Bị Mỹ nặng tay trừng phạt kinh tế, Nga nổi giận
Hôm 16/7, Mỹ đã giáng đòn trừng phạt mạnh mẽ nhất nhằm vào nền kinh tế Nga do cuộc khủng hoảng ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/7 khẳng định, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ phản tác dụng, tác động ngược trở lại Mỹ và giáng đòn nghiêm trọng vào quan hệ song phương.
"Rõ ràng, việc này đang đẩy mối quan hệ giữa hai nước Nga và Mỹ đến ngõ cụt và gây phương hại cực kỳ nghiêm trọng cho mối quan hệ này. Và tôi tin rằng, động thái đó sẽ làm tổn hại những lợi ích quốc gia dài hạn của nước Mỹ, cũng như của người dân Mỹ", hãng thông tấn Itar-Tass của Nga dẫn lời ông Putin phát biểu tại Brasilia.
Tuyên bố trên của ông Putin được đưa ra sau khi Mỹ hôm 16/7 tăng cường đáng kể lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, tập trung vào những công ty quốc phòng, tài chính và năng lượng.
Theo kênh RT, hôm 16/7, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mở rộng danh sách các cá nhân cũng như tổ chức tài chính, công ty quốc phòng của Nga phải chịu sự trừng phạt đơn phương của nước này. Đây là những đối tượng mà Mỹ cho rằng có liên quan đến tình trạng bất ổn đang tiếp diễn tại đất nước Ukraine.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, những biện pháp trên là đòn trừng phạt mạnh mẽ nhất của Washington cho đến nay đối với nền kinh tế Nga. Lệnh trừng phạt nói trên nhằm vào những doanh nghiệp chủ chốt của Nga, trong đó bao gồm cả ngân hàng Gazprombank và Tập đoàn Dầu khí Rosneft, cùng với một số công ty quốc phòng.
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ còn nhằm vào một số quan chức cấp cao, bao gồm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Crimea Oleg Savelyev, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) Sergei Neverov, trợ lý Thổng thống Igor Shchegolev và Thủ tướng Cộng hòa nhân dân Donetsk Aleksandr Boroday.
Quyết định trừng phạt mới của Mỹ được đưa ra sau nhiều tuần Washington cảnh báo Moscow chưa tuân thủ các yêu cầu của phương Tây trong việc sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để thuyết phục các phần tử ly khai ở đông Ukraine hạ vũ khí và ngăn chặn việc tuồn vũ khí cũng như thiết bị quân sự qua biên giới vào Ukraine.
"Do Nga tiếp tục khiêu khích ở Ukraine, tôi đã phải thông qua các biện pháp cấm vận nhằm vào các công ty và tổ chức tài chính lớn nhất nước này", Tổng thống Mỹ tuyên bố. Ông nhấn mạnh đã nhiều lần yêu cầu ông Putin chặn dòng vũ khí từ Nga sang đông Ukraine. "Tuy nhiên Nga đã không thực hiện các bước đi mà tôi nêu", ông nói.
Từ Brasilia, Tổng thống Nga cũng tuyên bố rằng, Nga muốn chứng kiến cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và các tay súng ly khai ở Ukraine nhanh chóng kết thúc. "Nước Nga rất muốn cuộc xung đột ở Ukraine chấm dứt càng sớm càng tốt vì một số lý do", người đứng đầu nước Nga tuyên bố.
Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 16/7 cũng thống nhất trừng phạt những công ty Nga liên quan đến bất ổn ở Ukraine, chặn những khoản vay mới của Moscow từ hai tổ chức đa phương. EU dự kiến soạn xong bản danh sách đầu tiên gồm các công ty và cá nhân bị đóng băng tài sản theo các tiêu chuẩn mới vào cuối tháng 7 này.
"Rõ ràng, việc này đang đẩy mối quan hệ giữa hai nước Nga và Mỹ đến ngõ cụt và gây phương hại cực kỳ nghiêm trọng cho mối quan hệ này. Và tôi tin rằng, động thái đó sẽ làm tổn hại những lợi ích quốc gia dài hạn của nước Mỹ, cũng như của người dân Mỹ", hãng thông tấn Itar-Tass của Nga dẫn lời ông Putin phát biểu tại Brasilia.
Tuyên bố trên của ông Putin được đưa ra sau khi Mỹ hôm 16/7 tăng cường đáng kể lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, tập trung vào những công ty quốc phòng, tài chính và năng lượng.
Theo kênh RT, hôm 16/7, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mở rộng danh sách các cá nhân cũng như tổ chức tài chính, công ty quốc phòng của Nga phải chịu sự trừng phạt đơn phương của nước này. Đây là những đối tượng mà Mỹ cho rằng có liên quan đến tình trạng bất ổn đang tiếp diễn tại đất nước Ukraine.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, những biện pháp trên là đòn trừng phạt mạnh mẽ nhất của Washington cho đến nay đối với nền kinh tế Nga. Lệnh trừng phạt nói trên nhằm vào những doanh nghiệp chủ chốt của Nga, trong đó bao gồm cả ngân hàng Gazprombank và Tập đoàn Dầu khí Rosneft, cùng với một số công ty quốc phòng.
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ còn nhằm vào một số quan chức cấp cao, bao gồm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Crimea Oleg Savelyev, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) Sergei Neverov, trợ lý Thổng thống Igor Shchegolev và Thủ tướng Cộng hòa nhân dân Donetsk Aleksandr Boroday.
Quyết định trừng phạt mới của Mỹ được đưa ra sau nhiều tuần Washington cảnh báo Moscow chưa tuân thủ các yêu cầu của phương Tây trong việc sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để thuyết phục các phần tử ly khai ở đông Ukraine hạ vũ khí và ngăn chặn việc tuồn vũ khí cũng như thiết bị quân sự qua biên giới vào Ukraine.
"Do Nga tiếp tục khiêu khích ở Ukraine, tôi đã phải thông qua các biện pháp cấm vận nhằm vào các công ty và tổ chức tài chính lớn nhất nước này", Tổng thống Mỹ tuyên bố. Ông nhấn mạnh đã nhiều lần yêu cầu ông Putin chặn dòng vũ khí từ Nga sang đông Ukraine. "Tuy nhiên Nga đã không thực hiện các bước đi mà tôi nêu", ông nói.
Từ Brasilia, Tổng thống Nga cũng tuyên bố rằng, Nga muốn chứng kiến cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và các tay súng ly khai ở Ukraine nhanh chóng kết thúc. "Nước Nga rất muốn cuộc xung đột ở Ukraine chấm dứt càng sớm càng tốt vì một số lý do", người đứng đầu nước Nga tuyên bố.
Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 16/7 cũng thống nhất trừng phạt những công ty Nga liên quan đến bất ổn ở Ukraine, chặn những khoản vay mới của Moscow từ hai tổ chức đa phương. EU dự kiến soạn xong bản danh sách đầu tiên gồm các công ty và cá nhân bị đóng băng tài sản theo các tiêu chuẩn mới vào cuối tháng 7 này.