Biến động lãi suất USD chưa dừng lại
Một số ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất USD. Các mức tăng phần lớn không mạnh, nhưng tần suất điều chỉnh khá dày
Một số ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất huy động USD. Các mức tăng phần lớn không mạnh, nhưng tần suất điều chỉnh khá dày trong những ngày gần đây.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa có thông báo tiếp tục tăng lãi suất huy động USD. Đây là lần tăng thứ hai trong vòng một tuần qua của ngân hàng này.
Cụ thể, từ ngày 19/1, VietBank tăng lãi suất huy động USD cho tất cả các kỳ hạn gửi từ 1 tháng đến 36 tháng với mức tăng từ 0,9%/năm lên đến 1,5%/năm tùy từng kỳ hạn gửi. Lãi suất tiền gửi sản phẩm tiết kiệm lãi suất cộng, kỳ hạn 1 - 3 tháng đã lên tới 6,2%, thay cho mức cao nhất 6%/năm trong lần tăng ngày 12/1 vừa qua.
Trước đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) cũng đã có quyết định tăng lần thứ hai chỉ sau 10 ngày, với mức cao nhất là 5,5%/năm.
Cũng trong ngày 19/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Kienlong Bank) áp biểu lãi suất huy động mới; trong đó mức cao nhất đối với tiền gửi USD là 6%/năm, áp cho kỳ hạn 3 tháng; các kỳ hạn 2 và 6 tháng cũng khá cao với 5,8%/năm.
Trong khi đó, một thành viên lớn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) cũng đã có biểu lãi suất mới, áp dụng từ ngày 20/1. Ở biểu mới này, thay đổi có ở lãi suất huy động USD so với biểu trước đó, cũng so với thời điểm 31/12/2010.
Cụ thể, ở sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi, mức cao nhất của ACB đã chính thức vượt mốc 5%/năm, áp từ 5% - 5,1%/năm ở một số kỳ lĩnh lãi và theo số dư. Ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, các mức lãi suất 5%, 5,05% và 5,1%/năm cũng được áp cho các kỳ hạn 6, 9, 12 và 13 tháng (lãi cuối kỳ).
Như vậy, sau những biến động từ đầu tháng 1 đến nay, lãi suất huy động USD liên tiếp có những điều chỉnh tại một số thành viên. Hiện mức cao nhất ghi nhận ở 6,24%/năm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank), kế đến là 6,2%/năm tại VietBank, 6%/năm tại Kienlong Bank…
Tuy nhiên, hiện phần lớn các ngân hàng lớn nhỏ khác vẫn giữ lãi suất huy động USD ổn định so với cuối năm 2010, phổ biến dưới 5,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn; mức tăng của thành viên lớn như ACB là nhẹ; và để tiếp cận các mức lãi suất cao của Navibank hay ACB, cần phải có số dư tiền gửi khá lớn.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa có thông báo tiếp tục tăng lãi suất huy động USD. Đây là lần tăng thứ hai trong vòng một tuần qua của ngân hàng này.
Cụ thể, từ ngày 19/1, VietBank tăng lãi suất huy động USD cho tất cả các kỳ hạn gửi từ 1 tháng đến 36 tháng với mức tăng từ 0,9%/năm lên đến 1,5%/năm tùy từng kỳ hạn gửi. Lãi suất tiền gửi sản phẩm tiết kiệm lãi suất cộng, kỳ hạn 1 - 3 tháng đã lên tới 6,2%, thay cho mức cao nhất 6%/năm trong lần tăng ngày 12/1 vừa qua.
Trước đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) cũng đã có quyết định tăng lần thứ hai chỉ sau 10 ngày, với mức cao nhất là 5,5%/năm.
Cũng trong ngày 19/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Kienlong Bank) áp biểu lãi suất huy động mới; trong đó mức cao nhất đối với tiền gửi USD là 6%/năm, áp cho kỳ hạn 3 tháng; các kỳ hạn 2 và 6 tháng cũng khá cao với 5,8%/năm.
Trong khi đó, một thành viên lớn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) cũng đã có biểu lãi suất mới, áp dụng từ ngày 20/1. Ở biểu mới này, thay đổi có ở lãi suất huy động USD so với biểu trước đó, cũng so với thời điểm 31/12/2010.
Cụ thể, ở sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi, mức cao nhất của ACB đã chính thức vượt mốc 5%/năm, áp từ 5% - 5,1%/năm ở một số kỳ lĩnh lãi và theo số dư. Ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, các mức lãi suất 5%, 5,05% và 5,1%/năm cũng được áp cho các kỳ hạn 6, 9, 12 và 13 tháng (lãi cuối kỳ).
Như vậy, sau những biến động từ đầu tháng 1 đến nay, lãi suất huy động USD liên tiếp có những điều chỉnh tại một số thành viên. Hiện mức cao nhất ghi nhận ở 6,24%/năm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank), kế đến là 6,2%/năm tại VietBank, 6%/năm tại Kienlong Bank…
Tuy nhiên, hiện phần lớn các ngân hàng lớn nhỏ khác vẫn giữ lãi suất huy động USD ổn định so với cuối năm 2010, phổ biến dưới 5,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn; mức tăng của thành viên lớn như ACB là nhẹ; và để tiếp cận các mức lãi suất cao của Navibank hay ACB, cần phải có số dư tiền gửi khá lớn.