Bật mạnh trở lại, Phố Wall tăng vọt hơn 1%
Tín hiệu lạc quan về thị trường việc làm và chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã giúp chứng khoán Mỹ tăng vọt trở lại
Tín hiệu lạc quan về thị trường việc làm và chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã giúp chứng khoán Mỹ tăng vọt trở lại. Những lo lắng về tình trạng bất ổn trên thế giới trước đó dường như đã tiêu tan.
Kết thúc ngày giao dịch 24/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 150,91 điểm (+1,37%) lên 11.187,28 điểm. S&P 500 tăng 17,62 điểm (+1,49%) lên 1.198,35 điểm. Nasdaq tăng 48,17 điểm (+1,93%) lên 2.543,12 điểm.
Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm nhiều gấp 5 lần số hạ điểm. Còn ở sàn Nasdaq, cứ 15 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch ở mức thấp, do nhiều nhà đầu tư đi nghỉ.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 6,1 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,67 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Thị trường lên điểm ngay từ đầu phiên, nhờ thông tin số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 20/11 giảm tới 34.000, xuống còn 407.000 người, thấp hơn so với dự báo của giới phân tích.
Thị trường cũng nhận được sự hỗ trợ từ chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng tháng thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, chi tiêu cá nhân tháng 10 tăng 0,4%, thấp hơn dự báo 0,6% của giới phân tích, nhưng đây vẫn là một tín hiệu lạc quan.
Ngoài ra, còn có chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 11 do trường Đại học Michigan và Thomson Reuters khảo sát tăng lên 71,6 điểm từ mức 67,7 điểm trước đó, cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu trong dịp nghỉ lễ lớn của năm.
Phiên hôm qua, chỉ số đo lường trạng thái biến động Phố Wall giảm 5,2% xuống 19,56 điểm. Trong phiên liền trước, chỉ số này đã có mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 11/8.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm ấn tượng. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 75,82 điểm lên 5.657,10 điểm. DAX của Đức cộng 118,80 điểm lên 6.823,80 điểm. CAC 40 của Pháp tăng 23,19 điểm lên 3.747,61 điểm.
Trong khi đó, khu vực chứng khoán châu Á vẫn đỏ lửa trong phiên 24/11, do ảnh hưởng từ tình trạng bất ổn leo thang trên bán đảo Triều Tiên và nỗi sợ nợ công dai dẳng ở châu Âu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,38%; chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 0,84%; chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,15%. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương mất 0,4% xuống 130,65 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,12%, Hang Seng của Hồng Kông cộng 0,56%, Straits Times của Singapore tăng 0,34%.
Kết thúc ngày giao dịch 24/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 150,91 điểm (+1,37%) lên 11.187,28 điểm. S&P 500 tăng 17,62 điểm (+1,49%) lên 1.198,35 điểm. Nasdaq tăng 48,17 điểm (+1,93%) lên 2.543,12 điểm.
Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm nhiều gấp 5 lần số hạ điểm. Còn ở sàn Nasdaq, cứ 15 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch ở mức thấp, do nhiều nhà đầu tư đi nghỉ.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 6,1 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,67 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Thị trường lên điểm ngay từ đầu phiên, nhờ thông tin số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 20/11 giảm tới 34.000, xuống còn 407.000 người, thấp hơn so với dự báo của giới phân tích.
Thị trường cũng nhận được sự hỗ trợ từ chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng tháng thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, chi tiêu cá nhân tháng 10 tăng 0,4%, thấp hơn dự báo 0,6% của giới phân tích, nhưng đây vẫn là một tín hiệu lạc quan.
Ngoài ra, còn có chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 11 do trường Đại học Michigan và Thomson Reuters khảo sát tăng lên 71,6 điểm từ mức 67,7 điểm trước đó, cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu trong dịp nghỉ lễ lớn của năm.
Phiên hôm qua, chỉ số đo lường trạng thái biến động Phố Wall giảm 5,2% xuống 19,56 điểm. Trong phiên liền trước, chỉ số này đã có mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 11/8.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm ấn tượng. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 75,82 điểm lên 5.657,10 điểm. DAX của Đức cộng 118,80 điểm lên 6.823,80 điểm. CAC 40 của Pháp tăng 23,19 điểm lên 3.747,61 điểm.
Trong khi đó, khu vực chứng khoán châu Á vẫn đỏ lửa trong phiên 24/11, do ảnh hưởng từ tình trạng bất ổn leo thang trên bán đảo Triều Tiên và nỗi sợ nợ công dai dẳng ở châu Âu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,38%; chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 0,84%; chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,15%. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương mất 0,4% xuống 130,65 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,12%, Hang Seng của Hồng Kông cộng 0,56%, Straits Times của Singapore tăng 0,34%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.036,40 | 11.187,30 | 150,91 | 1,37 |
S&P 500 | 1.180,73 | 1.198,35 | 17,62 | 1,49 | |
Nasdaq | 2.494,95 | 2.543,12 | 48,17 | 1,93 | |
Anh | FTSE 100 | 5.581,28 | 5.657,10 | 75,82 | 1,36 |
Pháp | CAC 40 | 3.724,42 | 3.747,61 | 23,19 | 0,62 |
Đức | DAX | 6.705,00 | 6.823,80 | 118,80 | 1,77 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.115,20 | 10.030,10 | 85,08 | 0,84 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.896,10 | 23.023,90 | 127,72 | 0,56 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.828,28 | 2.859,94 | 31,65 | 1,12 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.328,63 | 8.297,05 | 31,58 | 0,38 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.928,94 | 1.925,98 | 2,96 | 0,15 |
Ấn Độ | BSE | 19.691,80 | 19.459,80 | 231,99 | 1,18 |
Singapore | Straits Times | 3.126,30 | 3.137,01 | 10,71 | 0,34 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |