Bí quyết “giữ người” của May 10
“Hơn 7.000 công nhân của công ty đều có số điện thoại của tôi và họ có thể gọi, nhắn tin cho tôi bất kể thời gian nào trong ngày”
“Hơn 7.000 công nhân của công ty đều có số điện thoại của tôi và họ có thể gọi, nhắn tin cho tôi bất kể thời gian nào trong ngày”.
Thông tin này được bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May 10, chia sẻ trong cuộc giao lưu đầu năm tại trụ sở công ty, giữa ban lãnh đạo May 10 và đoàn cán bộ, phóng viên Thời báo Kinh tế Việt Nam, do GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập dẫn đầu, ngày 16/1 vừa qua.
Tại cuộc giao lưu, lãnh đạo May 10 đã thông báo những kết quả, thành tựu mà công ty đạt được trong năm 2009. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động không thuận lợi, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đầu ra sản phẩm lại khó khăn, song với sự nỗ lực, đoàn kết, linh động, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 của công ty đạt 274,5 tỷ đồng, với doanh thu đạt 700 tỷ đồng, vượt 0,7% so với kế hoạch đầu năm, lợi nhuận đạt hơn 17,5 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2009, tổng số cán bộ, công nhân đang làm việc tại công ty là trên 7.000 người, với thu nhập bình quân đạt 2,25 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ sự nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, trong năm 2009, công ty đã tiếp tục củng cố, giữ vững và phát triển các thị trường chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... mở rộng hình thức hợp tác sản xuất để tranh thủ khách hàng trong việc đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Với kết quả trên, năm 2009 công ty đã nhận được nhiều phần thưởng và danh hiệu của Đảng, Nhà nước trao tặng. Công ty cũng lọt vào Top 7 doanh nghiệp dệt may tiêu biểu năm 2009. Công ty cũng đã tích cực trong phong trào tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội với số tiền hàng năm trên từ 600 - 700 triệu đồng. Đặc biệt, để hưởng ứng kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, công ty đã quyết định tài trợ 1 tỷ đồng cho công trình "Con đường gốm sứ" ven đê Sông Hồng.
Bước sang năm 2010, May 10 đặt mục đích hoàn thành một số chỉ tiêu quan trọng như: doanh thu đạt 810 tỷ đồng, lợi nhuận 18 tỷ đồng, lao động bình quân khoảng 7.300 người với thu nhập bình quân đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng, cổ tức 13%.
Tại cuộc giao lưu, lãnh đạo hai bên đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng văn hóa kinh doanh, đặc biệt là “nghệ thuật” thu hút lao động có tay nghề, cán bộ có năng lực tận tâm, tận lực phục vụ cơ quan đơn vị.
“Chỉ có gần gũi, quan tâm đến đời sống, đáp ứng quyền lợi chính đáng của người lao động thì họ mới có thể phấn khởi, yên tâm cống hiến cho đơn vị, cho doanh nghiệp mình”, GS. Đào Nguyên Cát nhắn nhủ.
Đáp lại, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, chính tư tưởng đó đã và đang được áp dụng tại May 10 trong suốt nhiều năm qua, tạo ra một không khí đại gia đình gần gũi, ấm cúng trong toàn công ty. Nhờ thế, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp dệt may gặp khó hồi cuối năm 2008, hàng nghìn cán bộ, công nhân vẫn toàn tâm, toàn ý ở lại cống hiến, phục vụ công ty.
Bà Huyền cho biết, hiện hơn 7.000 công nhân của công ty đều có số điện thoại của bà và có thể gọi điện, nhắn tin cho bà bất kể thời gian nào trong ngày. Điều đáng nói là tất cả những phản ánh của công nhân đều được nữ tổng giám đốc này “âm thầm” trực tiếp thẩm tra, xem xét và giải quyết.
Bà cho biết, trong năm qua, lượng tin nhắn tốt nhằm xây dựng công ty cũng có, tin nhắn xấu, phá hoại, thậm chí đe đọa, "khủng bố" cũng có, song có đến 80% là tin nhắn, cuộc gọi tích cực.
Chính nhờ tư tưởng xem công nhân như “người thân trong nhà” của lãnh đạo May 10, nên trải qua 64 năm thành lập và phát triển đến nay (thành lập năm 1946), ngoại trừ năm 1972 không hoàn thành nhiệm vụ do phải sơ tán liên tục, còn lại không năm nào công ty không hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo và vượt các chỉ tiêu đề ra.
Thông tin này được bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May 10, chia sẻ trong cuộc giao lưu đầu năm tại trụ sở công ty, giữa ban lãnh đạo May 10 và đoàn cán bộ, phóng viên Thời báo Kinh tế Việt Nam, do GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập dẫn đầu, ngày 16/1 vừa qua.
Tại cuộc giao lưu, lãnh đạo May 10 đã thông báo những kết quả, thành tựu mà công ty đạt được trong năm 2009. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động không thuận lợi, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đầu ra sản phẩm lại khó khăn, song với sự nỗ lực, đoàn kết, linh động, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 của công ty đạt 274,5 tỷ đồng, với doanh thu đạt 700 tỷ đồng, vượt 0,7% so với kế hoạch đầu năm, lợi nhuận đạt hơn 17,5 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2009, tổng số cán bộ, công nhân đang làm việc tại công ty là trên 7.000 người, với thu nhập bình quân đạt 2,25 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ sự nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, trong năm 2009, công ty đã tiếp tục củng cố, giữ vững và phát triển các thị trường chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... mở rộng hình thức hợp tác sản xuất để tranh thủ khách hàng trong việc đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Với kết quả trên, năm 2009 công ty đã nhận được nhiều phần thưởng và danh hiệu của Đảng, Nhà nước trao tặng. Công ty cũng lọt vào Top 7 doanh nghiệp dệt may tiêu biểu năm 2009. Công ty cũng đã tích cực trong phong trào tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội với số tiền hàng năm trên từ 600 - 700 triệu đồng. Đặc biệt, để hưởng ứng kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, công ty đã quyết định tài trợ 1 tỷ đồng cho công trình "Con đường gốm sứ" ven đê Sông Hồng.
Bước sang năm 2010, May 10 đặt mục đích hoàn thành một số chỉ tiêu quan trọng như: doanh thu đạt 810 tỷ đồng, lợi nhuận 18 tỷ đồng, lao động bình quân khoảng 7.300 người với thu nhập bình quân đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng, cổ tức 13%.
Tại cuộc giao lưu, lãnh đạo hai bên đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng văn hóa kinh doanh, đặc biệt là “nghệ thuật” thu hút lao động có tay nghề, cán bộ có năng lực tận tâm, tận lực phục vụ cơ quan đơn vị.
“Chỉ có gần gũi, quan tâm đến đời sống, đáp ứng quyền lợi chính đáng của người lao động thì họ mới có thể phấn khởi, yên tâm cống hiến cho đơn vị, cho doanh nghiệp mình”, GS. Đào Nguyên Cát nhắn nhủ.
Đáp lại, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, chính tư tưởng đó đã và đang được áp dụng tại May 10 trong suốt nhiều năm qua, tạo ra một không khí đại gia đình gần gũi, ấm cúng trong toàn công ty. Nhờ thế, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp dệt may gặp khó hồi cuối năm 2008, hàng nghìn cán bộ, công nhân vẫn toàn tâm, toàn ý ở lại cống hiến, phục vụ công ty.
Bà Huyền cho biết, hiện hơn 7.000 công nhân của công ty đều có số điện thoại của bà và có thể gọi điện, nhắn tin cho bà bất kể thời gian nào trong ngày. Điều đáng nói là tất cả những phản ánh của công nhân đều được nữ tổng giám đốc này “âm thầm” trực tiếp thẩm tra, xem xét và giải quyết.
Bà cho biết, trong năm qua, lượng tin nhắn tốt nhằm xây dựng công ty cũng có, tin nhắn xấu, phá hoại, thậm chí đe đọa, "khủng bố" cũng có, song có đến 80% là tin nhắn, cuộc gọi tích cực.
Chính nhờ tư tưởng xem công nhân như “người thân trong nhà” của lãnh đạo May 10, nên trải qua 64 năm thành lập và phát triển đến nay (thành lập năm 1946), ngoại trừ năm 1972 không hoàn thành nhiệm vụ do phải sơ tán liên tục, còn lại không năm nào công ty không hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo và vượt các chỉ tiêu đề ra.