Barclays đang tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
"Tôi mong muốn sớm nhìn thấy biểu tượng con đại bàng là logo của Barclays xuất hiện ở Việt Nam"
"Tôi mong muốn sớm nhìn thấy biểu tượng con đại bàng là logo của Barclays xuất hiện ở Việt Nam".
Ông Marcus Agius, Chủ tịch Barclays - tập đoàn ngân hàng lớn của nước Anh - đã phát biểu như vậy trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, xoay quanh cơ hội thu hút vốn đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Ông có thể giới thiệu đôi nét về Barclays?
Barclays có bề dày lịch sử hơn 300 năm. Để thúc đẩy hoạt động của ngân hàng, chúng tôi đẩy mạnh mở rộng phạm vi tới nhiều lãnh thổ.
Mô hình của Barclays dưới dạng ngân hàng phổ quát toàn cầu, không chỉ dừng ở các hoạt động truyền thống là thương mại và bán lẻ mà còn chú trọng đến ngân hàng đầu tư và quản lý đầu tư.
Hầu hết hoạt động của Barclays tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là tập trung vào ngân hàng đầu tư, quản lý đầu tư, quản lý tài sản.
Ông có kế hoạch gì cho việc đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, lĩnh vực nào đang được Barclays quan tâm nhất?
Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam 4 năm trước đây và đã xây dựng mối quan hệ với Bộ Tài chính và các ngân hàng lớn tại Việt Nam.
Năm 2007, chúng tôi vinh dự nhận được vị trí quản lý chính trong việc phát hành trái phiếu có chủ quyền quốc tế lần thứ hai của Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi còn có các hoạt động đôi bên cùng có lợi với các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước lớn.
Barclays quan tâm đến những cơ hội kinh tế đang nổi ở thị trường Việt Nam, trong phát triển công nghiệp hóa và tăng trưởng. Điều này sẽ tạo ra cơ hội làm ăn tương tự cho chúng tôi như các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cụ thể như là ngân hàng, đầu tư, quản lý đầu tư.
Chúng tôi sẽ dành cho Việt Nam 4 gói sản phẩm mà Barclays đang dẫn đầu với tư cách là một ngân hàng toàn cầu bao gồm: thu xếp vốn cho chính phủ hoặc các tập đoàn lớn; cung cấp các dịch vụ để cải thiện bảng quyết toán công ty liên quan đên vấn đề ngoại hối cũng như là bảo toàn những cam kết trên thị trường; các sản phẩm đầu tư để có thể cải thiện nguồn lực của họ và nhờ đó cải thiện được chất lượng của bảng quyết toán, cân đối thu chi; cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề tư vấn, xếp hạng cũng như việc sáp nhập và mua lại.
Ông có nhận định thế nào về tiềm năng cũng như cơ hội thu hút vốn đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay?
Trong các hoạt động của Barclays tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi đã thấy được tiềm năng phát triển của Việt Nam, những thành tựu đã đạt được trong thời gian gần đây. Cần có thời gian để khẳng định những cam kết, bởi vậy tôi chọn thời điểm này để tới thăm Việt Nam.
Tôi tin rằng Việt Nam mong muốn tăng nguồn vốn của mình trên thị trường quốc tế thông qua các dự án về cơ sở hạ tầng cũng như là tăng việc khai thác dầu mỏ, phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ khiến Việt Nam hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Họ sẽ quan tâm mua nhiều trái khoán mà Việt Nam muốn phát hành.
Với tư cách là một ngân hàng đầu tư, tôi nghĩ là các nhà đầu tư quốc tế sẽ quan tâm hơn nếu họ được nghe từ phía Chính phủ Việt Nam cũng như các bộ, ban, ngành Việt Nam các kế hoạch, chiến lược tương lai thông qua các hoạt động mà chúng tôi gọi là "non-deal roadshow" (có thể hiểu là giới thiệu phi làm ăn - PV).
Đó chính là việc cử các phái đoàn đi giới thiệu về các chiến lược, hoạt động và môi trường đầu t,ư chứ không đơn thuần là phát hành các trái khoán. Barclays chỉ ba tuần trước đây đã thực hiện một roadshow tại London, New York và Hồng Kông cho Bộ Tài chính của Indonesia.
Theo tôi, đây là một một cách tiếp cận mà Việt Nam nên xem xét trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Barclays có dự định khi nào sẽ thành lập văn phòng và hoạt động tại Việt Nam, thưa ông?
Chúng tôi đang hướng sự quan tâm tới các vấn đề và phạm vi mang tính chất thách thức trước mắt. Khi nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi, chúng tôi tin tưởng, Việt Nam sẽ trở thành cái đích, mục tiêu quan trọng để hoạt động mở rộng của chúng tôi.
Hiện nay chúng tôi vẫn quản lý rất thành công các hoạt động giao dịch với Việt Nam thông qua hai văn phòng đặt ở Hồng Kông và Singapore.
Sự kiện Barclays đến Việt Nam ở thời điểm có nhiều thách thức khó khăn như hiện nay đã thể hiện sự quan tâm và cam kết của Tập đoàn Barclays với thị trường này. Tôi mong muốn sớm nhìn thấy biểu tượng con đại bàng là logo của Barclays xuất hiện ở Việt Nam.
Ông Marcus Agius, Chủ tịch Barclays - tập đoàn ngân hàng lớn của nước Anh - đã phát biểu như vậy trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, xoay quanh cơ hội thu hút vốn đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Ông có thể giới thiệu đôi nét về Barclays?
Barclays có bề dày lịch sử hơn 300 năm. Để thúc đẩy hoạt động của ngân hàng, chúng tôi đẩy mạnh mở rộng phạm vi tới nhiều lãnh thổ.
Mô hình của Barclays dưới dạng ngân hàng phổ quát toàn cầu, không chỉ dừng ở các hoạt động truyền thống là thương mại và bán lẻ mà còn chú trọng đến ngân hàng đầu tư và quản lý đầu tư.
Hầu hết hoạt động của Barclays tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là tập trung vào ngân hàng đầu tư, quản lý đầu tư, quản lý tài sản.
Ông có kế hoạch gì cho việc đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, lĩnh vực nào đang được Barclays quan tâm nhất?
Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam 4 năm trước đây và đã xây dựng mối quan hệ với Bộ Tài chính và các ngân hàng lớn tại Việt Nam.
Năm 2007, chúng tôi vinh dự nhận được vị trí quản lý chính trong việc phát hành trái phiếu có chủ quyền quốc tế lần thứ hai của Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi còn có các hoạt động đôi bên cùng có lợi với các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước lớn.
Barclays quan tâm đến những cơ hội kinh tế đang nổi ở thị trường Việt Nam, trong phát triển công nghiệp hóa và tăng trưởng. Điều này sẽ tạo ra cơ hội làm ăn tương tự cho chúng tôi như các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cụ thể như là ngân hàng, đầu tư, quản lý đầu tư.
Chúng tôi sẽ dành cho Việt Nam 4 gói sản phẩm mà Barclays đang dẫn đầu với tư cách là một ngân hàng toàn cầu bao gồm: thu xếp vốn cho chính phủ hoặc các tập đoàn lớn; cung cấp các dịch vụ để cải thiện bảng quyết toán công ty liên quan đên vấn đề ngoại hối cũng như là bảo toàn những cam kết trên thị trường; các sản phẩm đầu tư để có thể cải thiện nguồn lực của họ và nhờ đó cải thiện được chất lượng của bảng quyết toán, cân đối thu chi; cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề tư vấn, xếp hạng cũng như việc sáp nhập và mua lại.
Ông có nhận định thế nào về tiềm năng cũng như cơ hội thu hút vốn đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay?
Trong các hoạt động của Barclays tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi đã thấy được tiềm năng phát triển của Việt Nam, những thành tựu đã đạt được trong thời gian gần đây. Cần có thời gian để khẳng định những cam kết, bởi vậy tôi chọn thời điểm này để tới thăm Việt Nam.
Tôi tin rằng Việt Nam mong muốn tăng nguồn vốn của mình trên thị trường quốc tế thông qua các dự án về cơ sở hạ tầng cũng như là tăng việc khai thác dầu mỏ, phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ khiến Việt Nam hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Họ sẽ quan tâm mua nhiều trái khoán mà Việt Nam muốn phát hành.
Với tư cách là một ngân hàng đầu tư, tôi nghĩ là các nhà đầu tư quốc tế sẽ quan tâm hơn nếu họ được nghe từ phía Chính phủ Việt Nam cũng như các bộ, ban, ngành Việt Nam các kế hoạch, chiến lược tương lai thông qua các hoạt động mà chúng tôi gọi là "non-deal roadshow" (có thể hiểu là giới thiệu phi làm ăn - PV).
Đó chính là việc cử các phái đoàn đi giới thiệu về các chiến lược, hoạt động và môi trường đầu t,ư chứ không đơn thuần là phát hành các trái khoán. Barclays chỉ ba tuần trước đây đã thực hiện một roadshow tại London, New York và Hồng Kông cho Bộ Tài chính của Indonesia.
Theo tôi, đây là một một cách tiếp cận mà Việt Nam nên xem xét trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Barclays có dự định khi nào sẽ thành lập văn phòng và hoạt động tại Việt Nam, thưa ông?
Chúng tôi đang hướng sự quan tâm tới các vấn đề và phạm vi mang tính chất thách thức trước mắt. Khi nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi, chúng tôi tin tưởng, Việt Nam sẽ trở thành cái đích, mục tiêu quan trọng để hoạt động mở rộng của chúng tôi.
Hiện nay chúng tôi vẫn quản lý rất thành công các hoạt động giao dịch với Việt Nam thông qua hai văn phòng đặt ở Hồng Kông và Singapore.
Sự kiện Barclays đến Việt Nam ở thời điểm có nhiều thách thức khó khăn như hiện nay đã thể hiện sự quan tâm và cam kết của Tập đoàn Barclays với thị trường này. Tôi mong muốn sớm nhìn thấy biểu tượng con đại bàng là logo của Barclays xuất hiện ở Việt Nam.