Bắt tay chống nợ thuế
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh nói về việc hợp tác chống thất thu thuế giữa hai ngành thuế và công an
Công tác phối hợp giữa ngành thuế và công an đã kịp thời chống thất thu thuế và điều tra các loại tội phạm về thuế.
Đó là kết quả ban đầu được đưa ra tại hội nghị sơ kết về về sự hợp tác giữa Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) với Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) trong phòng, chống các hành vi vi phạm và phạm tội về thuế sau 4 năm triển khai.
Hiệu quả “bắt tay” giữa 2 ngành này được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh trao đổi thêm với báo giới bên lề hội nghị, được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 7/9.
Ông đánh giá thế nào về sự hợp tác giữa Tổng cục Thuế với Tổng cục Cảnh sát trong phòng, chống các hành vi vi phạm và phạm tội về thuế?
Sau 4 năm triển khai phối hợp giữ Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục Thuế, thì việc phát hiện, điều tra các hành vi tội phạm về thuế đã được đẩy mạnh, đặc biệt trong 2 loại tội phạm điển hình.
Đầu tiên là tội phạm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Những năm từ 2002 đến 2004, vấn đề này nổi lên gây nhiều bức xúc đối với công luận. Sau 3 năm triển khai cùng với việc kiến nghị Nhà nước sửa đổi một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, chúng tôi đã ngăn chặn và điều tra nhiều trường hợp các doanh nghiệp lập hồ sơ khai khống hàng xuất khẩu, khai khống thuế giá trị gia tăng đầu vào để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước. Tôi cho rằng tình trạng chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đã bị đẩy lùi một cách căn bản.
Loại tội phạm thứ hai là các doanh nghiệp thành lập ra không vì mục đích kinh doanh mà để mua các hóa đơn của Nhà nước. Sau đó, các doanh nghiệp này bán lại hóa đơn cho các cá nhân và tổ chức để sử dụng vào việc khấu trừ khống tiền thuế của Nhà nước, hợp thức hóa hàng buôn lậu để trốn thuế, hay rút ruột tiền chi của ngân sách Nhà nước ở các công trình xây dựng cơ bản, những đơn vị hành chính sự nghiệp.
Trong loại hình tội phạm này, tới nay đã có hơn 100 vụ được điều tra, khởi tố và truy thu cho nhà nước hơn 100 tỷ đồng. Số thu không lớn nhưng góp phần quan trọng vào việc kiềm chế một bước tình trạng thành lập doanh nghiệp “ma” để buôn bán hóa đơn bất hợp pháp.
Sự phối hợp giữa 2 bên giúp cho việc thi hành luật thuế của chúng ta được thực hiện tương đối nghiêm chỉnh, đồng thời giúp truy thu thuế cho Nhà nước và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp.
Nhưng, tội phạm trong lĩnh vực thuế ngày càng tinh vi hơn, thưa ông?
Ngoài hợp tác cùng Tổng cục Cảnh sát điều tra về trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, bán hóa đơn bất hợp pháp, tới đây chúng tôi sẽ mở rộng sang những đối tượng chây ì về thuế. Điều này sẽ được bổ sung về quy chế phối hợp giữa hai bên trong lĩnh vực về thuế mà chúng tôi sắp ký. Trong quy chế sắp tới, chúng tôi sẽ sửa đổi theo hướng tăng cường sự phối hợp thường xuyên đồng thời hỗ trợ cho nhau cả về nhân lực, kinh phí, kinh nghiệm điều tra…
Hiện, tình trạng chây ì nộp thuế của các doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào, và giải pháp của ngành thuế?
Số tiền nợ đọng thuế do các tổ chức và cá nhân chây ì từ năm 1990 (thời điểm chúng ta có luật thuế) đến nay vào khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước đây chúng ta cũng đã phát hiện tình trạng này nhưng do vướng một số khó khăn. Đến nay, về chế tài đã thuận hơn là chúng ta đã có Luật quản lý thuế và coi đó là một tội phạm về thuế.
Và trước đây, chúng ta mới chỉ tập trung vào các hành vi gian lận, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế chứ chưa đi sâu vào hành vi chây ì nợ thuế. Lần này, trong Luật quản lý thuế và trong quy chế phối hợp giữa hai tổng cục sẽ đưa vấn đề này vào. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền.
Chúng ta cũng có thể cưỡng bức thu thuế đến mức kê biên, đấu giá tài sản, tuy nhiên điều này cần sự phối hợp giữa nhiều ngành liên quan dưới sự chỉ đạo của UBND các địa phương. Vấn đề này chúng ta đang xây dựng những chế tài, quy trình để tổ chức cưỡng chế thuế. Làm được điều này tôi tin rằng tình trạng nợ đọng thuế sẽ được giải quyết.
Có ý kiến cho rằng sự trốn thuế, chây ì của các tổ chức, các nhân một phần là do sự phối hợp giữa cơ quan thuế và tổng cục cảnh sát vẫn chưa ăn khớp và do cả yếu tố cán bộ làm nhiệm vụ?
Việc phối hợp giữa hai cơ quan đã có nhưng cũng chưa thật thường xuyên, chủ động, song phải thừa nhận có một số cán bộ thuế chưa làm hết trách nhiệm, thoái hóa, biến chất khi làm nhiệm vụ. Chúng tôi lần này sẽ kiên quyết xử lý những những cán bộ, cá nhân liên quan đến vấn đề trên
Ngành thuế và Bộ Tài chính đang hòan tất Thông tư về xử lý nợ đọng thuế và cưỡng chế thuế, ông có thể cho biết điểm mới của Thông tư?
Điểm mới là chúng ta có một loạt các biện pháp để cưỡng chế, như phong tỏa tài khoản, rút đăng ký kinh doanh, đình chỉ việc bán hóa đơn, kê biên tài sản và tổ chức bán đấu giá để thu hồi tiền thuế cho Nhà nước. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Nếu áp dụng các chế tài trên mà người nộp thuế vẫn không thực hiện thì sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.
Đó là kết quả ban đầu được đưa ra tại hội nghị sơ kết về về sự hợp tác giữa Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) với Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) trong phòng, chống các hành vi vi phạm và phạm tội về thuế sau 4 năm triển khai.
Hiệu quả “bắt tay” giữa 2 ngành này được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh trao đổi thêm với báo giới bên lề hội nghị, được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 7/9.
Ông đánh giá thế nào về sự hợp tác giữa Tổng cục Thuế với Tổng cục Cảnh sát trong phòng, chống các hành vi vi phạm và phạm tội về thuế?
Sau 4 năm triển khai phối hợp giữ Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục Thuế, thì việc phát hiện, điều tra các hành vi tội phạm về thuế đã được đẩy mạnh, đặc biệt trong 2 loại tội phạm điển hình.
Đầu tiên là tội phạm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Những năm từ 2002 đến 2004, vấn đề này nổi lên gây nhiều bức xúc đối với công luận. Sau 3 năm triển khai cùng với việc kiến nghị Nhà nước sửa đổi một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, chúng tôi đã ngăn chặn và điều tra nhiều trường hợp các doanh nghiệp lập hồ sơ khai khống hàng xuất khẩu, khai khống thuế giá trị gia tăng đầu vào để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước. Tôi cho rằng tình trạng chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đã bị đẩy lùi một cách căn bản.
Loại tội phạm thứ hai là các doanh nghiệp thành lập ra không vì mục đích kinh doanh mà để mua các hóa đơn của Nhà nước. Sau đó, các doanh nghiệp này bán lại hóa đơn cho các cá nhân và tổ chức để sử dụng vào việc khấu trừ khống tiền thuế của Nhà nước, hợp thức hóa hàng buôn lậu để trốn thuế, hay rút ruột tiền chi của ngân sách Nhà nước ở các công trình xây dựng cơ bản, những đơn vị hành chính sự nghiệp.
Trong loại hình tội phạm này, tới nay đã có hơn 100 vụ được điều tra, khởi tố và truy thu cho nhà nước hơn 100 tỷ đồng. Số thu không lớn nhưng góp phần quan trọng vào việc kiềm chế một bước tình trạng thành lập doanh nghiệp “ma” để buôn bán hóa đơn bất hợp pháp.
Sự phối hợp giữa 2 bên giúp cho việc thi hành luật thuế của chúng ta được thực hiện tương đối nghiêm chỉnh, đồng thời giúp truy thu thuế cho Nhà nước và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp.
Nhưng, tội phạm trong lĩnh vực thuế ngày càng tinh vi hơn, thưa ông?
Ngoài hợp tác cùng Tổng cục Cảnh sát điều tra về trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, bán hóa đơn bất hợp pháp, tới đây chúng tôi sẽ mở rộng sang những đối tượng chây ì về thuế. Điều này sẽ được bổ sung về quy chế phối hợp giữa hai bên trong lĩnh vực về thuế mà chúng tôi sắp ký. Trong quy chế sắp tới, chúng tôi sẽ sửa đổi theo hướng tăng cường sự phối hợp thường xuyên đồng thời hỗ trợ cho nhau cả về nhân lực, kinh phí, kinh nghiệm điều tra…
Hiện, tình trạng chây ì nộp thuế của các doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào, và giải pháp của ngành thuế?
Số tiền nợ đọng thuế do các tổ chức và cá nhân chây ì từ năm 1990 (thời điểm chúng ta có luật thuế) đến nay vào khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước đây chúng ta cũng đã phát hiện tình trạng này nhưng do vướng một số khó khăn. Đến nay, về chế tài đã thuận hơn là chúng ta đã có Luật quản lý thuế và coi đó là một tội phạm về thuế.
Và trước đây, chúng ta mới chỉ tập trung vào các hành vi gian lận, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế chứ chưa đi sâu vào hành vi chây ì nợ thuế. Lần này, trong Luật quản lý thuế và trong quy chế phối hợp giữa hai tổng cục sẽ đưa vấn đề này vào. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền.
Chúng ta cũng có thể cưỡng bức thu thuế đến mức kê biên, đấu giá tài sản, tuy nhiên điều này cần sự phối hợp giữa nhiều ngành liên quan dưới sự chỉ đạo của UBND các địa phương. Vấn đề này chúng ta đang xây dựng những chế tài, quy trình để tổ chức cưỡng chế thuế. Làm được điều này tôi tin rằng tình trạng nợ đọng thuế sẽ được giải quyết.
Có ý kiến cho rằng sự trốn thuế, chây ì của các tổ chức, các nhân một phần là do sự phối hợp giữa cơ quan thuế và tổng cục cảnh sát vẫn chưa ăn khớp và do cả yếu tố cán bộ làm nhiệm vụ?
Việc phối hợp giữa hai cơ quan đã có nhưng cũng chưa thật thường xuyên, chủ động, song phải thừa nhận có một số cán bộ thuế chưa làm hết trách nhiệm, thoái hóa, biến chất khi làm nhiệm vụ. Chúng tôi lần này sẽ kiên quyết xử lý những những cán bộ, cá nhân liên quan đến vấn đề trên
Ngành thuế và Bộ Tài chính đang hòan tất Thông tư về xử lý nợ đọng thuế và cưỡng chế thuế, ông có thể cho biết điểm mới của Thông tư?
Điểm mới là chúng ta có một loạt các biện pháp để cưỡng chế, như phong tỏa tài khoản, rút đăng ký kinh doanh, đình chỉ việc bán hóa đơn, kê biên tài sản và tổ chức bán đấu giá để thu hồi tiền thuế cho Nhà nước. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Nếu áp dụng các chế tài trên mà người nộp thuế vẫn không thực hiện thì sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.