Biến động tỷ giá: “Sao không nghe Thống đốc?”
Tỷ giá được giữ ổn định nửa cuối 2011 và dự tính cho cả 2012. Nhưng có những hoài nghi và chịu thiệt hại
Tỷ giá được giữ ổn định nửa cuối 2011 và dự tính cho cả 2012. Nhưng có những hoài nghi và chịu thiệt hại. Nên câu hỏi “Sao không nghe Thống đốc?” được đặt ra tại buổi đối thoại giữa Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp sáng nay (20/7).
Đúng ra theo kế hoạch, đây là hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành ngân hàng địa bàn Hà Nội. Nhưng theo định hướng của Thống đốc, hội nghị được chuyển thành diễn đàn để ngân hàng và doanh nghiệp cùng trao đổi nhiều hơn, cụ thể hơn.
Tại hội nghị, một lãnh đạo doanh nghiệp cho biết: Tháng 12/2011, thị trường xuất hiện tin đồn tỷ giá USD/VND sẽ tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu găm USD lại, thậm chí còn vay VND thay vì chuyển đổi cho sản xuất kinh doanh. Nhưng rồi, tỷ giá không tăng, thậm chí cuối năm 2011 đầu 2012 còn chứng kiến đà sụt giảm mạnh, có những ngày giá ngân hàng mua vào thấp hơn giá bán ra tới 300 VND… Những doanh nghiệp găm USD trước đó thiệt hại lớn.
Trước thông tin trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hỏi lại rằng: “Tại sao không nghe Thống đốc? Tôi lấy sinh mạng chính trị của mình để nói, thế sao không tin? Hãy tin và nghe Thống đốc, làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bao giờ cũng nói trước khi làm, làm đúng như nói…”.
Tháng 8/2011, Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng tỷ giá USD/VND tại thời điểm đó đến hết năm 2011 sẽ tăng không quá 1%. Định hướng đó đã giữ được. Và cuối 2011, định hướng mới tiếp tục được đưa ra: năm 2012, tỷ giá USD/VND sẽ được giữ ổn định với biến động trong khoảng 2 - 3%.
“Đến nay có phần trăm nào đâu, hôm qua xuống rất thấp và Ngân hàng Nhà nước lại mua vào để tăng dự trữ. Sẽ không còn kiểu giật cục đùng đùng nữa. Mong doanh nghiệp tin tưởng vào chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi đã nói là làm và làm cho bằng được”, Thống đốc Bình nói thêm.
Trong khoảng một tuần trở lại đây, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại liên tục giảm, xuống sâu dưới mốc 20.900 VND, thấp nhất trong ngày 19/7 là 20.860 VND. Một điểm đáng chú ý là sau một thời gian dài, mức giá mua vào của các ngân hàng thương mại mới thấp hơn nhiều so với mức mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, từ 20.800 - 20.820 VND so với 20.850 VND.
Và năm nay nếu tỷ giá biến động không quá 2 - 3% như định hướng trên, theo Thống đốc là ổn định.
Bên cạnh chi tiết trên, hội nghị sáng nay tập trung ở chủ đề lãi suất và cơ cấu lại nợ. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định quan điểm: Doanh nghiệp nào có tiềm năng, nếu vượt qua thời gian hiện nay và có cơ hội phát triển thời gian tới thì ngân hàng phải chia sẻ; với các doanh nghiệp, dù có qua khỏi giai đoạn này nhưng tương lai dự báo rất khó khăn và tình hình không ổn định, không có cơ hội phát triển dài hạn thì hệ thống ngân hàng cũng kiên quyết làm sao để có thể loại trừ.
“Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng không phải bằng mọi giá và cứu mọi doanh nghiệp. Tôi xin chia sẻ thẳng thắn và chân thành như vậy”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Tại hội nghị sơ kết ngành ngày 7/7 vừa qua, Thống đốc đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất cho các khoản vay cũ trên 15%/năm về tối đa 15%/năm. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, 12 ngân hàng cổ phần có trụ sở chính tại Hà Nội, 8 công ty tài chính và chi nhánh các ngân hàng quốc doanh đều đã và đang triển khai chủ trương này.
Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, thực hiện chủ trương trên, có ngân hàng đã tự động chuyển các mức lãi suất cao về 15%/năm. Đến nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã giảm được 30 - 50% tổng số các hợp đồng vay lãi suất cũ trên 15%/năm; riêng Vietcombank và BIDV đã giảm 100%; các ngân hàng khác đang trong quá trình rà soát và cố gắng trong tháng 7 này sẽ hoàn tất giảm lãi suất cho các khoản vay cũ.
Về mức lãi suất cho vay khoảng 15%/năm nói trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nói rằng, đó chỉ là đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, trên tinh thần chia sẻ với doanh nghiệp, không phải là chế tài. Nhưng hiện đại đa số các ngân hàng đều có văn bản cam kết giảm.
Đúng ra theo kế hoạch, đây là hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành ngân hàng địa bàn Hà Nội. Nhưng theo định hướng của Thống đốc, hội nghị được chuyển thành diễn đàn để ngân hàng và doanh nghiệp cùng trao đổi nhiều hơn, cụ thể hơn.
Tại hội nghị, một lãnh đạo doanh nghiệp cho biết: Tháng 12/2011, thị trường xuất hiện tin đồn tỷ giá USD/VND sẽ tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu găm USD lại, thậm chí còn vay VND thay vì chuyển đổi cho sản xuất kinh doanh. Nhưng rồi, tỷ giá không tăng, thậm chí cuối năm 2011 đầu 2012 còn chứng kiến đà sụt giảm mạnh, có những ngày giá ngân hàng mua vào thấp hơn giá bán ra tới 300 VND… Những doanh nghiệp găm USD trước đó thiệt hại lớn.
Trước thông tin trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hỏi lại rằng: “Tại sao không nghe Thống đốc? Tôi lấy sinh mạng chính trị của mình để nói, thế sao không tin? Hãy tin và nghe Thống đốc, làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bao giờ cũng nói trước khi làm, làm đúng như nói…”.
Tháng 8/2011, Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng tỷ giá USD/VND tại thời điểm đó đến hết năm 2011 sẽ tăng không quá 1%. Định hướng đó đã giữ được. Và cuối 2011, định hướng mới tiếp tục được đưa ra: năm 2012, tỷ giá USD/VND sẽ được giữ ổn định với biến động trong khoảng 2 - 3%.
“Đến nay có phần trăm nào đâu, hôm qua xuống rất thấp và Ngân hàng Nhà nước lại mua vào để tăng dự trữ. Sẽ không còn kiểu giật cục đùng đùng nữa. Mong doanh nghiệp tin tưởng vào chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi đã nói là làm và làm cho bằng được”, Thống đốc Bình nói thêm.
Trong khoảng một tuần trở lại đây, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại liên tục giảm, xuống sâu dưới mốc 20.900 VND, thấp nhất trong ngày 19/7 là 20.860 VND. Một điểm đáng chú ý là sau một thời gian dài, mức giá mua vào của các ngân hàng thương mại mới thấp hơn nhiều so với mức mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, từ 20.800 - 20.820 VND so với 20.850 VND.
Và năm nay nếu tỷ giá biến động không quá 2 - 3% như định hướng trên, theo Thống đốc là ổn định.
Bên cạnh chi tiết trên, hội nghị sáng nay tập trung ở chủ đề lãi suất và cơ cấu lại nợ. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định quan điểm: Doanh nghiệp nào có tiềm năng, nếu vượt qua thời gian hiện nay và có cơ hội phát triển thời gian tới thì ngân hàng phải chia sẻ; với các doanh nghiệp, dù có qua khỏi giai đoạn này nhưng tương lai dự báo rất khó khăn và tình hình không ổn định, không có cơ hội phát triển dài hạn thì hệ thống ngân hàng cũng kiên quyết làm sao để có thể loại trừ.
“Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng không phải bằng mọi giá và cứu mọi doanh nghiệp. Tôi xin chia sẻ thẳng thắn và chân thành như vậy”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Tại hội nghị sơ kết ngành ngày 7/7 vừa qua, Thống đốc đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất cho các khoản vay cũ trên 15%/năm về tối đa 15%/năm. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, 12 ngân hàng cổ phần có trụ sở chính tại Hà Nội, 8 công ty tài chính và chi nhánh các ngân hàng quốc doanh đều đã và đang triển khai chủ trương này.
Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, thực hiện chủ trương trên, có ngân hàng đã tự động chuyển các mức lãi suất cao về 15%/năm. Đến nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã giảm được 30 - 50% tổng số các hợp đồng vay lãi suất cũ trên 15%/năm; riêng Vietcombank và BIDV đã giảm 100%; các ngân hàng khác đang trong quá trình rà soát và cố gắng trong tháng 7 này sẽ hoàn tất giảm lãi suất cho các khoản vay cũ.
Về mức lãi suất cho vay khoảng 15%/năm nói trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nói rằng, đó chỉ là đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, trên tinh thần chia sẻ với doanh nghiệp, không phải là chế tài. Nhưng hiện đại đa số các ngân hàng đều có văn bản cam kết giảm.