“Bẻ ván lướt sóng” của cổ đông nội bộ
Từ hôm nay (1/6), cổ đông nội bộ sẽ không còn được đăng ký vừa mua vừa bán đối với cổ phiếu của công ty
Từ hôm nay (1/6), cổ đông nội bộ sẽ không còn được đăng ký vừa mua vừa bán đối với cổ phiếu của công ty.
Thông tư 52 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thay thế cho Thông tư 09/2010-BTC chính thức có hiệu lực từ 1/6 đã có nhiều thay đổi lớn, khắc phục nhiều vướng mắc, bất cập trong quy định nghĩa vụ công bố thông tin của các thành viên thị trường và cổ đông nội bộ cũng như cổ đông lớn. Đặc biệt liên quan đến hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ đối với chính cổ phiếu của công ty mình, quy định mới đã chặt chẽ hơn rất nhiều khi tách bạch hành động mua với hành động bán cùng lúc.
Dạo qua một vài mẫu công bố thông tin mới nhất, dễ nhận thấy hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ vào “giờ chót” vẫn xuất hiện. Cách đây vài ngày, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Âu Việt (AVS) bắt đầu thực hiện giao dịch cùng mua bán 2,9 triệu cổ phiếu, từ 28/5-23/7. Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng lướt sóng 75.000 cổ phiếu từ 25/5-25/7. Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ô tô TMT (TMT) lướt sóng 200.000 cổ phiếu từ 21/5-21/7…
Những giao dịch vừa mua vừa bán lâu nay tạo bức xúc lớn trong cộng đồng nhà đầu tư bình thường, đặc biệt là các giao dịch của những nhân sự chủ chốt trong công ty như thành viên Ban giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Hội đồng quản trị cũng như người nhà của họ… Cổ đông nội bộ thường là những người có điều kiện tiếp xúc với thông tin rất sớm từ doanh nghiệp. Việc thực hiện giao dịch vừa mua vừa bán tuy không thể quy kết trực tiếp cho việc trục lợi thông tin nội bộ, nhưng rõ ràng những người này có lợi thế lớn hơn nhiều so với cổ đông thông thường.
Mặt khác, việc đăng ký vừa mua vừa bán trong cùng một thời gian khiến giao dịch trở nên “tù mù”, không rõ mục đích thực sự là mua hay bán. Suy luận thông thường thì nếu có nhu cầu về tài chính hoặc tăng tỉ lệ nắm giữ, thường chỉ xuất hiện hoạt động một chiều mua hoặc bán. Với việc cùng mua cùng bán, mục đích hợp lý nhất có thể hiểu chỉ là lướt sóng.
Việc cổ đông lướt sóng cổ phiếu mình đang nắm giữ là hoạt động bình thường trên thị trường và cũng không có điều khoản nào cấm hoạt động mua bán nếu đó là lượng cổ phiếu đã được tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên với lợi thế về thông tin, việc lướt sóng khối lượng lớn của cổ đông nội bộ sẽ khiến thị trường suy diễn theo hướng tiêu cực.
Công bố thông tin đồng thời về việc mua bán cổ phiếu có thể được viện dẫn lý do tiết kiệm thời gian vì chỉ phải thông báo một lần, thay vì nhiều lần và trước khi có Thông tư 52, luật cũng không cấm. Nhưng với thực tế thị trường, việc công bố cùng lúc như vậy còn đem lại hiệu quả khác.
Cũng không có điều khoản nào quy định cổ đông nội bộ khi đăng ký vừa mua vừa bán phải thực hiện hoạt động nào trước hay bắt buộc phải thực hiện đồng thời cả hai. Điều này có nghĩa là cổ đông nội bộ có thể che giấu hoạt động giao dịch thực bằng hành động ngược lại. Chẳng hạn có đăng ký bán nhưng hoạt động thực có thể sẽ là mua vì khi đăng ký bán khối lượng lớn giá cổ phiếu sẽ bị tác động theo hướng giảm và mua vào sẽ dễ dàng hơn và được giá tốt hơn. Ngược lại, muốn bán được giá khối lượng lớn, việc có đăng ký mua sẽ tác động được đến giá. Kết thúc thời gian giao dịch như đăng ký, cổ đông nội bộ có thể chỉ thông báo đã mua được hoặc đã bán được mà không có nghĩa vụ thực hiện chiều ngược lại.
Đây cũng là điều cổ đông phổ thông cực kỳ dị ứng đối với các giao dịch “tù mù” của cổ đông nội bộ: Mục đích giao dịch không rõ ràng, hoạt động giao dịch thực không dự đoán được. Kết hợp với lợi thế thông tin và tình trạng thiếu minh bạch thì rõ ràng cổ đông phổ thông đang chịu thiệt. Đó là chưa kể đến việc các nhân sự chủ chốt thay vì chú tâm vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng tham gia lướt sóng như nhà đầu tư thông thường để kiếm lời ngắn hạn.
Áp lực dư luận đối với hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ đã đưa đến sự thay đổi lớn trong Thông tư 52, áp dụng từ hôm nay. Theo đó cổ đông nội bộ của công ty niêm yết, quỹ đầu tư niêm yết và các đối tượng liên quan không được đăng ký mua và bán chứng khoán trong cùng một khoảng thời gian và chỉ được đăng ký giao dịch tiếp theo khi đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó.
Như vậy kể từ ngày 1/6, sẽ không còn các mẫu công bố thông tin vừa mua vừa bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ nữa. Nếu muốn lướt sóng, cổ đông nội bộ sẽ phải công bố thông tin và thực hiện từng hoạt động riêng rẽ: mua trước, mua xong mới được đăng ký bán và ngược lại. Điều này không chỉ tạo sự minh bạch, tạo niêm tin cho cổ đông phổ thông, mà còn đưa quy định pháp lý sát hơn với thực tiễn. Quy định này chỉ “gây khó” cho những mục đích lướt sóng thiếu minh bạch nhưng vẫn thỏa mãn các nhu cầu giao dịch chính đáng.
Thông tư 52 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thay thế cho Thông tư 09/2010-BTC chính thức có hiệu lực từ 1/6 đã có nhiều thay đổi lớn, khắc phục nhiều vướng mắc, bất cập trong quy định nghĩa vụ công bố thông tin của các thành viên thị trường và cổ đông nội bộ cũng như cổ đông lớn. Đặc biệt liên quan đến hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ đối với chính cổ phiếu của công ty mình, quy định mới đã chặt chẽ hơn rất nhiều khi tách bạch hành động mua với hành động bán cùng lúc.
Dạo qua một vài mẫu công bố thông tin mới nhất, dễ nhận thấy hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ vào “giờ chót” vẫn xuất hiện. Cách đây vài ngày, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Âu Việt (AVS) bắt đầu thực hiện giao dịch cùng mua bán 2,9 triệu cổ phiếu, từ 28/5-23/7. Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng lướt sóng 75.000 cổ phiếu từ 25/5-25/7. Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ô tô TMT (TMT) lướt sóng 200.000 cổ phiếu từ 21/5-21/7…
Những giao dịch vừa mua vừa bán lâu nay tạo bức xúc lớn trong cộng đồng nhà đầu tư bình thường, đặc biệt là các giao dịch của những nhân sự chủ chốt trong công ty như thành viên Ban giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Hội đồng quản trị cũng như người nhà của họ… Cổ đông nội bộ thường là những người có điều kiện tiếp xúc với thông tin rất sớm từ doanh nghiệp. Việc thực hiện giao dịch vừa mua vừa bán tuy không thể quy kết trực tiếp cho việc trục lợi thông tin nội bộ, nhưng rõ ràng những người này có lợi thế lớn hơn nhiều so với cổ đông thông thường.
Mặt khác, việc đăng ký vừa mua vừa bán trong cùng một thời gian khiến giao dịch trở nên “tù mù”, không rõ mục đích thực sự là mua hay bán. Suy luận thông thường thì nếu có nhu cầu về tài chính hoặc tăng tỉ lệ nắm giữ, thường chỉ xuất hiện hoạt động một chiều mua hoặc bán. Với việc cùng mua cùng bán, mục đích hợp lý nhất có thể hiểu chỉ là lướt sóng.
Việc cổ đông lướt sóng cổ phiếu mình đang nắm giữ là hoạt động bình thường trên thị trường và cũng không có điều khoản nào cấm hoạt động mua bán nếu đó là lượng cổ phiếu đã được tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên với lợi thế về thông tin, việc lướt sóng khối lượng lớn của cổ đông nội bộ sẽ khiến thị trường suy diễn theo hướng tiêu cực.
Công bố thông tin đồng thời về việc mua bán cổ phiếu có thể được viện dẫn lý do tiết kiệm thời gian vì chỉ phải thông báo một lần, thay vì nhiều lần và trước khi có Thông tư 52, luật cũng không cấm. Nhưng với thực tế thị trường, việc công bố cùng lúc như vậy còn đem lại hiệu quả khác.
Cũng không có điều khoản nào quy định cổ đông nội bộ khi đăng ký vừa mua vừa bán phải thực hiện hoạt động nào trước hay bắt buộc phải thực hiện đồng thời cả hai. Điều này có nghĩa là cổ đông nội bộ có thể che giấu hoạt động giao dịch thực bằng hành động ngược lại. Chẳng hạn có đăng ký bán nhưng hoạt động thực có thể sẽ là mua vì khi đăng ký bán khối lượng lớn giá cổ phiếu sẽ bị tác động theo hướng giảm và mua vào sẽ dễ dàng hơn và được giá tốt hơn. Ngược lại, muốn bán được giá khối lượng lớn, việc có đăng ký mua sẽ tác động được đến giá. Kết thúc thời gian giao dịch như đăng ký, cổ đông nội bộ có thể chỉ thông báo đã mua được hoặc đã bán được mà không có nghĩa vụ thực hiện chiều ngược lại.
Đây cũng là điều cổ đông phổ thông cực kỳ dị ứng đối với các giao dịch “tù mù” của cổ đông nội bộ: Mục đích giao dịch không rõ ràng, hoạt động giao dịch thực không dự đoán được. Kết hợp với lợi thế thông tin và tình trạng thiếu minh bạch thì rõ ràng cổ đông phổ thông đang chịu thiệt. Đó là chưa kể đến việc các nhân sự chủ chốt thay vì chú tâm vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng tham gia lướt sóng như nhà đầu tư thông thường để kiếm lời ngắn hạn.
Áp lực dư luận đối với hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ đã đưa đến sự thay đổi lớn trong Thông tư 52, áp dụng từ hôm nay. Theo đó cổ đông nội bộ của công ty niêm yết, quỹ đầu tư niêm yết và các đối tượng liên quan không được đăng ký mua và bán chứng khoán trong cùng một khoảng thời gian và chỉ được đăng ký giao dịch tiếp theo khi đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó.
Như vậy kể từ ngày 1/6, sẽ không còn các mẫu công bố thông tin vừa mua vừa bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ nữa. Nếu muốn lướt sóng, cổ đông nội bộ sẽ phải công bố thông tin và thực hiện từng hoạt động riêng rẽ: mua trước, mua xong mới được đăng ký bán và ngược lại. Điều này không chỉ tạo sự minh bạch, tạo niêm tin cho cổ đông phổ thông, mà còn đưa quy định pháp lý sát hơn với thực tiễn. Quy định này chỉ “gây khó” cho những mục đích lướt sóng thiếu minh bạch nhưng vẫn thỏa mãn các nhu cầu giao dịch chính đáng.