là sức hấp dẫn khiến kinh doanh ngân hàng thu hút đến vậy? Thực trạng của ngành ngân hàng Việt Nam sau một năm “hưng phấn” thế nào? Báo giới đã có cuộc đối thoại thẳng thắn với Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng ban Pháp luật - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - xung quanh câu chuyện này.
Chỉ tính riêng số lượng ngân hàng thương mại trong nước đã lên đến con số 53. Với một nền kinh tế quy mô nhỏ như Việt Nam, theo ông, 53 có phải là quá nhiều?
Muốn biết câu trả lời trước hết phải tính được nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Nhu cầu đó sẽ cho chúng ta biết hệ thống ngân hàng phải phát triển đến đâu và dự tính cho tương lai thế nào. Từ đó mới ra được số lượng và độ mạnh bao nhiêu là đủ.
Vậy theo ông, với một quy mô nền kinh tế của chúng ta, bao nhiêu ngân hàng là đủ?
Thực ra, với các nền kinh tế phát triển, họ không cần đặt ra câu hỏi này vì họ không bao giờ khống chế số lượng ngân hàng.
Doanh nghiệp đủ điều kiện và cứ thế hoạt động kể cả tư nhân cũng được phép tham gia thị trường. Nhưng ta không thể học theo họ được, không thể thoải mái cấp phép cho thành lập ngân hàng mới, dù để trả lời chính xác số lượng bao nhiêu là câu hỏi có ý nghĩa chiến lược và phải tầm vĩ mô mới đủ khả năng tính toán được.
Thứ hai, xét cho cùng, số lượng bao nhiêu không quan trọng mà vấn đề là chất lượng. Nếu vốn nhiều, hệ thống ngân hàng mạnh thì chỉ cần 10 ngân hàng là đủ. Nhưng năng lực kém, vốn yếu thì liệu nhiều ngân hàng như vậy cũng có chắc giải quyết mọi vấn đề cho nền kinh tế hay chưa?
Hiện ngân hàng của ta vốn thấp mà lại mở ra nhiều chi nhánh. Việc mở ra không có thực chất như vậy là rất đáng trách. Vì mở nhiều chi nhánh mà ngân hàng vốn không lớn, kinh doanh không có lãi thì rõ ràng đưa đến việc tăng lãi suất hay lấy vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản hoặc các hoạt động khác... tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và khó lường cho nền kinh tế.
Kết quả thanh tra tín dụng mới đây cho thấy chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại thấp, nhất là ở nhóm các ngân hàng mới thành lập. Bình luận của ông về kết quả thanh tra tín dụng mới đây về chất lượng tín dụng ngân hàng?
Các ngân hàng cổ phần ra đời sớm, bản thân từng lao đao nhưng đã trụ được và có được nhiều khách hàng quen thuộc. Trong khi các ngân hàng nhỏ mới ra đời phải trang trải rất nhiều vấn đề: chi phí trụ sở, tiền lương… thì họ phải kinh doanh mà kinh doanh trong bối cảnh chưa có khách hàng truyền thống.
Vậy thì bản thân họ phải dùng mọi biện pháp quảng cáo và thu hút khách hàng, khiến chi phí càng tăng lên. Chưa kế, để cạnh tranh cho vay thì không thể cứ nguyên tắc quá nên nhiều khi họ đã gặp rủi ro do bỏ qua các nguyên tắc an toàn.
Đó là lý do khiến nhiều ngân hàng nhỏ ôm nợ xấu. Đến đây lại đặt ra vấn đề đối với quản lý nhà nước là hiện nay có nên tiếp tục cho ra đời những ngân hàng bé quá hay không.
Vì thế mới dẫn đến cuộc đua lãi suất cuối tháng 2 vừa qua. Thế nhưng, số hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới vẫn ngày càng dày lên, trong đó có cả những tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Ông nhìn nhận thế nào về trào lưu này khi cho phép các đối tượng này được phép huy động đồng vốn của dân?
Về mặt cơ chế thị trường, nếu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có khả năng thành lập ngân hàng thì chúng ta không hạn chế.
Nhưng trong điều kiện đặc biệt của Việt Nam cần phải cân nhắc rất kỹ. Bởi vì đã ra đời một ngân hàng thì nó mang tính đại chúng không thể bó hẹp, phục vụ riêng một nhóm nào đó trong khi chỉ để tương trợ thì trong tập đoàn đã có mô hình công ty tài chính.
Vậy tại sao không thành lập công ty tài chính để thu hút, cân đối vốn mà lại phải ra đời ngân hàng? Đó là vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vì ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi, cho vay rộng rãi trong dân chúng. Ngoài ra còn làm chức năng thanh toán cho nền kinh tế xã hội.
Do đó, quan điểm của tôi là hoàn toàn không nên cho các tập đoàn, tổng công ty thành lập ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ ngân hàng đó khó cạnh tranh mà còn ảnh hưởng chung cho nền kinh tế và xã hội, đổ gánh nặng lên cho Nhà nước. Thay vào đó, nên tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công nghệ ngân hàng, tăng sức cạnh tranh và mở rộng mạng lưới ở vùng nông thôn.
Vì sao tôi nói điều này? Giờ các bạn thử đi dọc đường Láng Hạ có thể đếm được ít nhất 8 ngân hàng có chi nhánh tọa lạc. Ngân hàng ra đời nhiều nhưng chỉ tập trung mở chi nhánh ở các đô thị trong khi nơi cần thiết là nhu cầu vốn và thanh toán cho người dân ở vùng sâu, vùng xa thì lại lèo tèo, đến cấp huyện hầu như chỉ có chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhưng ông cũng thấy là các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng mới mở là doanh nghiệp cổ phần và họ chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm lợi nhuận chứ không phải làm chính sách. Việc đó là của các ngân hàng quốc doanh…
Đúng là doanh nghiệp thì phải tính đến lợi nhuận và phải nhìn nơi nào có khả năng thu được lợi nhuận.
Ví dụ ở đô thị, chỉ cần cho một doanh nghiệp vay 10 tỷ đồng nhưng với khoản bút toán như vậy thì ít có ở nông thôn. Nhiều khi, từ trụ sở huyện đi đến xã mất cả 1 ngày xe máy, người ta cũng chỉ cho vay được 5 - 10 triệu trong khi chi phí đội lên.
Chi phí như vậy nên dễ hiểu vì sao các ngân hàng lại đua nhau mọc lên ở đô thị. Hệ quả là chủ trương “đưa nông thôn tiến kịp thành thị” vẫn đang trên giấy tờ.
Tôi nghĩ, tại đô thị, không nên cho mở thêm ngân hàng và chi nhánh nữa mà cần khuyến khích mở ngân hàng và chi nhánh kể cả quỹ tín dụng ở vùng nông thôn để giải quyết tốt dịch vụ ngân hàng cho bà con.
Một trong những vấn đề khác là tỷ lệ tín dụng và dịch vụ tại các ngân hàng Việt Nam vẫn còn quá chênh lệch. Trong khi các ngân hàng lớn trên thế giới làm dịch vụ rất mạnh, lợi nhuận từ mảng này rất lớn? Nếu chỉ dựa vào tín dụng thì quá chao đảo?
Đây cũng là câu hỏi rất hay, chạm vào vấn đề thời sự của các ngân hàng thương mại.
Đối với hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển, thu lợi từ phí dịch vụ rất lớn, thậm chí còn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ỏ Việt Nam quá lạc hậu và quá ít. Mảng dịch vụ cũng đầy rủi ro không kém tín dụng vì mọi hoạt động của ngân hàng đều gắn với rủi ro nhưng càng nhiều dịch vụ thì càng phục vụ tốt cho nền kinh tế.
Nhưng muốn làm được điều đó trước hết phải xuất phát tự thân các ngân hàng, trong điều kiện nước ta đã vào WTO, nếu các ngân hàng trong nước không nâng cao tính cạnh tranh của mình thì sẽ bị các ngân hàng nước ngoài lấn lướt.
Nhưng thực tế, hiện hai ngân hàng nước ngoài có tham gia bán lẻ là ANZ và HSBC vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng tới đông đảo người dân?
Giả sử thế này, nếu bạn có tiền bạn thà cho con bạn gửi trẻ ở nơi dịch vụ tốt giá cao nhưng nếu ít hơn thì chọn ngược lại. Lợi thế sẽ thuộc về ai làm tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Trong cơ chế hội nhập các ngân hàng phải tự hội nhập, những khoản thu dịch vụ rất yếu trong khi đây là nguồn thu lớn và chính của nhiều ngân hàng trên thế giới. Phải đào tạo cán bộ, làm tốt hơn cơ chế chính sách của Nhà nước và cuối cùng rất quan trọng là vấn đề dân trí. 3 yếu tố này phải cùng đồng hành.
Vậy theo ông, chính sách của Nhà nước cần làm thế nào?
Với tình hình hiện nay không nên để ngân hàng phá sản vì điều kiện Việt Nam và yếu tố tâm lý, do đó cần hạn chế số lượng các ngân hàng mới và tiến hành phân bổ lại để cân bằng lợi ích toàn nền kinh tế - xã hội.
Đâu là sức hấp dẫn khiến kinh doanh ngân hàng thu hút đến vậy? Thực trạng của ngành ngân hàng Việt Nam sau một năm “hưng phấn” thế nào? Báo giới đã có cuộc đối thoại thẳng thắn với Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng ban Pháp luật - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - xung quanh câu chuyện này.
Chỉ tính riêng số lượng ngân hàng thương mại trong nước đã lên đến con số 53. Với một nền kinh tế quy mô nhỏ như Việt Nam, theo ông, 53 có phải là quá nhiều?
Muốn biết câu trả lời trước hết phải tính được nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Nhu cầu đó sẽ cho chúng ta biết hệ thống ngân hàng phải phát triển đến đâu và dự tính cho tương lai thế nào. Từ đó mới ra được số lượng và độ mạnh bao nhiêu là đủ.
Vậy theo ông, với một quy mô nền kinh tế của chúng ta, bao nhiêu ngân hàng là đủ?
Thực ra, với các nền kinh tế phát triển, họ không cần đặt ra câu hỏi này vì họ không bao giờ khống chế số lượng ngân hàng.
Doanh nghiệp đủ điều kiện và cứ thế hoạt động kể cả tư nhân cũng được phép tham gia thị trường. Nhưng ta không thể học theo họ được, không thể thoải mái cấp phép cho thành lập ngân hàng mới, dù để trả lời chính xác số lượng bao nhiêu là câu hỏi có ý nghĩa chiến lược và phải tầm vĩ mô mới đủ khả năng tính toán được.
Thứ hai, xét cho cùng, số lượng bao nhiêu không quan trọng mà vấn đề là chất lượng. Nếu vốn nhiều, hệ thống ngân hàng mạnh thì chỉ cần 10 ngân hàng là đủ. Nhưng năng lực kém, vốn yếu thì liệu nhiều ngân hàng như vậy cũng có chắc giải quyết mọi vấn đề cho nền kinh tế hay chưa?
Hiện ngân hàng của ta vốn thấp mà lại mở ra nhiều chi nhánh. Việc mở ra không có thực chất như vậy là rất đáng trách. Vì mở nhiều chi nhánh mà ngân hàng vốn không lớn, kinh doanh không có lãi thì rõ ràng đưa đến việc tăng lãi suất hay lấy vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản hoặc các hoạt động khác... tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và khó lường cho nền kinh tế.
Kết quả thanh tra tín dụng mới đây cho thấy chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại thấp, nhất là ở nhóm các ngân hàng mới thành lập. Bình luận của ông về kết quả thanh tra tín dụng mới đây về chất lượng tín dụng ngân hàng?
Các ngân hàng cổ phần ra đời sớm, bản thân từng lao đao nhưng đã trụ được và có được nhiều khách hàng quen thuộc. Trong khi các ngân hàng nhỏ mới ra đời phải trang trải rất nhiều vấn đề: chi phí trụ sở, tiền lương… thì họ phải kinh doanh mà kinh doanh trong bối cảnh chưa có khách hàng truyền thống.
Vậy thì bản thân họ phải dùng mọi biện pháp quảng cáo và thu hút khách hàng, khiến chi phí càng tăng lên. Chưa kế, để cạnh tranh cho vay thì không thể cứ nguyên tắc quá nên nhiều khi họ đã gặp rủi ro do bỏ qua các nguyên tắc an toàn.
Đó là lý do khiến nhiều ngân hàng nhỏ ôm nợ xấu. Đến đây lại đặt ra vấn đề đối với quản lý nhà nước là hiện nay có nên tiếp tục cho ra đời những ngân hàng bé quá hay không.
Vì thế mới dẫn đến cuộc đua lãi suất cuối tháng 2 vừa qua. Thế nhưng, số hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới vẫn ngày càng dày lên, trong đó có cả những tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Ông nhìn nhận thế nào về trào lưu này khi cho phép các đối tượng này được phép huy động đồng vốn của dân?
Về mặt cơ chế thị trường, nếu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có khả năng thành lập ngân hàng thì chúng ta không hạn chế.
Nhưng trong điều kiện đặc biệt của Việt Nam cần phải cân nhắc rất kỹ. Bởi vì đã ra đời một ngân hàng thì nó mang tính đại chúng không thể bó hẹp, phục vụ riêng một nhóm nào đó trong khi chỉ để tương trợ thì trong tập đoàn đã có mô hình công ty tài chính.
Vậy tại sao không thành lập công ty tài chính để thu hút, cân đối vốn mà lại phải ra đời ngân hàng? Đó là vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vì ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi, cho vay rộng rãi trong dân chúng. Ngoài ra còn làm chức năng thanh toán cho nền kinh tế xã hội.
Do đó, quan điểm của tôi là hoàn toàn không nên cho các tập đoàn, tổng công ty thành lập ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ ngân hàng đó khó cạnh tranh mà còn ảnh hưởng chung cho nền kinh tế và xã hội, đổ gánh nặng lên cho Nhà nước. Thay vào đó, nên tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công nghệ ngân hàng, tăng sức cạnh tranh và mở rộng mạng lưới ở vùng nông thôn.
Vì sao tôi nói điều này? Giờ các bạn thử đi dọc đường Láng Hạ có thể đếm được ít nhất 8 ngân hàng có chi nhánh tọa lạc. Ngân hàng ra đời nhiều nhưng chỉ tập trung mở chi nhánh ở các đô thị trong khi nơi cần thiết là nhu cầu vốn và thanh toán cho người dân ở vùng sâu, vùng xa thì lại lèo tèo, đến cấp huyện hầu như chỉ có chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhưng ông cũng thấy là các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng mới mở là doanh nghiệp cổ phần và họ chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm lợi nhuận chứ không phải làm chính sách. Việc đó là của các ngân hàng quốc doanh…
Đúng là doanh nghiệp thì phải tính đến lợi nhuận và phải nhìn nơi nào có khả năng thu được lợi nhuận.
Ví dụ ở đô thị, chỉ cần cho một doanh nghiệp vay 10 tỷ đồng nhưng với khoản bút toán như vậy thì ít có ở nông thôn. Nhiều khi, từ trụ sở huyện đi đến xã mất cả 1 ngày xe máy, người ta cũng chỉ cho vay được 5 - 10 triệu trong khi chi phí đội lên.
Chi phí như vậy nên dễ hiểu vì sao các ngân hàng lại đua nhau mọc lên ở đô thị. Hệ quả là chủ trương “đưa nông thôn tiến kịp thành thị” vẫn đang trên giấy tờ.
Tôi nghĩ, tại đô thị, không nên cho mở thêm ngân hàng và chi nhánh nữa mà cần khuyến khích mở ngân hàng và chi nhánh kể cả quỹ tín dụng ở vùng nông thôn để giải quyết tốt dịch vụ ngân hàng cho bà con.
Một trong những vấn đề khác là tỷ lệ tín dụng và dịch vụ tại các ngân hàng Việt Nam vẫn còn quá chênh lệch. Trong khi các ngân hàng lớn trên thế giới làm dịch vụ rất mạnh, lợi nhuận từ mảng này rất lớn? Nếu chỉ dựa vào tín dụng thì quá chao đảo?
Đây cũng là câu hỏi rất hay, chạm vào vấn đề thời sự của các ngân hàng thương mại.
Đối với hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển, thu lợi từ phí dịch vụ rất lớn, thậm chí còn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ỏ Việt Nam quá lạc hậu và quá ít. Mảng dịch vụ cũng đầy rủi ro không kém tín dụng vì mọi hoạt động của ngân hàng đều gắn với rủi ro nhưng càng nhiều dịch vụ thì càng phục vụ tốt cho nền kinh tế.
Nhưng muốn làm được điều đó trước hết phải xuất phát tự thân các ngân hàng, trong điều kiện nước ta đã vào WTO, nếu các ngân hàng trong nước không nâng cao tính cạnh tranh của mình thì sẽ bị các ngân hàng nước ngoài lấn lướt.
Nhưng thực tế, hiện hai ngân hàng nước ngoài có tham gia bán lẻ là ANZ và HSBC vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng tới đông đảo người dân?
Giả sử thế này, nếu bạn có tiền bạn thà cho con bạn gửi trẻ ở nơi dịch vụ tốt giá cao nhưng nếu ít hơn thì chọn ngược lại. Lợi thế sẽ thuộc về ai làm tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Trong cơ chế hội nhập các ngân hàng phải tự hội nhập, những khoản thu dịch vụ rất yếu trong khi đây là nguồn thu lớn và chính của nhiều ngân hàng trên thế giới. Phải đào tạo cán bộ, làm tốt hơn cơ chế chính sách của Nhà nước và cuối cùng rất quan trọng là vấn đề dân trí. 3 yếu tố này phải cùng đồng hành.
Vậy theo ông, chính sách của Nhà nước cần làm thế nào?
Với tình hình hiện nay không nên để ngân hàng phá sản vì điều kiện Việt Nam và yếu tố tâm lý, do đó cần hạn chế số lượng các ngân hàng mới và tiến hành phân bổ lại để cân bằng lợi ích toàn nền kinh tế - xã hội.