Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Người dân, nhà quản lý, nhà chuyên môn chưa gặp nhau
Nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội nói về những lúng túng trong việc quy hoạch khu phố cổ
Nếu vội vàng đề ra chính sách bảo tồn khi chưa nhận diện đúng lại giá trị của khu phố cổ Hà Nội sau hơn 10 năm được gọi là di sản quốc gia, sẽ dẫn đến những chính sách và cơ chế ảo.
Quan điểm này được Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội, Phó chủ tịch hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với VnEconomy.
Ông cũng cho rằng, khi chưa nhận diện đúng về giá phố cổ thì chưa thể thu lợi kinh tế cho quốc gia từ việc khai thác tiềm năng của khu phố cổ, trong thời buổi sự cạnh tranh quốc tế được đo bằng bản sắc dân tộc.
Ông Nghiêm nói:
- Rất tiếc là đến nay chúng ta chưa thống nhất được với nhau về việc nhìn nhận các giá trị di sản và chưa biết khâu nối tất cả các di sản đó tạo thành một hệ thống cho thủ đô
Từ năm 1990, Hà Nội đã đặt vấn đề bảo tồn khu phố cổ, song rất tiếc là chúng ta lại triển khai rất chậm, trong khi ngày ngày có bao nhiêu vấn đề khiến phố cổ phải đổi thay
Năm 2003, 2004 chúng tôi cũng đã đặt vấn đề giãn dân khu phố cổ, nhưng không ai giám sát và đẩy mạnh nó lên cả.
Dường như cho đến nay chúng ta vẫn đang lúng túng trong việc tìm một giải pháp khả thi để bảo tồn phố cổ, thưa ông?
Đúng vậy, bảo tồn hay gìn giữ thì cũng cần phải có chính sách cụ thể. Bài học thất bại từ Singapore vẫn còn nóng hổi khi họ nóng vội muốn tạo dựng một thành phố hiện đại khiến du khách quay lưng lại với họ. Cuối cùng họ phải phá nhà cao tầng đi xây dựng lại những khu di tích cũ để kéo khách du lịch quay trở lại với họ.
Trong khi đó chúng ta đã có phố cổ nhưng lại chưa có cơ chế khai thác quản lý. Ví dụ như để khai thác các khu phố nghề ở đây sao lại không có sự ưu ái về kinh tế như thuế, ưu ái về cơ sở hạ tầng. Rõ ràng là các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa tiếp cận đúng với cuộc sống người dân.
Ngay vấn đề lớn là giãn dân cũng chưa tạo ra cơ chế thích hợp. Không thể san bằng giá đền bù cho người dân ở phố cổ. Thực tế là khu phố cổ chật hẹp nhưng giá trị kinh tế rất lớn.
Trong việc nghiên cứu bảo tồn phố cổ chúng ta vẫn chưa có sự thống nhất, ngay cả trong đội ngũ nghiên cứu. Ví dụ, trước đây có ý kiến là có trên 200 công trình có giá trị trong khu phố cổ nhưng cũng có nghiên cứu khác lại khẳng định là 100, hoặc có hội thảo lại nói là 6.
Vấn đề giá trị phố cổ là cái gì cũng chưa tìm được tiếng nói chung. Theo tôi, đó phải là giá trị đặt dưới cái nhìn tổng thể với đô thị Hà Nội trong cả quá trình phát triển 1.000 năm, sau đó mới đến giá trị cơ cấu trong khu vực này, giá trị của từng ngôi nhà gắn với lối sống của người dân.
Quá trình bảo tồn phố cổ bắt buộc phải có vai trò của người dân. Nhưng hiện nay việc người dân tham gia đến đâu trong quá trình bảo tồn nào phố cổ cũng chưa thấy rõ.
Trong nhiều cuộc hội thảo về bảo tồn phố cổ đã được tổ chức cũng không hề thấy sự có mặt của nhà quản lý, mà lẽ ra họ phải có mặt vì chính họ mới quyết định những chính sách đúng hay sai?
Đúng vậy, tôi buồn là dường như nhà quản lý vẫn chưa xắn tay vào việc. Nhiều cuộc hội thảo chỉ có các nhà chuyên môn, các nhà khoa học, cơ quan tham mưu chuyên môn chứ không có nhà quản lý, trong khi nhà quản lý mới là người quyết định đưa ra những chính sách, cơ chế quản lý cho người dân.
Nhà quản lý, nhà chuyên môn về kiến trúc quy hoạch, kinh tế và người dân phải ngồi lại với nhau thì mới ra vấn đề được. Đúng là từ trước tới nay chưa có một “cuộc” nào mà có đủ ba thành phần này cả.
Lúng túng của giới chuyên môn và nhà quản lý thì đã thấy rõ, nhưng không lẽ lúng túng lại đồng nghĩa với sự bất lực, thưa ông?
Tôi nghĩ là chúng ta cần phải nhận diện đúng lại những vấn đề như chân giá trị của phố cổ là gì, bảo tồn cái gì, khai thác sử dụng cái gì, bằng cách nào, mô hình phát triển của phố cổ trong tương lai là gì.
Tôi thấy những điểm mấu chốt này vấn còn tranh cãi nhau nhiều nhưng vẫn chưa đi đến đâu. Phố cổ phải là khu phố sống chứ không thể là cái vỏ bọc đã chết, nó khác hoàn toàn với di tích Hoàng thành. Sau khi nhận diện đúng rồi chúng ta mới làm được quy hoạch. Sau đó là phải khuyến khích người dân tham gia vào sự bảo tồn này. Song từ trước tới nay người dân toàn đứng ngoài cuộc.
Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội đang rất gần. Đó có phải là thách thức thời gian cho giới kiến trúc tìm câu hỏi bảo tồn cho phố cổ không, thưa ông?
Tôi thì cho rằng đừng vì đại lễ 1.000 năm sắp đến mà vội vàng. Thời điểm này chúng ta phải thận trọng lắng nghe bài học chung từ các nước là vận động người dân.
Không kể đến những nước phát triển như Nhật, Đức, những nước nghèo hơn chúng ta như Bangladesh cũng giữ được nhiều di sản quý giá từ bài học đó. Chúng ta phải lắng nghe kinh nghiệm từ nhiều nước, đặc biệt là những nước có điều kiện kinh tế tương đồng với chúng ta.
Cả các nhà chuyên môn cũng phải tỉnh táo. Cách đây 6 năm chúng ta đã đưa ra vấn đề giãn dân nhưng không thực hiện để đến bây giờ quay trở về con số không với muôn vàn sự khó khăn hơn. Năm 1995 chúng ta cũng đã có quy hoạch rồi nhưng hiện nay cần điều chỉnh, đặt nó trong không gian 3.344 cây số vuông của Hà Nội chứ không phải chỉ có 991 cây số vuông như trước kia.
Quan điểm này được Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội, Phó chủ tịch hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với VnEconomy.
Ông cũng cho rằng, khi chưa nhận diện đúng về giá phố cổ thì chưa thể thu lợi kinh tế cho quốc gia từ việc khai thác tiềm năng của khu phố cổ, trong thời buổi sự cạnh tranh quốc tế được đo bằng bản sắc dân tộc.
Ông Nghiêm nói:
- Rất tiếc là đến nay chúng ta chưa thống nhất được với nhau về việc nhìn nhận các giá trị di sản và chưa biết khâu nối tất cả các di sản đó tạo thành một hệ thống cho thủ đô
Từ năm 1990, Hà Nội đã đặt vấn đề bảo tồn khu phố cổ, song rất tiếc là chúng ta lại triển khai rất chậm, trong khi ngày ngày có bao nhiêu vấn đề khiến phố cổ phải đổi thay
Năm 2003, 2004 chúng tôi cũng đã đặt vấn đề giãn dân khu phố cổ, nhưng không ai giám sát và đẩy mạnh nó lên cả.
Dường như cho đến nay chúng ta vẫn đang lúng túng trong việc tìm một giải pháp khả thi để bảo tồn phố cổ, thưa ông?
Đúng vậy, bảo tồn hay gìn giữ thì cũng cần phải có chính sách cụ thể. Bài học thất bại từ Singapore vẫn còn nóng hổi khi họ nóng vội muốn tạo dựng một thành phố hiện đại khiến du khách quay lưng lại với họ. Cuối cùng họ phải phá nhà cao tầng đi xây dựng lại những khu di tích cũ để kéo khách du lịch quay trở lại với họ.
Trong khi đó chúng ta đã có phố cổ nhưng lại chưa có cơ chế khai thác quản lý. Ví dụ như để khai thác các khu phố nghề ở đây sao lại không có sự ưu ái về kinh tế như thuế, ưu ái về cơ sở hạ tầng. Rõ ràng là các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa tiếp cận đúng với cuộc sống người dân.
Ngay vấn đề lớn là giãn dân cũng chưa tạo ra cơ chế thích hợp. Không thể san bằng giá đền bù cho người dân ở phố cổ. Thực tế là khu phố cổ chật hẹp nhưng giá trị kinh tế rất lớn.
Trong việc nghiên cứu bảo tồn phố cổ chúng ta vẫn chưa có sự thống nhất, ngay cả trong đội ngũ nghiên cứu. Ví dụ, trước đây có ý kiến là có trên 200 công trình có giá trị trong khu phố cổ nhưng cũng có nghiên cứu khác lại khẳng định là 100, hoặc có hội thảo lại nói là 6.
Vấn đề giá trị phố cổ là cái gì cũng chưa tìm được tiếng nói chung. Theo tôi, đó phải là giá trị đặt dưới cái nhìn tổng thể với đô thị Hà Nội trong cả quá trình phát triển 1.000 năm, sau đó mới đến giá trị cơ cấu trong khu vực này, giá trị của từng ngôi nhà gắn với lối sống của người dân.
Quá trình bảo tồn phố cổ bắt buộc phải có vai trò của người dân. Nhưng hiện nay việc người dân tham gia đến đâu trong quá trình bảo tồn nào phố cổ cũng chưa thấy rõ.
Trong nhiều cuộc hội thảo về bảo tồn phố cổ đã được tổ chức cũng không hề thấy sự có mặt của nhà quản lý, mà lẽ ra họ phải có mặt vì chính họ mới quyết định những chính sách đúng hay sai?
Đúng vậy, tôi buồn là dường như nhà quản lý vẫn chưa xắn tay vào việc. Nhiều cuộc hội thảo chỉ có các nhà chuyên môn, các nhà khoa học, cơ quan tham mưu chuyên môn chứ không có nhà quản lý, trong khi nhà quản lý mới là người quyết định đưa ra những chính sách, cơ chế quản lý cho người dân.
Nhà quản lý, nhà chuyên môn về kiến trúc quy hoạch, kinh tế và người dân phải ngồi lại với nhau thì mới ra vấn đề được. Đúng là từ trước tới nay chưa có một “cuộc” nào mà có đủ ba thành phần này cả.
Lúng túng của giới chuyên môn và nhà quản lý thì đã thấy rõ, nhưng không lẽ lúng túng lại đồng nghĩa với sự bất lực, thưa ông?
Tôi nghĩ là chúng ta cần phải nhận diện đúng lại những vấn đề như chân giá trị của phố cổ là gì, bảo tồn cái gì, khai thác sử dụng cái gì, bằng cách nào, mô hình phát triển của phố cổ trong tương lai là gì.
Tôi thấy những điểm mấu chốt này vấn còn tranh cãi nhau nhiều nhưng vẫn chưa đi đến đâu. Phố cổ phải là khu phố sống chứ không thể là cái vỏ bọc đã chết, nó khác hoàn toàn với di tích Hoàng thành. Sau khi nhận diện đúng rồi chúng ta mới làm được quy hoạch. Sau đó là phải khuyến khích người dân tham gia vào sự bảo tồn này. Song từ trước tới nay người dân toàn đứng ngoài cuộc.
Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội đang rất gần. Đó có phải là thách thức thời gian cho giới kiến trúc tìm câu hỏi bảo tồn cho phố cổ không, thưa ông?
Tôi thì cho rằng đừng vì đại lễ 1.000 năm sắp đến mà vội vàng. Thời điểm này chúng ta phải thận trọng lắng nghe bài học chung từ các nước là vận động người dân.
Không kể đến những nước phát triển như Nhật, Đức, những nước nghèo hơn chúng ta như Bangladesh cũng giữ được nhiều di sản quý giá từ bài học đó. Chúng ta phải lắng nghe kinh nghiệm từ nhiều nước, đặc biệt là những nước có điều kiện kinh tế tương đồng với chúng ta.
Cả các nhà chuyên môn cũng phải tỉnh táo. Cách đây 6 năm chúng ta đã đưa ra vấn đề giãn dân nhưng không thực hiện để đến bây giờ quay trở về con số không với muôn vàn sự khó khăn hơn. Năm 1995 chúng ta cũng đã có quy hoạch rồi nhưng hiện nay cần điều chỉnh, đặt nó trong không gian 3.344 cây số vuông của Hà Nội chứ không phải chỉ có 991 cây số vuông như trước kia.