“Biến ảo” kết quả kinh doanh hợp nhất
Không chỉ "thót tim" với chênh lệch số liệu báo cáo kinh doanh hợp nhất, ẩn số "hậu soát xét" kiểm toán có thể còn lớn hơn
Sau số liệu kết quả kinh doanh quý 2/2012 vừa công bố, thị trường lại có dịp “thót tim” với những con số chênh lệch lớn khi nhiều doanh nghiệp công bố con số hợp nhất.
Cẩn thận với lỗ lãi khó lường
Những thông tin mới đây về kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) ngày 15/8 vừa qua chỉ là một sự kiện nối tiếp những con số chênh lệch kết quả kinh doanh giữa báo cáo của công ty mẹ và báo cáo hợp nhất. Sự chênh lệch số liệu đối với những doanh nghiệp có tổ chức phức tạp, nhiều công ty con, công ty liên kết là bình thường. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng cất công tìm hiểu cơ cấu tổ chức, cũng như tìm hiểu ngọn nguồn dòng tiền vào ra của doanh nghiệp để chuẩn bị cho sự khác biệt đó.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2012 của KBC – công ty mẹ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ là 16,43 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của KBC lại là -32,43 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là giá vốn sau hợp nhất đã tăng gấp 7,7 lần so với số liệu của riêng công ty mẹ, trong khi doanh thu thuần sau hợp nhất chỉ tăng được gần 13%. Như vậy hoạt động kém của các công ty con đã tăng gánh nặng lên công ty mẹ.
Ngoài ra, sau hợp nhất, chi phí tài chính của KBC đã tăng gần gấp đôi và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 2,8 lần. Ảnh hưởng lớn từ hoạt động kinh doanh của các công ty con đã đẩy con số lỗ của riêng công ty mẹ KBC từ 29,23 tỷ đồng, lên mức 123,59 tỷ đồng của toàn tập đoàn. Kết quả kinh doanh hợp nhất thay đổi lớn là do KBC hợp nhất báo cáo tài chính của 5 công ty con. Ngoài ra KBC còn có một công ty con nữa là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bắc Giang chưa được hợp nhất. KBC đang nắm giữ 51% vốn điều lệ tại công ty này tính đến 30/6/2012. Công ty này chưa tiến hành sản xuất kinh doanh và mức lỗ ghi nhận trong 6 tháng chỉ là hơn 135 triệu đồng.
Đối với những doanh nghiệp quy mô lớn và sở hữu nhiều công ty con, hoạt động kinh doanh của các công ty con này thường dẫn đến những biến động lớn khi hợp nhất. Hoạt động này rất khó dự đoán do thiếu thông tin và có thể tác động hai chiều, tích cực hoặc tiêu cực. Chẳng hạn với trường hợp của KBC, ảnh hưởng từ các công ty con khiến KBC sau hợp nhất không chỉ mất lãi mà còn lỗ nặng. Nhiều trường hợp công ty mẹ đã lỗ lại còn lộ nặng hơn khi phải chia sẻ lỗ với công ty con. Cũng có nhiều trường hợp công ty mẹ lỗ nhưng công ty con lãi khiến kết quả hợp nhất có thể đảo ngược.
Với số liệu kết quả kinh doanh quý 2 được công bố khá nhiều cho đến thời điểm này, không khó để liệt kê hàng loạt công ty niêm yết có biểu hiện của ảnh hưởng nói trên. REE lợi nhuận quý 2 của công ty mẹ đạt 114,45 tỷ đồng nhưng con số lãi thuộc về cổ đông công ty mẹ sau khi hợp nhất lên tới 148,65 tỷ đồng, tương đương tăng gần 30%. PXM công ty mẹ có lợi nhuận gộp là -2,18 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế -22,07 tỷ đồng. Sau khi hợp nhất, doanh thu tuy được đẩy lên cao hơn gần 86% so với con số riêng lẻ, nhưng lợi nhuận gộp cũng không cải thiện được bao nhiêu, chỉ đạt 10,8 triệu đồng. Cả công ty mẹ lẫn công ty con đều phải gánh chi phi lãi vay quá cao khiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất lỗ nặng thêm: -25,43 tỷ đồng.
Với PAN, lợi nhuận gộp của công ty mẹ không đáng kể, chỉ xấp xỉ 590 triệu đồng mặc dù doanh thu gần 10,6 tỷ đồng. Sau hợp nhất lợi nhuận gộp tăng lên 15,54 tỷ đồng. Lợi nhuận chính của công ty mẹ PAN là hoạt động tài chính với doanh thu hơn 19,6 tỷ đồng. Trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính sau hợp nhất chỉ là 12,65 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế hợp nhất đạt 16,8 tỷ đồng, tăng không nhiều so với mức 13,26 tỷ đồng của riêng công ty mẹ. Lợi nhuận kế toán sau thuế hợp nhất của PAN chỉ là 12,31 tỷ đồng, thậm chí còn giảm nhẹ so với 12,37 tỷ đồng của công ty mẹ.
Tiếp tục “biến ảo” hậu soát xét ?
Do rất nhiều công ty niêm yết trên sàn có hoạt động đa dạng và cơ cấu tổ chức phức tạp, nên hầu hết các báo cáo riêng lẻ của công ty mẹ đều được nhà đầu tư nhìn với con mắt thận trọng. Phần mờ có khả năng tạo đột biến chính là các hoạt động của công ty con và phần rủi ro này rất khó lường trước. Việc kết quả kinh doanh thay đổi từ báo cáo riêng lẻ sang báo cáo hợp nhất là bình thường. Tuy nhiên còn một rủi ro nữa trong báo cáo bán niên là khả năng chênh lệch số liệu trước và sau soát xét kiểm toán.
Đến thời điểm này các doanh nghiệp niêm yết mới tập trung vào công bố báo cáo hợp nhất ước tính. Tuy nhiên thị trường đã đón nhận thông tin đầu tiên liên quan đến THV: Sau soát xét kiểm toán bán niên, mức lỗ 84,17 tỷ đồng tăng lên thành 129,44 tỷ đồng. Việc soát xét kiểm toán bán niên theo quy định thường chậm hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều con số “biến ảo” hơn. Nếu như sự khác biệt số liệu giữa riêng lẻ và hợp nhất là trong vòng hợp lý thì chênh lệch giữa số liệu doanh nghiệp tự công bố với số liệu sau soát xét hoặc sau kiểm toán dễ làm nổ ra những tranh luận và nghi ngờ. Cũng phải ghi nhớ là soát xét kiểm toán bán niên không thể đầy đủ và chặt chẽ như kiểm toán toàn phần cuối năm, nên những chênh lệch xảy ra thậm chí có thể còn thấp hơn thực tế.
Cẩn thận với lỗ lãi khó lường
Những thông tin mới đây về kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) ngày 15/8 vừa qua chỉ là một sự kiện nối tiếp những con số chênh lệch kết quả kinh doanh giữa báo cáo của công ty mẹ và báo cáo hợp nhất. Sự chênh lệch số liệu đối với những doanh nghiệp có tổ chức phức tạp, nhiều công ty con, công ty liên kết là bình thường. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng cất công tìm hiểu cơ cấu tổ chức, cũng như tìm hiểu ngọn nguồn dòng tiền vào ra của doanh nghiệp để chuẩn bị cho sự khác biệt đó.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2012 của KBC – công ty mẹ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ là 16,43 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của KBC lại là -32,43 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là giá vốn sau hợp nhất đã tăng gấp 7,7 lần so với số liệu của riêng công ty mẹ, trong khi doanh thu thuần sau hợp nhất chỉ tăng được gần 13%. Như vậy hoạt động kém của các công ty con đã tăng gánh nặng lên công ty mẹ.
Ngoài ra, sau hợp nhất, chi phí tài chính của KBC đã tăng gần gấp đôi và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 2,8 lần. Ảnh hưởng lớn từ hoạt động kinh doanh của các công ty con đã đẩy con số lỗ của riêng công ty mẹ KBC từ 29,23 tỷ đồng, lên mức 123,59 tỷ đồng của toàn tập đoàn. Kết quả kinh doanh hợp nhất thay đổi lớn là do KBC hợp nhất báo cáo tài chính của 5 công ty con. Ngoài ra KBC còn có một công ty con nữa là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bắc Giang chưa được hợp nhất. KBC đang nắm giữ 51% vốn điều lệ tại công ty này tính đến 30/6/2012. Công ty này chưa tiến hành sản xuất kinh doanh và mức lỗ ghi nhận trong 6 tháng chỉ là hơn 135 triệu đồng.
Đối với những doanh nghiệp quy mô lớn và sở hữu nhiều công ty con, hoạt động kinh doanh của các công ty con này thường dẫn đến những biến động lớn khi hợp nhất. Hoạt động này rất khó dự đoán do thiếu thông tin và có thể tác động hai chiều, tích cực hoặc tiêu cực. Chẳng hạn với trường hợp của KBC, ảnh hưởng từ các công ty con khiến KBC sau hợp nhất không chỉ mất lãi mà còn lỗ nặng. Nhiều trường hợp công ty mẹ đã lỗ lại còn lộ nặng hơn khi phải chia sẻ lỗ với công ty con. Cũng có nhiều trường hợp công ty mẹ lỗ nhưng công ty con lãi khiến kết quả hợp nhất có thể đảo ngược.
Với số liệu kết quả kinh doanh quý 2 được công bố khá nhiều cho đến thời điểm này, không khó để liệt kê hàng loạt công ty niêm yết có biểu hiện của ảnh hưởng nói trên. REE lợi nhuận quý 2 của công ty mẹ đạt 114,45 tỷ đồng nhưng con số lãi thuộc về cổ đông công ty mẹ sau khi hợp nhất lên tới 148,65 tỷ đồng, tương đương tăng gần 30%. PXM công ty mẹ có lợi nhuận gộp là -2,18 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế -22,07 tỷ đồng. Sau khi hợp nhất, doanh thu tuy được đẩy lên cao hơn gần 86% so với con số riêng lẻ, nhưng lợi nhuận gộp cũng không cải thiện được bao nhiêu, chỉ đạt 10,8 triệu đồng. Cả công ty mẹ lẫn công ty con đều phải gánh chi phi lãi vay quá cao khiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất lỗ nặng thêm: -25,43 tỷ đồng.
Với PAN, lợi nhuận gộp của công ty mẹ không đáng kể, chỉ xấp xỉ 590 triệu đồng mặc dù doanh thu gần 10,6 tỷ đồng. Sau hợp nhất lợi nhuận gộp tăng lên 15,54 tỷ đồng. Lợi nhuận chính của công ty mẹ PAN là hoạt động tài chính với doanh thu hơn 19,6 tỷ đồng. Trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính sau hợp nhất chỉ là 12,65 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế hợp nhất đạt 16,8 tỷ đồng, tăng không nhiều so với mức 13,26 tỷ đồng của riêng công ty mẹ. Lợi nhuận kế toán sau thuế hợp nhất của PAN chỉ là 12,31 tỷ đồng, thậm chí còn giảm nhẹ so với 12,37 tỷ đồng của công ty mẹ.
Tiếp tục “biến ảo” hậu soát xét ?
Do rất nhiều công ty niêm yết trên sàn có hoạt động đa dạng và cơ cấu tổ chức phức tạp, nên hầu hết các báo cáo riêng lẻ của công ty mẹ đều được nhà đầu tư nhìn với con mắt thận trọng. Phần mờ có khả năng tạo đột biến chính là các hoạt động của công ty con và phần rủi ro này rất khó lường trước. Việc kết quả kinh doanh thay đổi từ báo cáo riêng lẻ sang báo cáo hợp nhất là bình thường. Tuy nhiên còn một rủi ro nữa trong báo cáo bán niên là khả năng chênh lệch số liệu trước và sau soát xét kiểm toán.
Đến thời điểm này các doanh nghiệp niêm yết mới tập trung vào công bố báo cáo hợp nhất ước tính. Tuy nhiên thị trường đã đón nhận thông tin đầu tiên liên quan đến THV: Sau soát xét kiểm toán bán niên, mức lỗ 84,17 tỷ đồng tăng lên thành 129,44 tỷ đồng. Việc soát xét kiểm toán bán niên theo quy định thường chậm hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều con số “biến ảo” hơn. Nếu như sự khác biệt số liệu giữa riêng lẻ và hợp nhất là trong vòng hợp lý thì chênh lệch giữa số liệu doanh nghiệp tự công bố với số liệu sau soát xét hoặc sau kiểm toán dễ làm nổ ra những tranh luận và nghi ngờ. Cũng phải ghi nhớ là soát xét kiểm toán bán niên không thể đầy đủ và chặt chẽ như kiểm toán toàn phần cuối năm, nên những chênh lệch xảy ra thậm chí có thể còn thấp hơn thực tế.
Có thể tham khảo một thống kê kết quả kinh doanh bán niêm của năm 2011 và đã có những con số thay đổi rất lớn tính theo mức khác biệt tương đối theo tỉ lệ phần trăm. Chẳng hạn VES báo cáo lũy kế 6 tháng lỗ 1,14 tỷ đồng, sau soát xét mức lỗ tăng lên thành 4,9 tỷ đồng. CTN từ lỗ 1,28 tỷ đồng lên 2,7 tỷ đồng. Nổi tiếng nhất thời điểm đó là VSP (đã hủy niêm yết), mức lỗ tăng thêm tới 17 tỷ đồng sau soát xét. Trích lập dự phòng không đầy đủ hoặc không phù hợp, ghi nhận doanh thu sai, đánh giá chênh lệch tỉ giá… là những yếu tố phổ biến tạo nên sự chênh lệch trước và sau soát xét.