Bảo Việt vẫn không bán hết cổ phần
Hơn 15 triệu cổ phần của Bảo Việt bán tiếp vào sáng 23/7/2007 đã không đạt được như mong muốn
Một lần nữa, hơn 15 triệu cổ phần của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) bán tiếp vào sáng 23/7/2007 đã không đạt được như mong muốn, bởi tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua quá thấp, chưa tới 2 triệu cổ phần.
Kết quả thỏa thuận cho thấy, toàn bộ khối lượng bán được chỉ là 1.917.500 cổ phần, bằng 12,24% tổng số đưa ra bán tiếp (15.656.286 cổ phần).
Đặc biệt, trong lần bán tiếp này, nhà đầu tư nước ngoài gần như mua toàn bộ với khối lượng trúng giá là 1.870.000 cổ phần.
Theo thống kê của sàn Hà Nội, trong lần thỏa thuận bán tiếp này, có 19 nhà đầu tư đăng ký tham gia, trong đó có 4 tổ chức nước ngoài và 15 cá nhân. Khối lượng đặt mua cao nhất là 850.000 cổ phần, thấp nhất là 1.000 cổ phần. Mức giá đặt mua cao nhất là 78.000 đồng/cổ phần và thấp nhất là 74.000 đồng/cổ phần đồng thời cũng là giá đấu thành công cao nhất và thấp nhất. Giá bình quân thành công là 74.019 đồng/cổ phần.
Như vậy, theo quy định của Thông tư 95 /2006/TT-BTC ngày 12/10/2006, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, sau khi bán thoả thuận mà vẫn không hết cổ phần dự kiến bán ra, Bảo Việt sẽ điều chỉnh quy mô vốn điều lệ, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
Sau lần bán tiếp này, cuộc đấu giá bán cổ phần ra công chúng của Bảo Việt xem như đã kết thúc với tổng số cổ phần bán được là 45.803.214 cổ phần (bằng 77,05% tổng số đưa ra bán là 59.440.000 cổ phần). 13.636.786 cổ phần còn lại hiện đang được Bảo Việt nghiên cứu các phương án xử lý để báo cáo Bộ Tài chính quyết định.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, rất có thể phần chưa bán hết này sẽ được “treo” lại và tạm coi là số cổ phiếu ngân quỹ. Bên cạnh đó, cũng có thể nghĩ tới phương án thứ hai là điều chỉnh lại vốn điều lệ, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Bảo Việt như Thông tư 95.
Như vậy, nếu theo phương án hai, với vốn điều lệ mới (không còn là 6.800 tỷ đồng nữa), tỷ lệ sở hữu của các cổ đông của Bảo Việt sẽ thay đổi, trong đó đặc biệt tỷ lệ vốn Nhà nước sẽ tăng lên và sẽ không còn 65,34% (do số vốn của Nhà nước tại Bảo Việt vẫn giữ nguyên 4443,12 tỷ đồng).
Một phương án khác cũng được đưa ra là số cổ phần còn lại này sẽ dành bán cho đối tác chiến lược nước ngoài nhưng không được quá tỷ lệ 30% vốn điều lệ.
Được biết, ngày 31/5/2007, Bảo Việt đã tổ chức bán đấu giá 59.440.000 cổ phần lần đầu ra công chúng. Với giá đấu thành công là 73.910 đồng/cổ phần, Bảo Việt chỉ bán được 73,66% số cổ phần đưa ra bán. 15.656.286 cổ phần còn lại, chiếm 26,34%, được bán tiếp theo thỏa thuận vào ngày 23/7/2007 với giá tối thiểu 74.000 đồng/cổ phần.
Kết quả thỏa thuận cho thấy, toàn bộ khối lượng bán được chỉ là 1.917.500 cổ phần, bằng 12,24% tổng số đưa ra bán tiếp (15.656.286 cổ phần).
Đặc biệt, trong lần bán tiếp này, nhà đầu tư nước ngoài gần như mua toàn bộ với khối lượng trúng giá là 1.870.000 cổ phần.
Theo thống kê của sàn Hà Nội, trong lần thỏa thuận bán tiếp này, có 19 nhà đầu tư đăng ký tham gia, trong đó có 4 tổ chức nước ngoài và 15 cá nhân. Khối lượng đặt mua cao nhất là 850.000 cổ phần, thấp nhất là 1.000 cổ phần. Mức giá đặt mua cao nhất là 78.000 đồng/cổ phần và thấp nhất là 74.000 đồng/cổ phần đồng thời cũng là giá đấu thành công cao nhất và thấp nhất. Giá bình quân thành công là 74.019 đồng/cổ phần.
Như vậy, theo quy định của Thông tư 95 /2006/TT-BTC ngày 12/10/2006, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, sau khi bán thoả thuận mà vẫn không hết cổ phần dự kiến bán ra, Bảo Việt sẽ điều chỉnh quy mô vốn điều lệ, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
Sau lần bán tiếp này, cuộc đấu giá bán cổ phần ra công chúng của Bảo Việt xem như đã kết thúc với tổng số cổ phần bán được là 45.803.214 cổ phần (bằng 77,05% tổng số đưa ra bán là 59.440.000 cổ phần). 13.636.786 cổ phần còn lại hiện đang được Bảo Việt nghiên cứu các phương án xử lý để báo cáo Bộ Tài chính quyết định.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, rất có thể phần chưa bán hết này sẽ được “treo” lại và tạm coi là số cổ phiếu ngân quỹ. Bên cạnh đó, cũng có thể nghĩ tới phương án thứ hai là điều chỉnh lại vốn điều lệ, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Bảo Việt như Thông tư 95.
Như vậy, nếu theo phương án hai, với vốn điều lệ mới (không còn là 6.800 tỷ đồng nữa), tỷ lệ sở hữu của các cổ đông của Bảo Việt sẽ thay đổi, trong đó đặc biệt tỷ lệ vốn Nhà nước sẽ tăng lên và sẽ không còn 65,34% (do số vốn của Nhà nước tại Bảo Việt vẫn giữ nguyên 4443,12 tỷ đồng).
Một phương án khác cũng được đưa ra là số cổ phần còn lại này sẽ dành bán cho đối tác chiến lược nước ngoài nhưng không được quá tỷ lệ 30% vốn điều lệ.
Được biết, ngày 31/5/2007, Bảo Việt đã tổ chức bán đấu giá 59.440.000 cổ phần lần đầu ra công chúng. Với giá đấu thành công là 73.910 đồng/cổ phần, Bảo Việt chỉ bán được 73,66% số cổ phần đưa ra bán. 15.656.286 cổ phần còn lại, chiếm 26,34%, được bán tiếp theo thỏa thuận vào ngày 23/7/2007 với giá tối thiểu 74.000 đồng/cổ phần.