Bao nhiêu vốn ngân hàng đã đổ vào chứng khoán?
Cách đây vài năm, khi cần tiền người ta có thể dễ dàng vay họ hàng, bạn bè thậm chí đến vài chục nghìn USD
Cách đây vài năm, khi cần tiền người ta có thể dễ dàng vay họ hàng, bạn bè thậm chí đến vài chục nghìn USD.
Nhưng khi có phong trào "người người, nhà nhà chứng khoán" thì khác.
Minh - nhân viên một công ty TNHH ở Hà Nội - nói: "Thời buổi tiền đẻ ra tiền thế này đi vay khó lắm, vài triệu còn được chứ vài chục triệu trở lên thì chỉ có đi vay ngân hàng".
Vốn vay ngân hàng là một trong những giải pháp đầu tiên mà các nhà đầu tư cá nhân tính đến khi kinh doanh chứng khoán. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2007 của ngành ngân hàng, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương phát biểu: "Thời gian qua có sự luân chuyển vốn rất lớn trên thị trường tài chính, trong đó một phần vốn của thị trường tiền tệ đang được dùng để đầu tư trên thị trường chứng khoán và tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra".
Không ai tính được lượng vốn ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán là bao nhiêu. Theo cân đối tháng 12/2006 thì tổng dư nợ đầu tư khác (trong đó có kinh doanh chứng khoán) của các Ngân hàng Thương mại ở Hà Nội đạt trên 15 nghìn tỉ đồng, tăng không nhiều so cuối năm 2005. Nhưng đây có lẽ chưa phải là con số phản ánh chính xác số tiền các ngân hàng đã đổ vào thị trường chứng khoán, nhất là thị trường OTC.
Vài năm nay, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã thực hiện cho vay kinh doanh chứng khoán với hai hình thức: Cho khách hàng vay kinh doanh chứng khoán cầm cố bằng chứng khoán hoặc tài sản khác; cho vay khi khách hàng đã được khớp lệnh bán, tiền đang trên đường chuyển về tài khoản (theo công thức T+3) và thu nợ bằng chính khoản tiền sẽ chuyển về tài khoản người bán.
Số vốn cho vay này không lớn và kiểm soát được. Đáng chú ý là các khoản vay do khách hàng đề nghị với mục đích sử dụng khác nhưng thực chất là để kinh doanh chứng khoán.
Mặc dù hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước hiện chưa triển khai nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khoán đến các chi nhánh, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy vốn ngân hàng đang đổ vào thị trường chứng khoán thông qua cho vay thấu chi qua thẻ (chủ thẻ thanh toán được cấp một hạn mức rút quá số dư tiền gửi trên thẻ khoảng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng lãi suất khoảng 1,8%-2%/tháng); cho vay tiêu dùng (trích trả bằng lương với bảo lãnh của thủ trưởng đơn vị hoặc bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản).
Ông H - chuyên viên một cơ quan cấp bộ kể ông có hai cô con gái (đã có chồng con) say chơi chứng khoán đến mức thế chấp cả nhà ở đi được gần 8 tỉ để kinh doh chứng khoán. Trong khoảng 2 tháng cuối năm 2006 hai cô đã lãi 3 tỉ đồng.
Một cán bộ ngân hàng Nhà nước cho biết thậm chí đã có hiện tượng một số công ty lập dự án, phương án sản xuất - kinh doanh để vay vốn kinh doanh chứng khoán... Những khoản vay như vậy được hạch toán vào tài khoản cho vay mục đích sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nên ngay cả ngân hàng cũng khó biết thực chất mình đang cho vay kinh doanh chứng khoán.
Đã có một số bài báo dựa trên số liệu của thị trường chứng khoán năm 2006 để chứng minh là lượng vốn ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán đang ở mức thấp và kiểm soát được. Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu thống kê trên thị trường chính thức, chưa ai tính được lượng vốn ngân hàng đổ vào thị trường OTC.
Số nợ này sẽ lộ diện và lập tức trở thành nợ quá hạn, nợ không có khả năng thu hồi khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh.
Theo kết quả khảo sát gần 5.000 bạn đọc của VnEconomy đầu năm, gần một nửa số người được hỏi định hướng sẽ đổ vốn vào thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy kinh doanh chứng khoán sẽ còn rất sôi động trong năm 2007.
Các khoản tiền nhàn rỗi của nhiều cá nhân và hộ gia đình ở Hà Nội và Tp.HCM hầu hết đã vét đổ vào chứng khoán trong thời gian thị trường "nóng" vừa qua. Để tiếp tục kinh doanh, người ta sẽ phải tìm cách huy động vốn từ ngân hàng. Vốn hoá bất động sản sẽ là phương án nhiều nhà đầu tư cá nhân tính đến.
Trong một bối cảnh nhạy cảm như thế này, các ngân hàng thương mại nên quan tâm đến việc kiểm tra trước và sau mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, kể cả các doanh nghiệp để đề phòng rủi ro cho chính mình và phòng ngừa khủng hoảng cho cả nền kinh tế vì những hệ lụy từ rủi ro hệ thống ngân hàng.
Nhưng khi có phong trào "người người, nhà nhà chứng khoán" thì khác.
Minh - nhân viên một công ty TNHH ở Hà Nội - nói: "Thời buổi tiền đẻ ra tiền thế này đi vay khó lắm, vài triệu còn được chứ vài chục triệu trở lên thì chỉ có đi vay ngân hàng".
Vốn vay ngân hàng là một trong những giải pháp đầu tiên mà các nhà đầu tư cá nhân tính đến khi kinh doanh chứng khoán. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2007 của ngành ngân hàng, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương phát biểu: "Thời gian qua có sự luân chuyển vốn rất lớn trên thị trường tài chính, trong đó một phần vốn của thị trường tiền tệ đang được dùng để đầu tư trên thị trường chứng khoán và tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra".
Không ai tính được lượng vốn ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán là bao nhiêu. Theo cân đối tháng 12/2006 thì tổng dư nợ đầu tư khác (trong đó có kinh doanh chứng khoán) của các Ngân hàng Thương mại ở Hà Nội đạt trên 15 nghìn tỉ đồng, tăng không nhiều so cuối năm 2005. Nhưng đây có lẽ chưa phải là con số phản ánh chính xác số tiền các ngân hàng đã đổ vào thị trường chứng khoán, nhất là thị trường OTC.
Vài năm nay, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã thực hiện cho vay kinh doanh chứng khoán với hai hình thức: Cho khách hàng vay kinh doanh chứng khoán cầm cố bằng chứng khoán hoặc tài sản khác; cho vay khi khách hàng đã được khớp lệnh bán, tiền đang trên đường chuyển về tài khoản (theo công thức T+3) và thu nợ bằng chính khoản tiền sẽ chuyển về tài khoản người bán.
Số vốn cho vay này không lớn và kiểm soát được. Đáng chú ý là các khoản vay do khách hàng đề nghị với mục đích sử dụng khác nhưng thực chất là để kinh doanh chứng khoán.
Mặc dù hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước hiện chưa triển khai nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khoán đến các chi nhánh, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy vốn ngân hàng đang đổ vào thị trường chứng khoán thông qua cho vay thấu chi qua thẻ (chủ thẻ thanh toán được cấp một hạn mức rút quá số dư tiền gửi trên thẻ khoảng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng lãi suất khoảng 1,8%-2%/tháng); cho vay tiêu dùng (trích trả bằng lương với bảo lãnh của thủ trưởng đơn vị hoặc bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản).
Ông H - chuyên viên một cơ quan cấp bộ kể ông có hai cô con gái (đã có chồng con) say chơi chứng khoán đến mức thế chấp cả nhà ở đi được gần 8 tỉ để kinh doh chứng khoán. Trong khoảng 2 tháng cuối năm 2006 hai cô đã lãi 3 tỉ đồng.
Một cán bộ ngân hàng Nhà nước cho biết thậm chí đã có hiện tượng một số công ty lập dự án, phương án sản xuất - kinh doanh để vay vốn kinh doanh chứng khoán... Những khoản vay như vậy được hạch toán vào tài khoản cho vay mục đích sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nên ngay cả ngân hàng cũng khó biết thực chất mình đang cho vay kinh doanh chứng khoán.
Đã có một số bài báo dựa trên số liệu của thị trường chứng khoán năm 2006 để chứng minh là lượng vốn ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán đang ở mức thấp và kiểm soát được. Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu thống kê trên thị trường chính thức, chưa ai tính được lượng vốn ngân hàng đổ vào thị trường OTC.
Số nợ này sẽ lộ diện và lập tức trở thành nợ quá hạn, nợ không có khả năng thu hồi khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh.
Theo kết quả khảo sát gần 5.000 bạn đọc của VnEconomy đầu năm, gần một nửa số người được hỏi định hướng sẽ đổ vốn vào thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy kinh doanh chứng khoán sẽ còn rất sôi động trong năm 2007.
Các khoản tiền nhàn rỗi của nhiều cá nhân và hộ gia đình ở Hà Nội và Tp.HCM hầu hết đã vét đổ vào chứng khoán trong thời gian thị trường "nóng" vừa qua. Để tiếp tục kinh doanh, người ta sẽ phải tìm cách huy động vốn từ ngân hàng. Vốn hoá bất động sản sẽ là phương án nhiều nhà đầu tư cá nhân tính đến.
Trong một bối cảnh nhạy cảm như thế này, các ngân hàng thương mại nên quan tâm đến việc kiểm tra trước và sau mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, kể cả các doanh nghiệp để đề phòng rủi ro cho chính mình và phòng ngừa khủng hoảng cho cả nền kinh tế vì những hệ lụy từ rủi ro hệ thống ngân hàng.