Biến động lãi suất USD: Người trong cuộc nói gì?
Những biến động lãi suất USD hiện nay được gắn với suy tính có thể liên quan đến yếu tố thanh khoản và khả năng chuyển đổi vốn
Lãi suất huy động trong hơn nửa tháng qua có nhiều biến động. Những diễn biến đó được gắn với suy tính có thể liên quan đến yếu tố thanh khoản và khả năng chuyển đổi vốn.
Ngày 19/1, lần thứ hai trong khoảng một tuần Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) tăng lãi suất huy động USD. Mức cao nhất 6%/năm trước đó được thay bằng 6,2%/năm. VietBank cũng là một trong những ngân hàng có quyết định điều chỉnh lãi suất đáng chú ý trong diễn biến từ đầu tháng 1 này.
Từ chối bình luận về các nguyên nhân của biến động chung trên thị trường, cũng như về việc thực hiện đồng thuận “trần” 14%/năm đối với huy động bằng VND và yếu tố công bằng giữa các thành viên ở khía cạnh này, nhưng ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc VietBank, đưa ra một số thông tin đáng chú ý khi trao đổi với VnEconomy, liên quan đến hoạt động cụ thể của ngân hàng này.
Thưa ông, lần thứ hai trong vòng một tuần trở lại đây, VietBank tăng lãi suất huy động USD. Ông có thể giải thích về tần suất điều chỉnh này?
Trong thời gian cuối năm 2010, đầu năm 2011 nhiều khách hàng của VietBank có nhu cầu vay USD. Việc VietBank tăng lãi suất huy động USD nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục đích vay của khách hàng tập trung vào các ngành nghề nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Mức cao nhất 6,2%/năm theo biểu vừa ban hành, VietBank là một trong số ít thành viên có lãi suất huy động USD cạnh tranh nhất trên thị trường. Ông đánh giá thế nào về mức lãi suất đó cũng như yếu tố cạnh tranh lãi suất trong huy động vốn hiện nay?
Theo tôi được biết mức lãi suất 6,2%/năm không phải là cao nhất trên thị trường hiện nay. Khi đưa ra mức lãi suất trên VietBank đã tính toán kỹ số tiền USD cần huy động phục vụ khách hàng. Mức lãi suất này có thể thay đổi theo hướng giảm trong thời gian tới.
Theo tôi, mỗi ngân hàng có chính sách huy động khác nhau phù hợp với tình hình hoạt động của mình để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong hướng cạnh tranh lãi suất USD, VietBank có thực hiện chuyển đổi vốn sang VND không? Nếu có sự chuyển đổi này, theo ông đâu là những thuận lợi và đâu là những rủi ro cần tính đến?
Theo tôi, việc tăng lãi suất huy động USD và chuyển đổi sang VND không phải là một giải pháp cơ bản. Việc chuyển đổi từ nguồn USD huy động sang VND có thể gặp nhiều rủi ro về tỷ giá và lãi suất.
Đối với VietBank, việc huy động USD chỉ nhằm phục vụ nhu cầu vay chính đáng của khách hàng. Trong năm 2010, với mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, thanh khoản VND của VietBank luôn được đảm bảo tốt.
Mặc dù có thông tin cho phép các ngân hàng thương mại lùi thời hạn tăng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng tới 31/12/2011, nhưng với kế hoạch tài chính đã được chuẩn bị từ trước, chúng tôi vẫn tiếp tục kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng và đã hoàn thành vào ngày 30/12/2010.
Việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng đã làm cho tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn ở trạng thái rất tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý thanh khoản của cơ quan quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngày 19/1, lần thứ hai trong khoảng một tuần Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) tăng lãi suất huy động USD. Mức cao nhất 6%/năm trước đó được thay bằng 6,2%/năm. VietBank cũng là một trong những ngân hàng có quyết định điều chỉnh lãi suất đáng chú ý trong diễn biến từ đầu tháng 1 này.
Từ chối bình luận về các nguyên nhân của biến động chung trên thị trường, cũng như về việc thực hiện đồng thuận “trần” 14%/năm đối với huy động bằng VND và yếu tố công bằng giữa các thành viên ở khía cạnh này, nhưng ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc VietBank, đưa ra một số thông tin đáng chú ý khi trao đổi với VnEconomy, liên quan đến hoạt động cụ thể của ngân hàng này.
Thưa ông, lần thứ hai trong vòng một tuần trở lại đây, VietBank tăng lãi suất huy động USD. Ông có thể giải thích về tần suất điều chỉnh này?
Trong thời gian cuối năm 2010, đầu năm 2011 nhiều khách hàng của VietBank có nhu cầu vay USD. Việc VietBank tăng lãi suất huy động USD nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục đích vay của khách hàng tập trung vào các ngành nghề nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Mức cao nhất 6,2%/năm theo biểu vừa ban hành, VietBank là một trong số ít thành viên có lãi suất huy động USD cạnh tranh nhất trên thị trường. Ông đánh giá thế nào về mức lãi suất đó cũng như yếu tố cạnh tranh lãi suất trong huy động vốn hiện nay?
Theo tôi được biết mức lãi suất 6,2%/năm không phải là cao nhất trên thị trường hiện nay. Khi đưa ra mức lãi suất trên VietBank đã tính toán kỹ số tiền USD cần huy động phục vụ khách hàng. Mức lãi suất này có thể thay đổi theo hướng giảm trong thời gian tới.
Theo tôi, mỗi ngân hàng có chính sách huy động khác nhau phù hợp với tình hình hoạt động của mình để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong hướng cạnh tranh lãi suất USD, VietBank có thực hiện chuyển đổi vốn sang VND không? Nếu có sự chuyển đổi này, theo ông đâu là những thuận lợi và đâu là những rủi ro cần tính đến?
Theo tôi, việc tăng lãi suất huy động USD và chuyển đổi sang VND không phải là một giải pháp cơ bản. Việc chuyển đổi từ nguồn USD huy động sang VND có thể gặp nhiều rủi ro về tỷ giá và lãi suất.
Đối với VietBank, việc huy động USD chỉ nhằm phục vụ nhu cầu vay chính đáng của khách hàng. Trong năm 2010, với mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, thanh khoản VND của VietBank luôn được đảm bảo tốt.
Mặc dù có thông tin cho phép các ngân hàng thương mại lùi thời hạn tăng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng tới 31/12/2011, nhưng với kế hoạch tài chính đã được chuẩn bị từ trước, chúng tôi vẫn tiếp tục kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng và đã hoàn thành vào ngày 30/12/2010.
Việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng đã làm cho tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn ở trạng thái rất tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý thanh khoản của cơ quan quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.