Bất động sản Hà Nội: Cung vẫn chưa đủ cho cầu
Nhiều toà nhà tại Hà Nội dù đang trong quá trình đầu tư xây dựng đã được đặt thuê trước với tỷ lệ cao
“Trong quý I/2007, tất cả các mảng thị trường, nhu cầu cao và tăng liên tục trong khi lượng cung hạn chế đang làm thị trường bất động sản tại Hà Nội rất “nóng”. Đến nay, hầu hết các dự án cho thuê như căn hộ, văn phòng, khách sạn cao cấp, trung tâm mua sắm đều có công suất trên 95%, nhất là văn phòng hạng A và B. Giá thuê cũng tăng hơn so với thời gian trước”.
Đây là nhận định của ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty Quản lý và Tư vấn bất động sản CB Richard Ellis (CBRE) tại cuộc họp báo mới được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội. Theo ông Marc Townsend, thực trạng này còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Nguyên nhân do Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và Hà Nội luôn là trung tâm thu hút các dự án thương mại và nhà ở.
Trong quý I/2007, hệ số sử dụng tại các tòa nhà văn phòng hạng A và B ở Hà Nội luôn giữ ở mức cao, tỉ lệ trống còn rất ít. Các khách hàng cho biết, trong thời gian tới, họ có nhu cầu mở rộng diện tích văn phòng lên gấp 2-3 lần diện tích hiện có.
Đầu năm 2007, Hà Nội chỉ có hai cao ốc văn phòng hạng A cho thuê là Opera Business Center và Pacific Place với tổng diện tích 22.350 m2 đi vào hoạt động; hai cao ốc văn phòng hạng B là VIT Tower và Viglacera Tower dự kiến khai trương trong thời gian này nhưng đều đã được đặt trước chỗ.
Trong 4-5 năm tới, Hà Nội sẽ có khoảng 400.000 m2 văn phòng được đưa vào sử dụng.
Nhu cầu về căn hộ cho thuê cũng ngày càng gia tăng và nguồn “cung” hiện cũng chưa đáp ứng đủ “cầu”. Trong năm 2007, chỉ có gần 600 căn, đến năm 2010 mới có hơn 700 căn hộ ở dạng này được đưa vào sử dụng.
Nhiều toà nhà tại Hà Nội dù đang trong quá trình đầu tư xây dựng đã được đặt thuê trước với tỷ lệ cao. Người thuê chủ yếu là những người Singapore, Hàn Quốc. Giá thuê trung bình 18,7–49,6 USD/m2/tháng.
Hiện nay, tỉ lệ căn hộ trống chỉ chiếm 1%. Nhiều người nước ngoài vẫn phải thuê và sống trong khách sạn dài ngày. CBRE Việt Nam dự báo, trong thời gian tới, giá của các dự án căn hộ trung cấp sẽ không biến động nhưng giá các dự án cao cấp vẫn đứng ở mức cao và nhu cầu tăng từ 6 - 7%.
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và cả khách nội địa, khi mức sống của người dân tăng lên. 20% trong số 3,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam là khách MICE. Với sự xuất hiện của một số hãng hàng không giá rẻ như AsiaAir, Jetstar và Tiger Airlines, Hongkong Air, lượng khách du lịch mới đến Việt Nam cũng nhiều hơn và đa dạng hơn. Như vậy nhu cầu về chỗ ở lưu trú như phòng khách sạn, các khu resort cũng sẽ tăng cao. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến thị trường bất động sản.
Theo ông Townsend, lượng phòng khách sạn hiện có tại Hà Nội không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Theo tổng hợp của CBRE, Hà Nội hiện có 4.924 phòng khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao. Số lượng này là quá khiêm tốn so với 20.000 khách sạn tại Bangkok, Thái Lan.
Hầu hết các khách sạn 4-5 sao đều đi vào hoạt động từ những năm 1990, không có khách sạn mới nào đi vào hoạt động trong những năm 2004- 2006. Hiệu suất sử dụng phòng giữ mức cao, ổn định qua các năm. Hiệu suất thuê phòng các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội xấp xỉ 84%, mức giá cho thuê khá đắt, tại thời điểm cuối quý I/2007 là 115 USD/ngày phòng khách sạn 5 sao. Việt Nam hiện đang rất thiếu những phòng khách sạn hạng sang.
Ông Marc Townsend cho biết: trong năm 2007, Hà Nội sẽ có 320 phòng khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao đi vào hoạt động và thêm 4 khách sạn 5 sao được cấp phép đầu tư. Như vậy, số lượng phòng khách sạn cao cấp trong năm 2007-2008 sẽ tăng khá lớn nhưng cùng với tỉ lệ gia tăng này, giá thuê khách sạn cũng tăng 15-20%. ảnh hưởng của ngành công nghiệp du lịch đang tác động mạnh đến lĩnh vực đầu tư bất động sản (khách sạn, bán lẻ và nhà nghỉ dưỡng).
Về mảng thị trường bán lẻ, CBRE cho biết: Việt Nam được xếp thứ 3 trên thế giới về sức hấp dẫn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Các trung tâm thương mại tại Hà Nội đang và sẽ xuất hiện các thương hiệu lớn trên thế giới như Esprit, Mango, Estée Lauder...; các tập đoàn bán lẻ nước ngoài rất năng động trong việc tìm kiến các cơ hội và chuẩn bị cho sự thâm nhập thị trường Việt Nam sau ngày 1/1/2009.
Các nhà bán lẻ nội địa cũng tích cực mở rộng mạng lưới trước thời điểm này. Những yếu tố này khiến cho hệ số sử dụng tại các trung tâm thương mại luôn cao và nhu cầu mặt bằng bán lẻ sẽ tăng cao ở các trung tâm mua sắm và các khu phố trung tâm.
Trong thời gian tới, nhu cầu mặt bằng khu thương mại chất lượng cao sẽ rất lớn. Giá thuê các trung tâm này hiện ở mức 15-90 USD/m2/tháng và sẽ còn cao hơn. Từ nay đến năm 2010, sẽ có thêm 10 trung tâm thương mại đi vào hoạt động. Tuy nhiên, những bổ sung đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Đây là nhận định của ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty Quản lý và Tư vấn bất động sản CB Richard Ellis (CBRE) tại cuộc họp báo mới được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội. Theo ông Marc Townsend, thực trạng này còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Nguyên nhân do Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và Hà Nội luôn là trung tâm thu hút các dự án thương mại và nhà ở.
Trong quý I/2007, hệ số sử dụng tại các tòa nhà văn phòng hạng A và B ở Hà Nội luôn giữ ở mức cao, tỉ lệ trống còn rất ít. Các khách hàng cho biết, trong thời gian tới, họ có nhu cầu mở rộng diện tích văn phòng lên gấp 2-3 lần diện tích hiện có.
Đầu năm 2007, Hà Nội chỉ có hai cao ốc văn phòng hạng A cho thuê là Opera Business Center và Pacific Place với tổng diện tích 22.350 m2 đi vào hoạt động; hai cao ốc văn phòng hạng B là VIT Tower và Viglacera Tower dự kiến khai trương trong thời gian này nhưng đều đã được đặt trước chỗ.
Trong 4-5 năm tới, Hà Nội sẽ có khoảng 400.000 m2 văn phòng được đưa vào sử dụng.
Nhu cầu về căn hộ cho thuê cũng ngày càng gia tăng và nguồn “cung” hiện cũng chưa đáp ứng đủ “cầu”. Trong năm 2007, chỉ có gần 600 căn, đến năm 2010 mới có hơn 700 căn hộ ở dạng này được đưa vào sử dụng.
Nhiều toà nhà tại Hà Nội dù đang trong quá trình đầu tư xây dựng đã được đặt thuê trước với tỷ lệ cao. Người thuê chủ yếu là những người Singapore, Hàn Quốc. Giá thuê trung bình 18,7–49,6 USD/m2/tháng.
Hiện nay, tỉ lệ căn hộ trống chỉ chiếm 1%. Nhiều người nước ngoài vẫn phải thuê và sống trong khách sạn dài ngày. CBRE Việt Nam dự báo, trong thời gian tới, giá của các dự án căn hộ trung cấp sẽ không biến động nhưng giá các dự án cao cấp vẫn đứng ở mức cao và nhu cầu tăng từ 6 - 7%.
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và cả khách nội địa, khi mức sống của người dân tăng lên. 20% trong số 3,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam là khách MICE. Với sự xuất hiện của một số hãng hàng không giá rẻ như AsiaAir, Jetstar và Tiger Airlines, Hongkong Air, lượng khách du lịch mới đến Việt Nam cũng nhiều hơn và đa dạng hơn. Như vậy nhu cầu về chỗ ở lưu trú như phòng khách sạn, các khu resort cũng sẽ tăng cao. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến thị trường bất động sản.
Theo ông Townsend, lượng phòng khách sạn hiện có tại Hà Nội không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Theo tổng hợp của CBRE, Hà Nội hiện có 4.924 phòng khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao. Số lượng này là quá khiêm tốn so với 20.000 khách sạn tại Bangkok, Thái Lan.
Hầu hết các khách sạn 4-5 sao đều đi vào hoạt động từ những năm 1990, không có khách sạn mới nào đi vào hoạt động trong những năm 2004- 2006. Hiệu suất sử dụng phòng giữ mức cao, ổn định qua các năm. Hiệu suất thuê phòng các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội xấp xỉ 84%, mức giá cho thuê khá đắt, tại thời điểm cuối quý I/2007 là 115 USD/ngày phòng khách sạn 5 sao. Việt Nam hiện đang rất thiếu những phòng khách sạn hạng sang.
Ông Marc Townsend cho biết: trong năm 2007, Hà Nội sẽ có 320 phòng khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao đi vào hoạt động và thêm 4 khách sạn 5 sao được cấp phép đầu tư. Như vậy, số lượng phòng khách sạn cao cấp trong năm 2007-2008 sẽ tăng khá lớn nhưng cùng với tỉ lệ gia tăng này, giá thuê khách sạn cũng tăng 15-20%. ảnh hưởng của ngành công nghiệp du lịch đang tác động mạnh đến lĩnh vực đầu tư bất động sản (khách sạn, bán lẻ và nhà nghỉ dưỡng).
Về mảng thị trường bán lẻ, CBRE cho biết: Việt Nam được xếp thứ 3 trên thế giới về sức hấp dẫn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Các trung tâm thương mại tại Hà Nội đang và sẽ xuất hiện các thương hiệu lớn trên thế giới như Esprit, Mango, Estée Lauder...; các tập đoàn bán lẻ nước ngoài rất năng động trong việc tìm kiến các cơ hội và chuẩn bị cho sự thâm nhập thị trường Việt Nam sau ngày 1/1/2009.
Các nhà bán lẻ nội địa cũng tích cực mở rộng mạng lưới trước thời điểm này. Những yếu tố này khiến cho hệ số sử dụng tại các trung tâm thương mại luôn cao và nhu cầu mặt bằng bán lẻ sẽ tăng cao ở các trung tâm mua sắm và các khu phố trung tâm.
Trong thời gian tới, nhu cầu mặt bằng khu thương mại chất lượng cao sẽ rất lớn. Giá thuê các trung tâm này hiện ở mức 15-90 USD/m2/tháng và sẽ còn cao hơn. Từ nay đến năm 2010, sẽ có thêm 10 trung tâm thương mại đi vào hoạt động. Tuy nhiên, những bổ sung đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.