09:40 20/04/2007

Bệnh viện Bình Dân giá bao nhiêu?

Với một thương hiệu khá lừng lẫy trên thị trường điều trị bệnh suốt thời gian dài, cơ sở này được định giá như thế nào?

Quá trình xác định giá trị tất yếu phải tính đến giá trị tên tuổi bệnh viện, vẫn thường được nói đến với thuật ngữ “thương hiệu”. Nhưng hiện nay không có phương pháp chính thống nào để tính toán.
Quá trình xác định giá trị tất yếu phải tính đến giá trị tên tuổi bệnh viện, vẫn thường được nói đến với thuật ngữ “thương hiệu”. Nhưng hiện nay không có phương pháp chính thống nào để tính toán.
Sắp tới, Bình Dân là một trong những bệnh viện được chọn làm thí điểm cổ phần hóa.

Với một thương hiệu khá lừng lẫy trên thị trường điều trị bệnh suốt thời gian dài, cơ sở này được định giá như thế nào? Thương hiệu của một bệnh viện phải chăng là tài sản và tích luỹ của cán bộ công nhân viên lâu nay vốn được trả lương dưới mức thị trường? Liệu những gì họ làm ra họ có được hưởng đủ và đúng không? Dư luận cần được chuẩn bị tinh thần bỏ vốn vào bệnh viện, trường học…

Ông Nguyễn Thiềng Đức, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM, Phó ban Chỉ đạo thí điểm cổ phần hoá Bệnh viện Bình Dân, nói: “Trước nay, chưa có văn bản nào quy định phương pháp xác định giá trị đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, cũng chưa có nơi nào tiến hành việc này. Nghị định 187 về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được vận dụng một cách linh hoạt, xuất phát từ tính chất đặc thù của một bệnh viện”.

Định giá phần “cứng”

Tất cả tài sản dùng trong khám chữa bệnh hay để điều hành hoạt động của bệnh viện đều mang tính chất công sản vì được ngân sách cấp phát để mua sắm, sửa chữa, kể cả cấp cho chi thường xuyên. Khi cổ phần hoá phải có động tác chuyển giao tài sản cho bệnh viện, sau đó sẽ dựa trên tổng tài sản từ phần kiến trúc, mặt bằng đến máy móc, thiết bị… của bệnh viện để định giá như tất cả các doanh nghiệp khác. Việc định giá được thực hiện trên giả định những tài sản sẽ được giao.

Theo đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại bệnh viện 90 tỉ, tương đương với 60% vốn điều lệ khi cổ phần hoá. 40% còn lại gồm 20% huy động rộng rãi từ bên ngoài dưới hình thức đấu giá, 12,22% từ cán bộ công nhân viên và 7,78% từ cổ đông chiến lược với các mức giá ưu đãi.

Phần “mềm” thương hiệu

Quá trình xác định giá trị tất yếu phải tính đến giá trị tên tuổi bệnh viện, vẫn thường được nói đến với thuật ngữ “thương hiệu”. Nhưng hiện nay không có phương pháp chính thống nào để tính toán. Khi xác định giá trị doanh nghiệp kinh doanh thông thường theo phương pháp tài sản, có một cách tính giá trị vô hình gọi là lợi thế thương mại.

Bình Dân không thể xác định được lợi thế này (ra kết quả âm) do không kinh doanh (nguồn thu viện phí chỉ đủ để trang trải việc khám chữa bệnh, thậm chí có khi ngân sách còn phải chi bổ sung).

Hơn nữa, theo quan điểm của Bộ Tài chính thì thương hiệu, mặc dù được tạo từ nội bộ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản. Bộ không có hướng dẫn hạch toán. Doanh nghiệp cũng không được góp vốn thành lập công ty cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu, và không được ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

Đơn vị tư vấn cho rằng nên chờ đến khi bán cổ phần, giá trị tăng lên (nếu có) qua đấu giá, chính là giá trị thương hiệu đã được thị trường xác định.

Đất bệnh viện

Giá trị bệnh viện cũng không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất vì bệnh viện không nhận giao trước khi cổ phần mà quyết định thuê sau đó.

Theo một chuyên gia về cổ phần hoá, hiện nay, muốn tính giá trị quyền sử dụng đất, phải căn cứ và áp dụng bảng giá đất thành phố công bố hàng năm với điều kiện chúng phải sát với thị trường. Sát hay chưa sát, phải thuê các trung tâm tư vấn thẩm định, sẽ mất rất nhiều thời gian. Giá đất giờ đã được định rất cao, có khả năng doanh nghiệp không thể bán được cổ phần vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn sẽ rất thấp, thậm chí có thể thấp hơn mức lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

Trước áp lực cổ tức của cổ đông, các doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng chọn hình thức thuê đất.