Bão số 6 sẽ rất mạnh
Cơn bão số 6 được dự báo sẽ mạnh hiếm thấy, với tốc độ di chuyển nhanh, đang đi vào các tỉnh phía Bắc
Cơn bão số 6 được dự báo sẽ mạnh hiếm thấy, với tốc độ di chuyển nhanh, đang đi vào các tỉnh phía Bắc.
Sáng nay (24/9), Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã trực tiếp chỉ đạo cuộc họp khẩn của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương với các bộ, ngành liên quan nhằm triển khai, ứng phó với cơn bão số 6 (bão Hagupit) đang chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.
Trước đó, ngày hôm qua 23/9, Thủ tướng cũng đã có công điện khẩn gửi các bộ, ngành chức năng và các địa phương, yêu cầu triển khai ngay các biện pháp phòng, chống mưa bão, hướng dẫn nhân dân chủ động chuẩn bị chống bão đối với các công trình hạ tầng.
Giật trên cấp 14
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tính đến 13 giờ trưa nay, vị trí tâm bão số 6 ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Móng Cái khoảng 130 km về phía Đông Đông Bắc.
Bản tin trước đó cho biết, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật trên cấp 14. Dự báo đến chiều và tối nay, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh Bắc Bộ.
So với cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề về người và của vừa qua, thì cơn bão số 6 được dự báo di chuyển sẽ nhanh hơn, mạnh hơn, lượng mưa sẽ lớn hơn, nhất là tại vùng núi, hiện tượng lũ quét xảy ra phức tạp hơn trước.
Dự báo, tổng lượng mưa vùng đồng bằng có thể trên dưới 100 mm; tại vùng núi từ 150 - 200 mm. Riêng vùng núi phía Bắc lượng mưa có thể từ 200-300 mm. Đặc biệt, một số trung tâm mưa lớn có thể đạt tới 400-500 mm.
Dự báo, 9 tỉnh miền núi phía Bắc có khả năng tâm bão đi qua gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Tuyên Quang, sẽ có mưa rất to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất là rất lớn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khoảng 4h sáng mai (25/9), tâm bão sẽ ở biên giới Việt - Trung, sau đó đi qua một loạt các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp là các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh....
Với cường độ bão mạnh cấp 8, từ tâm bão, vùng gió mạnh cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Mưa do ảnh hưởng của bão sẽ kéo dài từ đêm 24 đến hết ngày 26/9. Sau đó, do tác động của không khí lạnh, từ 27 đến 29/9, miền Bắc tiếp tục có mưa.
Tại cuộc họp khẩn, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, thực hiện cấm ra khơi đối với tất cả các tàu bè, đặc biệt tại khu vực vịnh Bắc Bộ. Đảm bảo tuyệt đối an toàn chỗ neo đậu cho các tàu thuyền.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu, trước 18h tối nay, các tỉnh phải hoàn thành việc di dân ra khỏi vùng ven sông, suối, khe núi, nơi có khả năng sạt lở cao và lũ quét ảnh hưởng trực tiếp.
Đã sẵn sàng
Hiện các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công Thương, Giao thông Vận tải... đã có công điện khẩn gửi các sở và các tỉnh thành yêu cầu triển khai các phương án hiệu quả nhất nhằm ứng phó với cơn bão số 6.
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo tất cả lực lượng ứng cứu với đầy đủ phương tiện trên các quốc lộ trong khu vực nhằm chủ động ứng phó kịp thời.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ chiều qua đã cấm tàu thuyền (các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi) ra khơi, cấm tàu du lịch hoạt động từ ngày 24/9.
Lực lượng hải quân đã sẵn sàng lực lượng, túc trực 24/24 từ vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh cho tới Đà Nẵng. Các quân khu 1, 2, 3, 4 đã kiểm tra vị trí bãi đỗ máy bay trực thăng để tiếp nhận lệnh cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
Đối với việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu cho người dân trong và sau bão, Bộ Công Thương cho biết, các mặt hàng chủ yếu như: lương thực, xăng dầu... đều được đảm bảo đầy đủ. Bộ cũng đã lên phương án nhằm xử lý nghiêm đối với những trường hợp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ lợi dụng bão để đầu cơ găm hàng, nâng giá.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu đình chỉ kinh doanh ngay những trường hợp lợi dụng bão để đầu cơ găm hàng, nâng giá. Tất cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân mua lương thực, thuốc, xăng dầu cần phải được đảm bảo đầy đủ... đề phòng mưa lũ gây ra chia cắt.
Sáng nay (24/9), Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã trực tiếp chỉ đạo cuộc họp khẩn của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương với các bộ, ngành liên quan nhằm triển khai, ứng phó với cơn bão số 6 (bão Hagupit) đang chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.
Trước đó, ngày hôm qua 23/9, Thủ tướng cũng đã có công điện khẩn gửi các bộ, ngành chức năng và các địa phương, yêu cầu triển khai ngay các biện pháp phòng, chống mưa bão, hướng dẫn nhân dân chủ động chuẩn bị chống bão đối với các công trình hạ tầng.
Giật trên cấp 14
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tính đến 13 giờ trưa nay, vị trí tâm bão số 6 ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Móng Cái khoảng 130 km về phía Đông Đông Bắc.
Bản tin trước đó cho biết, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật trên cấp 14. Dự báo đến chiều và tối nay, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh Bắc Bộ.
So với cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề về người và của vừa qua, thì cơn bão số 6 được dự báo di chuyển sẽ nhanh hơn, mạnh hơn, lượng mưa sẽ lớn hơn, nhất là tại vùng núi, hiện tượng lũ quét xảy ra phức tạp hơn trước.
Dự báo, tổng lượng mưa vùng đồng bằng có thể trên dưới 100 mm; tại vùng núi từ 150 - 200 mm. Riêng vùng núi phía Bắc lượng mưa có thể từ 200-300 mm. Đặc biệt, một số trung tâm mưa lớn có thể đạt tới 400-500 mm.
Dự báo, 9 tỉnh miền núi phía Bắc có khả năng tâm bão đi qua gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Tuyên Quang, sẽ có mưa rất to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất là rất lớn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khoảng 4h sáng mai (25/9), tâm bão sẽ ở biên giới Việt - Trung, sau đó đi qua một loạt các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp là các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh....
Với cường độ bão mạnh cấp 8, từ tâm bão, vùng gió mạnh cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Mưa do ảnh hưởng của bão sẽ kéo dài từ đêm 24 đến hết ngày 26/9. Sau đó, do tác động của không khí lạnh, từ 27 đến 29/9, miền Bắc tiếp tục có mưa.
Tại cuộc họp khẩn, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, thực hiện cấm ra khơi đối với tất cả các tàu bè, đặc biệt tại khu vực vịnh Bắc Bộ. Đảm bảo tuyệt đối an toàn chỗ neo đậu cho các tàu thuyền.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu, trước 18h tối nay, các tỉnh phải hoàn thành việc di dân ra khỏi vùng ven sông, suối, khe núi, nơi có khả năng sạt lở cao và lũ quét ảnh hưởng trực tiếp.
Đã sẵn sàng
Hiện các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công Thương, Giao thông Vận tải... đã có công điện khẩn gửi các sở và các tỉnh thành yêu cầu triển khai các phương án hiệu quả nhất nhằm ứng phó với cơn bão số 6.
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo tất cả lực lượng ứng cứu với đầy đủ phương tiện trên các quốc lộ trong khu vực nhằm chủ động ứng phó kịp thời.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ chiều qua đã cấm tàu thuyền (các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi) ra khơi, cấm tàu du lịch hoạt động từ ngày 24/9.
Lực lượng hải quân đã sẵn sàng lực lượng, túc trực 24/24 từ vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh cho tới Đà Nẵng. Các quân khu 1, 2, 3, 4 đã kiểm tra vị trí bãi đỗ máy bay trực thăng để tiếp nhận lệnh cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
Đối với việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu cho người dân trong và sau bão, Bộ Công Thương cho biết, các mặt hàng chủ yếu như: lương thực, xăng dầu... đều được đảm bảo đầy đủ. Bộ cũng đã lên phương án nhằm xử lý nghiêm đối với những trường hợp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ lợi dụng bão để đầu cơ găm hàng, nâng giá.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu đình chỉ kinh doanh ngay những trường hợp lợi dụng bão để đầu cơ găm hàng, nâng giá. Tất cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân mua lương thực, thuốc, xăng dầu cần phải được đảm bảo đầy đủ... đề phòng mưa lũ gây ra chia cắt.