Bất cập quy chế quản trị doanh nghiệp
Khung pháp lý chưa đầy đủ khiến cho việc thực hiện các quy định về quản trị doanh nghiệp tại các công ty niêm yết thiếu đồng bộ
Khung pháp lý chưa đầy đủ khiến cho việc thực hiện các quy định về quản trị doanh nghiệp tại các công ty niêm yết hiện nay chưa cụ thể, thiếu đồng bộ và mang nặng tính hình thức. Thực trạng này đã và đang gây ra nhiều bất cập cho cả doanh nghiệp và cổ đông.
Theo Ủy ban Chứng khoán, khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quy chế quản trị công ty và điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Tuy chưa thật đầy đủ nhưng về cơ bản đã có một hành lang pháp lý chung về quản trị công ty, tạo cơ sở quan trọng cho doanh nghiệp trong việc xây dựng quy chế quản trị cho riêng mình.
Áp dụng quy chế quản trị - chỉ là hình thức
Tại cuộc tọa đàm "Tăng cường các nguyên tắc và quy chế quản trị doanh nghiệp cho các công ty niêm yết" do Ủy ban Chứng khoán và Công ty kiểm toán Ernst & Young phối hợp tổ chức vào trung tuần tháng 11 này, một trong những đề tài được quan tâm nhất đó là thực trạng áp dụng quy định về quản trị công ty, trong đó tập trung vào quy định hiện hành của Việt Nam về tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị, quy định về xung đột lợi ích, quy định về việc biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.
Theo nhận xét của TS. Nguyễn Thế Thọ, Vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành, Ủy ban Chứng khoán, việc quản trị công ty đã bộc lộ rất nhiều hạn chế. Việc áp dụng điều lệ mẫu của các doanh nghiệp chỉ là hình thức, bởi đa phần là chép lại nguyên xi mà không có bất kỳ sự cụ thể hóa hoặc không căn cứ theo đặc điểm đặc thù của từng công ty. Rất nhiều doanh nghiệp có điều lệ giống nhau.
Và như vậy, việc áp dụng theo kiểu hình thức này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới vai trò giám sát và hiệu quả hoạt động của công ty, nhất là các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một tồn tại khá phổ biến khác được các chuyên gia nhắc tới đó là quy định về tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị.
Theo Quyết định 12 về Quy chế quản trị công ty áp dụng cho công ty niêm yết và Quyết định 15 về Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị được thể hiện bằng quy định tối thiểu 1/3 tổng số thành viên hội đồng quản trị là độc lập không điều hành; hạn chế thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các xung đột lợi ích trong công ty.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo thống kê mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM hồi đầu năm 2009, tính đến 31/3-2009, chỉ có 107/177 công ty niêm yết thực hiện bầu thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành và chỉ có 99/177 công ty tách bạch giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc.
Điều này đã dẫn đến hệ quả là việc công bố thông tin của thành viên hội đồng quản trị chưa chủ động, chậm, hoặc không công bố thông tin. Đây cũng là một trong những vi phạm thường gặp trong công tác quản trị của các công ty niêm yết hiện nay.
Ngay cả những doanh nghiệp có thành viên hội đồng quản trị độc lập, trên thực tế vẫn thiếu thành viên hội đồng quản trị độc lập có trình độ và năng lực theo yêu cầu.
Trong so sánh các tiêu chí về quản trị của doanh nghiệp Việt Nam với Malaysia, Singapore, Trung Quốc, ông Tom Chong, Phó tổng giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam cho rằng, tiêu chí về thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Việt Nam còn thiếu cụ thể, nhiệm kỳ dài (theo nhiệm kỳ 5 năm, trong khi các nước khác là thường niên), vai trò trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị cũng không được xác định rõ ràng,...
Thông thường ở các nước, thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành là nhà kinh tế, giáo sư, kế toán, luật sư, nhân sự điều hành công ty lớn đã nghỉ hưu, là chính khách có kinh nghiệm, uy tín để đóng góp khách quan vào sự phát triển của công ty.
Đại hội cổ đông vướng ở tỷ lệ biểu quyết
Vấn đề biểu quyết tại đại hội cổ đông có lẽ gây nhiều băn khoăn nhất tại hội thảo. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, muốn tổ chức đại hội đồng cổ đông thì phải đáp ứng tối thiểu 65% cổ phần có quyền biểu quyết dự họp, trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản tối thiểu 75%.
Riêng tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên thì không được lấy ý kiến bằng văn bản, buộc phải tổ chức đại hội. Ngoài ra những vấn đề như sửa đổi điều lệ, bổ sung điều lệ, bầu thành viên hội đồng quản trị đều không được lấy ý kiến bằng văn bản.
Với quy định này, trong thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp không tổ chức được đại hội cổ đông, có doanh nghiệp phải tổ chức tới lần thứ 2, thậm chí thứ 3 mới thành công do tỷ lệ biểu quyết không đạt theo quy định. Nhiều cổ đông nắm giữ ít cổ phần không quan tâm tham dự và cũng không thực hiện quyền của mình đến nơi đến chốn.
Theo các chuyên gia, quy định có nói rằng: cổ đông có thể trực tiếp tham gia đại hội, gián tiếp thông qua ủy quyền cho hội đồng quản trị hoặc đại diện của trung tâm lưu ký. Tuy nhiên, cổ đông không thực hiện cũng chẳng ủy quyền.
Theo ông Thọ, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ tỷ lệ biểu quyết dẫn đến tốn kém trong các lần tổ chức đại hội cổ đông, song việc sửa đổi lại không dễ. Bộ Tài chính đã gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sửa đổi tỷ lệ quy định trong Luật doanh nghiệp nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi lại rằng, quản lý công ty niêm yết là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán.
“Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp quy định tỷ lệ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không sửa thì Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán làm sao có thể hướng dẫn khác được”, ông Thọ cho biết.
Tuy nhiên, vẫn có cách giải quyết tạm thời. Trong trường hợp các cổ đông không đến dự thì nên có hướng dẫn việc ủy quyền cho Trung tâm lưu ký thực hiện quyền này như nhiều nước. Thực hiện qua Trung tâm lưu ký sẽ mang nhiều thuận lợi trong việc giúp các cổ đông đảm bảo quyền trong bối cảnh tỷ lệ trên chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa.
Vấn đề quản trị công ty là vấn đề mới với công ty ở Việt Nam nói chung, công ty niêm yết nói riêng. Đặc thù của Việt Nam là có nhiều công ty nhà nước cổ phần hóa, chuyển mô hình hoạt động nên vẫn cần có lộ trình để đáp ứng quy định này.
Theo Ủy ban Chứng khoán, khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quy chế quản trị công ty và điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Tuy chưa thật đầy đủ nhưng về cơ bản đã có một hành lang pháp lý chung về quản trị công ty, tạo cơ sở quan trọng cho doanh nghiệp trong việc xây dựng quy chế quản trị cho riêng mình.
Áp dụng quy chế quản trị - chỉ là hình thức
Tại cuộc tọa đàm "Tăng cường các nguyên tắc và quy chế quản trị doanh nghiệp cho các công ty niêm yết" do Ủy ban Chứng khoán và Công ty kiểm toán Ernst & Young phối hợp tổ chức vào trung tuần tháng 11 này, một trong những đề tài được quan tâm nhất đó là thực trạng áp dụng quy định về quản trị công ty, trong đó tập trung vào quy định hiện hành của Việt Nam về tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị, quy định về xung đột lợi ích, quy định về việc biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.
Theo nhận xét của TS. Nguyễn Thế Thọ, Vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành, Ủy ban Chứng khoán, việc quản trị công ty đã bộc lộ rất nhiều hạn chế. Việc áp dụng điều lệ mẫu của các doanh nghiệp chỉ là hình thức, bởi đa phần là chép lại nguyên xi mà không có bất kỳ sự cụ thể hóa hoặc không căn cứ theo đặc điểm đặc thù của từng công ty. Rất nhiều doanh nghiệp có điều lệ giống nhau.
Và như vậy, việc áp dụng theo kiểu hình thức này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới vai trò giám sát và hiệu quả hoạt động của công ty, nhất là các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một tồn tại khá phổ biến khác được các chuyên gia nhắc tới đó là quy định về tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị.
Theo Quyết định 12 về Quy chế quản trị công ty áp dụng cho công ty niêm yết và Quyết định 15 về Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị được thể hiện bằng quy định tối thiểu 1/3 tổng số thành viên hội đồng quản trị là độc lập không điều hành; hạn chế thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các xung đột lợi ích trong công ty.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo thống kê mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM hồi đầu năm 2009, tính đến 31/3-2009, chỉ có 107/177 công ty niêm yết thực hiện bầu thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành và chỉ có 99/177 công ty tách bạch giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc.
Điều này đã dẫn đến hệ quả là việc công bố thông tin của thành viên hội đồng quản trị chưa chủ động, chậm, hoặc không công bố thông tin. Đây cũng là một trong những vi phạm thường gặp trong công tác quản trị của các công ty niêm yết hiện nay.
Ngay cả những doanh nghiệp có thành viên hội đồng quản trị độc lập, trên thực tế vẫn thiếu thành viên hội đồng quản trị độc lập có trình độ và năng lực theo yêu cầu.
Trong so sánh các tiêu chí về quản trị của doanh nghiệp Việt Nam với Malaysia, Singapore, Trung Quốc, ông Tom Chong, Phó tổng giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam cho rằng, tiêu chí về thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Việt Nam còn thiếu cụ thể, nhiệm kỳ dài (theo nhiệm kỳ 5 năm, trong khi các nước khác là thường niên), vai trò trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị cũng không được xác định rõ ràng,...
Thông thường ở các nước, thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành là nhà kinh tế, giáo sư, kế toán, luật sư, nhân sự điều hành công ty lớn đã nghỉ hưu, là chính khách có kinh nghiệm, uy tín để đóng góp khách quan vào sự phát triển của công ty.
Đại hội cổ đông vướng ở tỷ lệ biểu quyết
Vấn đề biểu quyết tại đại hội cổ đông có lẽ gây nhiều băn khoăn nhất tại hội thảo. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, muốn tổ chức đại hội đồng cổ đông thì phải đáp ứng tối thiểu 65% cổ phần có quyền biểu quyết dự họp, trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản tối thiểu 75%.
Riêng tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên thì không được lấy ý kiến bằng văn bản, buộc phải tổ chức đại hội. Ngoài ra những vấn đề như sửa đổi điều lệ, bổ sung điều lệ, bầu thành viên hội đồng quản trị đều không được lấy ý kiến bằng văn bản.
Với quy định này, trong thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp không tổ chức được đại hội cổ đông, có doanh nghiệp phải tổ chức tới lần thứ 2, thậm chí thứ 3 mới thành công do tỷ lệ biểu quyết không đạt theo quy định. Nhiều cổ đông nắm giữ ít cổ phần không quan tâm tham dự và cũng không thực hiện quyền của mình đến nơi đến chốn.
Theo các chuyên gia, quy định có nói rằng: cổ đông có thể trực tiếp tham gia đại hội, gián tiếp thông qua ủy quyền cho hội đồng quản trị hoặc đại diện của trung tâm lưu ký. Tuy nhiên, cổ đông không thực hiện cũng chẳng ủy quyền.
Theo ông Thọ, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ tỷ lệ biểu quyết dẫn đến tốn kém trong các lần tổ chức đại hội cổ đông, song việc sửa đổi lại không dễ. Bộ Tài chính đã gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sửa đổi tỷ lệ quy định trong Luật doanh nghiệp nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi lại rằng, quản lý công ty niêm yết là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán.
“Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp quy định tỷ lệ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không sửa thì Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán làm sao có thể hướng dẫn khác được”, ông Thọ cho biết.
Tuy nhiên, vẫn có cách giải quyết tạm thời. Trong trường hợp các cổ đông không đến dự thì nên có hướng dẫn việc ủy quyền cho Trung tâm lưu ký thực hiện quyền này như nhiều nước. Thực hiện qua Trung tâm lưu ký sẽ mang nhiều thuận lợi trong việc giúp các cổ đông đảm bảo quyền trong bối cảnh tỷ lệ trên chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa.
Vấn đề quản trị công ty là vấn đề mới với công ty ở Việt Nam nói chung, công ty niêm yết nói riêng. Đặc thù của Việt Nam là có nhiều công ty nhà nước cổ phần hóa, chuyển mô hình hoạt động nên vẫn cần có lộ trình để đáp ứng quy định này.