Bình Dương sẽ thành đô thị trực thuộc Trung ương
Bình Dương đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn trong vùng
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.
Theo đó, về mục tiêu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2015 sẽ điều chỉnh từ 14,9%/năm xuống 13,5%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ; điều chỉnh tỷ trọng các ngành dịch vụ từ 30% tăng lên 38%; điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14 tỷ USD lên 23,55 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người cũng được điều chỉnh từ 52 triệu đồng/người lên 63,2 triệu đồng/người, tương đương 3.000 USD/người. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm theo tiêu chí của tỉnh còn dưới 1% vào năm 2015.
Đáng chú ý, theo quy hoạch, thời kỳ 2016 - 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Khi đó, GDP bình quân đầu người tăng từ 89,6 triệu đồng lên 135,8 triệu đồng, tương đương 6.170 USD/người.
Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn trong vùng; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,1%/năm thời kỳ 2016 - 2020 tốc độ tăng bình quân 20%/năm. Nỗ lực chuyển đổi công năng của một số khu công nghiệp ở phía Nam và đầu tư phát triển mạnh công nghệ cao ở phía Bắc.
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp xuất khẩu như: Công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu; công nghiệp dệt - may xuất khẩu; công nghiệp da giày; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống; công nghiệp cơ khí; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp vật liệu xây dựng và gốm sứ.
Phấn đấu đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh có 35 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 13.764,8 ha. Thu hút và lấp đầy 16 khu công nghiệp ở thị xã Dĩ An; thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh sơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở phía Bắc.
Theo đó, về mục tiêu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2015 sẽ điều chỉnh từ 14,9%/năm xuống 13,5%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ; điều chỉnh tỷ trọng các ngành dịch vụ từ 30% tăng lên 38%; điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14 tỷ USD lên 23,55 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người cũng được điều chỉnh từ 52 triệu đồng/người lên 63,2 triệu đồng/người, tương đương 3.000 USD/người. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm theo tiêu chí của tỉnh còn dưới 1% vào năm 2015.
Đáng chú ý, theo quy hoạch, thời kỳ 2016 - 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Khi đó, GDP bình quân đầu người tăng từ 89,6 triệu đồng lên 135,8 triệu đồng, tương đương 6.170 USD/người.
Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn trong vùng; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,1%/năm thời kỳ 2016 - 2020 tốc độ tăng bình quân 20%/năm. Nỗ lực chuyển đổi công năng của một số khu công nghiệp ở phía Nam và đầu tư phát triển mạnh công nghệ cao ở phía Bắc.
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp xuất khẩu như: Công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu; công nghiệp dệt - may xuất khẩu; công nghiệp da giày; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống; công nghiệp cơ khí; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp vật liệu xây dựng và gốm sứ.
Phấn đấu đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh có 35 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 13.764,8 ha. Thu hút và lấp đầy 16 khu công nghiệp ở thị xã Dĩ An; thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh sơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở phía Bắc.