“Bỉ sắp có nhiều dự án quan trọng tại Việt Nam”
Trao đổi với bà Fientje Moerman, Phó thủ hiến Chính phủ vùng Flanders (Bỉ) về hợp tác kinh tế Bỉ - Việt Nam
Từ ngày 9 - 11/5, phái đoàn kinh tế Flanders (Bỉ) do bà Fientje Moerman, Phó thủ hiến Chính phủ vùng Flanders dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Tp.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Fientje Moerman về triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đặc biệt là vùng Flanders.
Xin bà cho biết mục đích chuyến thăm của bà tại Việt Nam lần này là gì?
Trước hết, chương trình cho phép các công ty của vùng Flanders đi cùng phái đoàn để tiếp xúc với các đối tác Việt Nam nhằm cải thiện các mối quan hệ kinh tế giữa vùng Flanders và Việt Nam. Mục đích thứ hai là thúc đẩy hợp tác khoa học giữa hai bên lên một tầm cao mới. Mục tiêu thứ ba là bàn bạc về quan hệ thương mại và đầu tư giữa vùng Flanders - Việt Nam với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Trong ngày 10/5, bà đã ký kết một bản ghi nhớ về hợp tác với Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nội dung chủ yếu của văn bản này là gì, thưa bà?
Bản ghi nhớ mà chúng tôi đã ký kết là một văn bản quy định rằng một nhóm công tác đặc biệt vùng Flanders - Việt Nam sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng nội dung kế hoạch hành động cụ thể cơ chế hợp tác trong lĩnh vực khoa học giữa Flanders và Việt Nam kể từ năm 2008. Với việc ký kết văn bản này, hai bên đã chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác khoa học.
Vùng Flanders và Việt Nam cũng dự định sẽ trao đổi lao động chất lượng cao và tham gia vào các chương trình phát triển và nghiên cứu đa phương. Viện đa ngành công nghệ băng thông rộng (IBBT) ở Ghent đã nêu ý định mời các nghiên cứu viên của Việt Nam tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu khác nhau.
Bà có thể nói rõ hơn về các lĩnh vực hợp tác hiện nay giữa Việt Nam và Flanders và các kết quả đã đạt được?
Nếu nhìn vào các con số thống kê, Flanders xuất khẩu sang Việt Nam nhiều nhất là máy móc, thứ hai là kim cương và tiếp đến là các sản phẩm hóa chất. Nhưng tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ sử dụng mối quan hệ hợp tác khoa học làm cơ sở cho hợp tác kinh tế.
Tôi lấy ví dụ, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các trường đại học của chúng tôi đang truyền đạt kiến thức cho các đối tác Việt Nam làm thế nào để quản lý lĩnh vực này một cách có trách nhiệm và lâu dài. Những kiến thức của các trường đại học của chúng tôi cũng như các doanh nghiệp hiện đang có mặt Việt Nam rất quan trọng.
Bà có thể nói gì về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp vùng Flanders vào Việt Nam hiện nay?
Hiện đã có 60 doanh nghiệp Flanders có mặt tại Việt Nam theo phương thức văn phòng đại diện, nhà phân phối, đại lý, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, có một vài dự án đầu tư lớn của Flanders vào Việt Nam đang được triển khai, một số khác đang đợi giấy phép đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư.
Sáng 10/5, trong cuộc gặp với một đại diện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tôi đã có dịp đề cập đến một số dự án rất quan trọng. Chúng tôi hy vọng sớm vượt qua các trở ngại để những dự án này sớm được triển khai.
Thưa bà, Flanders hiện ưu tiên những gì cho hợp tác với Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng những dự án trên sẽ có kết quả tốt nếu hai bên được lợi. Lợi ích của Flanders là xuất khẩu và đầu tư sang Việt Nam. Hiện có rất nhiều sinh viên Việt Nam đang học tập tại Flanders và trong tương lai các sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục đến Flanders để học tập, nghiên cứu. Các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ cho phép các sinh viên Việt Nam học thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Flanders.
Theo bà, hai bên phải làm gì để tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế?
Gặp nhau thường xuyên hơn, đó là một mục tiêu lớn. Tôi đến đây lần đầu tiên vào tháng 10/2003 trong chuyến thăm của Thái tử Vương quốc Bỉ. Ba năm rưỡi đã trôi qua và đó cũng là quãng thời gian khá dài và tôi nghĩ chúng ta sẽ phải gặp gỡ nhau thường xuyên hơn trong thời gian tới để thiết lập và duy trì cũng như phát triển các mối quan hệ. Và mỗi lần như vậy, chúng tôi sẽ mang theo các doanh nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu thị trường Việt Nam.
Cũng vì lý do này mà trong chuyến thăm này tôi đã khai trương một Văn phòng Hợp tác kinh tế Flanders tại Tp.HCM nhằm mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Flanders, nghiên cứu thị trường Việt Nam.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Fientje Moerman về triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đặc biệt là vùng Flanders.
Xin bà cho biết mục đích chuyến thăm của bà tại Việt Nam lần này là gì?
Trước hết, chương trình cho phép các công ty của vùng Flanders đi cùng phái đoàn để tiếp xúc với các đối tác Việt Nam nhằm cải thiện các mối quan hệ kinh tế giữa vùng Flanders và Việt Nam. Mục đích thứ hai là thúc đẩy hợp tác khoa học giữa hai bên lên một tầm cao mới. Mục tiêu thứ ba là bàn bạc về quan hệ thương mại và đầu tư giữa vùng Flanders - Việt Nam với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Trong ngày 10/5, bà đã ký kết một bản ghi nhớ về hợp tác với Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nội dung chủ yếu của văn bản này là gì, thưa bà?
Bản ghi nhớ mà chúng tôi đã ký kết là một văn bản quy định rằng một nhóm công tác đặc biệt vùng Flanders - Việt Nam sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng nội dung kế hoạch hành động cụ thể cơ chế hợp tác trong lĩnh vực khoa học giữa Flanders và Việt Nam kể từ năm 2008. Với việc ký kết văn bản này, hai bên đã chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác khoa học.
Vùng Flanders và Việt Nam cũng dự định sẽ trao đổi lao động chất lượng cao và tham gia vào các chương trình phát triển và nghiên cứu đa phương. Viện đa ngành công nghệ băng thông rộng (IBBT) ở Ghent đã nêu ý định mời các nghiên cứu viên của Việt Nam tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu khác nhau.
Bà có thể nói rõ hơn về các lĩnh vực hợp tác hiện nay giữa Việt Nam và Flanders và các kết quả đã đạt được?
Nếu nhìn vào các con số thống kê, Flanders xuất khẩu sang Việt Nam nhiều nhất là máy móc, thứ hai là kim cương và tiếp đến là các sản phẩm hóa chất. Nhưng tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ sử dụng mối quan hệ hợp tác khoa học làm cơ sở cho hợp tác kinh tế.
Tôi lấy ví dụ, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các trường đại học của chúng tôi đang truyền đạt kiến thức cho các đối tác Việt Nam làm thế nào để quản lý lĩnh vực này một cách có trách nhiệm và lâu dài. Những kiến thức của các trường đại học của chúng tôi cũng như các doanh nghiệp hiện đang có mặt Việt Nam rất quan trọng.
Bà có thể nói gì về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp vùng Flanders vào Việt Nam hiện nay?
Hiện đã có 60 doanh nghiệp Flanders có mặt tại Việt Nam theo phương thức văn phòng đại diện, nhà phân phối, đại lý, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, có một vài dự án đầu tư lớn của Flanders vào Việt Nam đang được triển khai, một số khác đang đợi giấy phép đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư.
Sáng 10/5, trong cuộc gặp với một đại diện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tôi đã có dịp đề cập đến một số dự án rất quan trọng. Chúng tôi hy vọng sớm vượt qua các trở ngại để những dự án này sớm được triển khai.
Thưa bà, Flanders hiện ưu tiên những gì cho hợp tác với Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng những dự án trên sẽ có kết quả tốt nếu hai bên được lợi. Lợi ích của Flanders là xuất khẩu và đầu tư sang Việt Nam. Hiện có rất nhiều sinh viên Việt Nam đang học tập tại Flanders và trong tương lai các sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục đến Flanders để học tập, nghiên cứu. Các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ cho phép các sinh viên Việt Nam học thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Flanders.
Theo bà, hai bên phải làm gì để tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế?
Gặp nhau thường xuyên hơn, đó là một mục tiêu lớn. Tôi đến đây lần đầu tiên vào tháng 10/2003 trong chuyến thăm của Thái tử Vương quốc Bỉ. Ba năm rưỡi đã trôi qua và đó cũng là quãng thời gian khá dài và tôi nghĩ chúng ta sẽ phải gặp gỡ nhau thường xuyên hơn trong thời gian tới để thiết lập và duy trì cũng như phát triển các mối quan hệ. Và mỗi lần như vậy, chúng tôi sẽ mang theo các doanh nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu thị trường Việt Nam.
Cũng vì lý do này mà trong chuyến thăm này tôi đã khai trương một Văn phòng Hợp tác kinh tế Flanders tại Tp.HCM nhằm mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Flanders, nghiên cứu thị trường Việt Nam.