Bệnh nhân sỏi thận nên đi kiểm tra loãng xương
Nhu cầu bổ sung canxi hằng ngày ở mọi lứa tuổi là cần thiết, đặc biệt nhiều nhóm có nhu cầu về canxi tăng cao như: trẻ sơ sinh, trẻ em độ tuổi đang lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú... Tuy nhiên, việc bổ sung canxi không đúng có thể gây ra hệ lụy, đặc biệt liên quan đến việc hình thành sỏi trong cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, trong đó có yếu tố canxi. Những người không tổng hợp đủ canxi sẽ bị sỏi cao hơn những người có chế độ canxi cao. Không phải sỏi từ canxi, mà sỏi thận phát triển khi nước tiểu có chứa nhiều chất hình thành các tinh thể như canxi, axit uric và một hợp chất muối gọi là oxalat. Khi cơ thể không đủ canxi thì oxalat sẽ kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa và canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi.Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu mới đã đặt ra giả thiết ngược lại: những bệnh nhân sỏi thận có nguy cơ bị loãng xương. Cảnh báo này vừa được nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) đưa ra, sau khi phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 531.400 bệnh nhân được chẩn đoán mắc sỏi thận trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015.Cụ thể, các chuyên gia phát hiện có 23,6% trong số bệnh nhân trên được kết luận bị loãng hoặc gãy xương cùng thời gian họ được chẩn đoán mắc sỏi thận. Trong số hơn 400.000 bệnh nhân sỏi thận không có bệnh sử về rối loạn mật độ xương, chỉ khoảng 37.000 người từng tiến hành chụp ảnh kiểm tra mật độ xương và 20% trong nhóm này được phát hiện mắc loãng xương. Điều đó đồng nghĩa có khả năng đã xảy ra tình trạng suy giảm sức khỏe xương ở các bệnh nhân sỏi thận.
Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, trong đó có yếu tố canxi. Những người không tổng hợp đủ canxi sẽ bị sỏi cao hơn những người có chế độ canxi cao. Không phải sỏi từ canxi, mà sỏi thận phát triển khi nước tiểu có chứa nhiều chất hình thành các tinh thể như canxi, axit uric và một hợp chất muối gọi là oxalat. Khi cơ thể không đủ canxi thì oxalat sẽ kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa và canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi.Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu mới đã đặt ra giả thiết ngược lại: những bệnh nhân sỏi thận có nguy cơ bị loãng xương. Cảnh báo này vừa được nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) đưa ra, sau khi phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 531.400 bệnh nhân được chẩn đoán mắc sỏi thận trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015.Cụ thể, các chuyên gia phát hiện có 23,6% trong số bệnh nhân trên được kết luận bị loãng hoặc gãy xương cùng thời gian họ được chẩn đoán mắc sỏi thận. Trong số hơn 400.000 bệnh nhân sỏi thận không có bệnh sử về rối loạn mật độ xương, chỉ khoảng 37.000 người từng tiến hành chụp ảnh kiểm tra mật độ xương và 20% trong nhóm này được phát hiện mắc loãng xương. Điều đó đồng nghĩa có khả năng đã xảy ra tình trạng suy giảm sức khỏe xương ở các bệnh nhân sỏi thận.
Theo các tác giả, phát hiện trên thúc đẩy nhu cầu kiểm tra mật độ xương ở bệnh nhân sỏi thận, gồm cả nam giới từ tuổi trung niên trở lên - đối tượng vốn được xem là có nguy cơ loãng hoặc gãy xương ít hơn phụ nữ cùng độ tuổi.Sỏi thận là chất cặn cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận, thường khiến bệnh nhân thấy đau đớn và khó đi tiểu. Còn ở những người có tuổi và cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, loãng xương là căn bệnh thường gặp. Đây là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng trong một đơn vị thể tích. Đây cũng là hậu quả của sự suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung này. Để ngăn chặn tình trạng loãng xương, việc tăng cường uống sữa giàu canxi là rất cần thiết.Tuy nhiên, theo để phòng chống loãng xương, một trong những yêu cầu được đặt ra là phải bổ sung canxi cho cơ thể. Trong đó có việc sử dụng các loại sữa giàu canxi. Tuy nhiên, lượng canxi đưa vào cơ thể phải vừa đủ, không nên lạm dụng. Vì có thể là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, cần định kỳ xét nghiệm nước tiểu và siêu âm đường tiết niệu để biết tình trạng cặn lắng sạn sỏi và có sỏi trong đường tiết niệu hay không. Trên cơ sở đó, chúng ta điều chỉnh lượng canxi sao cho phù hợp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, không chỉ có sữa chứa nhiều canxi mà ngay cả những thức ăn giàu canxi cũng cần hết sức lưu ý. Ví như cua đồng, rạm, ốc bươu, ốc đá, ốc nhồi, ốc vặn, vừng, tép gạo, tép khô, tôm khô, cua bể, hến, rau muống, rau ngót, rau dền, rau bí, táo mèo… Những thực phẩm này rất cần thiết cho người bị loãng xương, nhưng việc sử dụng cần có mức độ nhất định, tuyệt đối không nên lạm dụng vì "thái quá thì dễ bất cập", trong đó việc mắc bệnh sỏi tiết niệu và hệ lụy của nó hoàn toàn có thể xảy ra.Ngoài ra, để tránh sỏi thận, bên cạnh việc bổ sung canxi cần uống nhiều nước. Uống nhiều nước giảm 20% nguy cơ bị sỏi thận. Trung bình lượng nước được tiêu thụ là 1,5 -2 lít mỗi ngày, trong điều kiện nắng nóng, lao động nặng cần bổ sung nhiều hơn.
(Theo betterbone)