Bí ẩn quanh kho vàng của Lybia
Ngoài quyền lực "vững vàng cho tới giờ" của ông Gaddafi, thì dư luận thế giới còn bị hấp dẫn bởi kho vàng của nhà lãnh đạo này
Hôm 24/3, báo chí quốc tế đưa tin, tại Misrata, thành phố lớn thứ ba của Lybia nằm cách thủ đô Tripoli 200 km về phía đông, Tổng thống nước này Muammar Gaddafi đã lên tiếng thách thức liên quân. Ông nói, Lybia sẵn sàng cho một cuộc chiến dù dài hay ngắn và khẳng định sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, liên quân đã tiến hành các vụ không kích mới nhằm vào hàng loạt mục tiêu phòng không và quân sự tại Lybia. Bill Gortney, một chỉ huy trong Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho hay Lầu Năm Góc đã báo cáo rằng đợt tấn công này được thực hiện bằng cả máy bay tiêm kích và tên lửa.
Theo ông Gortney, 14 quả tên lửa hành trình Tomahawk đã tấn công các trận địa phòng không của Lybia, trong khi máy bay tiêm kích tiếp tục oanh tạc các địa điểm bố trí tên lửa phòng không, thông tin liên lạc, các trung tâm chỉ huy và kho đạn dược của nước này. Đài truyền hình quốc gia Lybia đưa tin "nhiều địa điểm quân sự và dân sự ở Tripoli và Tajura" đã trở thành mục tiêu của các quả "tên lửa tầm xa".
Vì vậy, lời thách đố của ông Gaddafi đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế. Chưa hết, các nguồn tin cho hay, những ngày qua, các lực lượng thân Gaddafi bất chấp bị không kích vẫn tiếp tục giao tranh với quân nổi dậy trên các chiến trường. Các nhân chứng cho biết, quân Chính phủ Lybia đang giành giật thành phố Misrata với quân nổi dậy và các trận đánh diễn ra rất ác liệt.
Tuy nhiên, ngoài quyền lực "vững vàng cho tới lúc này" của ông Gaddafi, thì dư luận thế giới còn bị hấp dẫn bởi kho vàng của nhà lãnh đạo này. Giới phân tích quốc tế cho rằng, kể từ khi lên nắm quyền Lybia năm 1969 tới nay, ông Gaddafi đã không ít lần đối mặt với hiểm nguy, nhưng ông vẫn có thể điều hành được đất nước với một đội quân hùng hậu. Tất cả đều là nhờ ông nắm trong tay một khối lượng vàng rất lớn.
“Nếu một nước như Lybia muốn vàng của họ có tính thanh khoản, họ có thể thực hiện giao dịch hoán đổi phục vụ nhu cầu về vũ khí, lương thực hoặc tiền mặt”, chuyên gia Walter de Wet của Ngân hàng Standard, nhận định.
Số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, Ngân hàng Trung ương Lybia, dưới sự kiểm soát của lãnh đạo tối cao Muammar Gaddafi, hiện đang nắm 143,8 tấn vàng. Với tính toán này, dự trữ vàng của Lybia hiện lớn thứ 25 trên thế giới và có giá trị khoảng 6,5 tỷ USD tính theo giá thị trường hiện thời.
Theo IMF, số vàng này được cất giữ ở dạng thỏi và hầu hết là vàng nguyên chất hoặc từ việc nung chảy các đồng tiền vàng. Những thỏi này có kích thước nhỏ hơn một chút so với một viên gạch đỏ và chứa xấp xỉ 400 troy ounce vàng. Sự dồi dào về kim loại quý này còn được Lybia “phô trương” trên nhiều tuyến phố. Abert, một khách du lịch người Anh cho hay: “Hoạt động kinh doanh vàng ở Lybia rất nhộn nhịp. Các cửa hiệu vàng san sát nhau với rất nhiều người ra vào”.
Tuy nhiên theo đánh giá của tạp chí Financial Times, số vàng trên thực tế có thể lớn hơn thế. Bởi theo một số nguồn tin thời gian gần đây, đệ nhất phu nhân Lybia Safia Farkash hiện cũng đang nắm giữ 20 tấn vàng. Thậm chí tờ Alllvoices còn nhấn mạnh không ai rõ số vàng bà Safia nắm giữ là bao nhiêu, 20 tấn chỉ là con số thống kê từ 20 năm trước và thực tế nó có thể đã tăng lên gấp đôi...
Lượng vàng dự trữ lớn như vậy đủ để chi trả cho quân đội trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Bất ổn chính trị tại Trung Đông đẩy giá vàng lên sát mức cao 1.444 USD/ounce cho thấy sự thật là, với mọi đối tượng, từ các kẻ tội phạm cho đến nhà đầu tư và lãnh đạo nhiều quốc gia, vàng đều hấp dẫn và giá trị của nó không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ một nước nào.
Sau diễn biến chính trị bất lợi tại Ai Cập, chính phủ Ai Cập đã tuyên bố cấm xuất khẩu vàng trong 4 tháng để ngăn quan chức của chính phủ tiền nhiệm chuyển tài sản ra nước ngoài. Cùng lúc đó, Iran âm thầm tích trữ vàng nhằm giảm phụ thuộc vào đôla Mỹ, tránh nguy cơ dự trữ ngoại tệ bị tịch thu.
Một số nguồn tin cho hay, trong khi ngân hàng trung ương nhiều nước trữ vàng ở nước ngoài, trong các kho tại London, New York hay Thụy Sỹ, thì Lybia lại giữ vàng ở ngay trong nước. Tuy nhiên không ai biết về vết tích của kho vàng này. Trước khi bạo lực nổ ra, số vàng này vẫn được lưu trữ tại ngân hàng trung ương ở thủ đô Tripoli. Nhưng khi bạo loạn xảy ra, vàng đã được chuyển đến các ngân hàng lưu động ở thành phố Sebha phía nam Lybia, gần biên giới với Chad và Niger.
Trước đó Chính phủ Mỹ, châu Âu đã tiến hành đóng băng hàng tỷ USD tài sản của lãnh đạo Gaddafi. Đồng nghĩa lệnh trừng phạt này sẽ có hiệu lực với cả ngân hàng trung ương Lybia cùng các quỹ tài sản thịnh vượng và công ty dầu nhà nước. Dự trữ vàng của ông Gaddafi sẽ chỉ có thể cứu được ông, nếu nhà lãnh đạo có thể bán được vàng. Để bán vàng, ông Gaddafi sẽ phải chuyển vàng ra khỏi Lybia.
Trong trường hợp Gaddafi bị lật đổ, tương lai của số vàng này vẫn chưa được định đoạt. Hiện tại sẽ không có bất kỳ ngân hàng quốc tế hay nhà tổ chức kinh doanh nào dám mua vàng của Lybia và Gaddafi cũng sẽ rất khó để chuyển vàng ra nước ngoài cất giấu vào thời điểm này.
Theo đánh giá của Tim Niblock, chuyên gia nghiên cứu về Lybia, giáo sư ĐH Exeter, ngoài vàng có thể Gaddafi đã cất giấu được hàng chục tỷ USD từ việc mua bán dầu bên ngoài các kênh truyền thống và việc tích trữ tiền mặt có thể được thực hiện từ những năm 1990. Các con số thống kê chưa đầy đủ cho biết, hiện số tài sản của gia đình Gaddafi là khoảng 80 tỷ USD, trong đó riêng bà Safia nắm giữ 30 tỷ USD.
Tuy nhiên có thể khẳng định rằng không một ngân hàng quốc tế hay tổ chức tài chính nào sẽ mua vàng có chút liên quan đến Lybia. Walter de Wet, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Standard khẳng định, “các tổ chức giao dịch vàng vật chất rất ngại ngần trong việc làm ăn kinh doanh với nước vừa xảy ra xung đột bởi họ chẳng biết cuối cùng, bên nào sẽ đứng ra dàn xếp hoạt động thương mại”.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, liên quân đã tiến hành các vụ không kích mới nhằm vào hàng loạt mục tiêu phòng không và quân sự tại Lybia. Bill Gortney, một chỉ huy trong Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho hay Lầu Năm Góc đã báo cáo rằng đợt tấn công này được thực hiện bằng cả máy bay tiêm kích và tên lửa.
Theo ông Gortney, 14 quả tên lửa hành trình Tomahawk đã tấn công các trận địa phòng không của Lybia, trong khi máy bay tiêm kích tiếp tục oanh tạc các địa điểm bố trí tên lửa phòng không, thông tin liên lạc, các trung tâm chỉ huy và kho đạn dược của nước này. Đài truyền hình quốc gia Lybia đưa tin "nhiều địa điểm quân sự và dân sự ở Tripoli và Tajura" đã trở thành mục tiêu của các quả "tên lửa tầm xa".
Vì vậy, lời thách đố của ông Gaddafi đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế. Chưa hết, các nguồn tin cho hay, những ngày qua, các lực lượng thân Gaddafi bất chấp bị không kích vẫn tiếp tục giao tranh với quân nổi dậy trên các chiến trường. Các nhân chứng cho biết, quân Chính phủ Lybia đang giành giật thành phố Misrata với quân nổi dậy và các trận đánh diễn ra rất ác liệt.
Tuy nhiên, ngoài quyền lực "vững vàng cho tới lúc này" của ông Gaddafi, thì dư luận thế giới còn bị hấp dẫn bởi kho vàng của nhà lãnh đạo này. Giới phân tích quốc tế cho rằng, kể từ khi lên nắm quyền Lybia năm 1969 tới nay, ông Gaddafi đã không ít lần đối mặt với hiểm nguy, nhưng ông vẫn có thể điều hành được đất nước với một đội quân hùng hậu. Tất cả đều là nhờ ông nắm trong tay một khối lượng vàng rất lớn.
“Nếu một nước như Lybia muốn vàng của họ có tính thanh khoản, họ có thể thực hiện giao dịch hoán đổi phục vụ nhu cầu về vũ khí, lương thực hoặc tiền mặt”, chuyên gia Walter de Wet của Ngân hàng Standard, nhận định.
Số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, Ngân hàng Trung ương Lybia, dưới sự kiểm soát của lãnh đạo tối cao Muammar Gaddafi, hiện đang nắm 143,8 tấn vàng. Với tính toán này, dự trữ vàng của Lybia hiện lớn thứ 25 trên thế giới và có giá trị khoảng 6,5 tỷ USD tính theo giá thị trường hiện thời.
Theo IMF, số vàng này được cất giữ ở dạng thỏi và hầu hết là vàng nguyên chất hoặc từ việc nung chảy các đồng tiền vàng. Những thỏi này có kích thước nhỏ hơn một chút so với một viên gạch đỏ và chứa xấp xỉ 400 troy ounce vàng. Sự dồi dào về kim loại quý này còn được Lybia “phô trương” trên nhiều tuyến phố. Abert, một khách du lịch người Anh cho hay: “Hoạt động kinh doanh vàng ở Lybia rất nhộn nhịp. Các cửa hiệu vàng san sát nhau với rất nhiều người ra vào”.
Tuy nhiên theo đánh giá của tạp chí Financial Times, số vàng trên thực tế có thể lớn hơn thế. Bởi theo một số nguồn tin thời gian gần đây, đệ nhất phu nhân Lybia Safia Farkash hiện cũng đang nắm giữ 20 tấn vàng. Thậm chí tờ Alllvoices còn nhấn mạnh không ai rõ số vàng bà Safia nắm giữ là bao nhiêu, 20 tấn chỉ là con số thống kê từ 20 năm trước và thực tế nó có thể đã tăng lên gấp đôi...
Lượng vàng dự trữ lớn như vậy đủ để chi trả cho quân đội trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Bất ổn chính trị tại Trung Đông đẩy giá vàng lên sát mức cao 1.444 USD/ounce cho thấy sự thật là, với mọi đối tượng, từ các kẻ tội phạm cho đến nhà đầu tư và lãnh đạo nhiều quốc gia, vàng đều hấp dẫn và giá trị của nó không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ một nước nào.
Sau diễn biến chính trị bất lợi tại Ai Cập, chính phủ Ai Cập đã tuyên bố cấm xuất khẩu vàng trong 4 tháng để ngăn quan chức của chính phủ tiền nhiệm chuyển tài sản ra nước ngoài. Cùng lúc đó, Iran âm thầm tích trữ vàng nhằm giảm phụ thuộc vào đôla Mỹ, tránh nguy cơ dự trữ ngoại tệ bị tịch thu.
Một số nguồn tin cho hay, trong khi ngân hàng trung ương nhiều nước trữ vàng ở nước ngoài, trong các kho tại London, New York hay Thụy Sỹ, thì Lybia lại giữ vàng ở ngay trong nước. Tuy nhiên không ai biết về vết tích của kho vàng này. Trước khi bạo lực nổ ra, số vàng này vẫn được lưu trữ tại ngân hàng trung ương ở thủ đô Tripoli. Nhưng khi bạo loạn xảy ra, vàng đã được chuyển đến các ngân hàng lưu động ở thành phố Sebha phía nam Lybia, gần biên giới với Chad và Niger.
Trước đó Chính phủ Mỹ, châu Âu đã tiến hành đóng băng hàng tỷ USD tài sản của lãnh đạo Gaddafi. Đồng nghĩa lệnh trừng phạt này sẽ có hiệu lực với cả ngân hàng trung ương Lybia cùng các quỹ tài sản thịnh vượng và công ty dầu nhà nước. Dự trữ vàng của ông Gaddafi sẽ chỉ có thể cứu được ông, nếu nhà lãnh đạo có thể bán được vàng. Để bán vàng, ông Gaddafi sẽ phải chuyển vàng ra khỏi Lybia.
Trong trường hợp Gaddafi bị lật đổ, tương lai của số vàng này vẫn chưa được định đoạt. Hiện tại sẽ không có bất kỳ ngân hàng quốc tế hay nhà tổ chức kinh doanh nào dám mua vàng của Lybia và Gaddafi cũng sẽ rất khó để chuyển vàng ra nước ngoài cất giấu vào thời điểm này.
Theo đánh giá của Tim Niblock, chuyên gia nghiên cứu về Lybia, giáo sư ĐH Exeter, ngoài vàng có thể Gaddafi đã cất giấu được hàng chục tỷ USD từ việc mua bán dầu bên ngoài các kênh truyền thống và việc tích trữ tiền mặt có thể được thực hiện từ những năm 1990. Các con số thống kê chưa đầy đủ cho biết, hiện số tài sản của gia đình Gaddafi là khoảng 80 tỷ USD, trong đó riêng bà Safia nắm giữ 30 tỷ USD.
Tuy nhiên có thể khẳng định rằng không một ngân hàng quốc tế hay tổ chức tài chính nào sẽ mua vàng có chút liên quan đến Lybia. Walter de Wet, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Standard khẳng định, “các tổ chức giao dịch vàng vật chất rất ngại ngần trong việc làm ăn kinh doanh với nước vừa xảy ra xung đột bởi họ chẳng biết cuối cùng, bên nào sẽ đứng ra dàn xếp hoạt động thương mại”.